Cách trị mề đay bằng lá khế được biết đến là một phương pháp dân gian an toàn, đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Vậy dùng lá khế như thế nào cho đúng? Trong quá trình sử dụng lá khế cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn các cách trị mề đay bằng lá khế.

Tại sao nên chữa mề đay bằng lá khế?

Lá khế là một loại thuốc nam quá quen thuộc của người Việt, được biết đến trong điều trị các bệnh về da như viêm da tiếp xúc, dị ứng theo mùa, chàm và phát ban. Vậy lá khế có thực sự hiệu quả trong việc chữa bệnh mề đay không?

Theo Đông y, lá khế vị chua, tính bình có tác dụng tiêu viêm, giải ngứa, lợi tiểu. Các bài thuốc từ loại thảo dược này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trên da như mẩn đỏ, sưng tấy, viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong lá khế chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin hỗ trợ phục hồi mô da và làm lành vết thương hiệu quả.

Trong dân gian, cách dùng lá khế chữa bệnh mề đay được lưu truyền rộng rãi bởi tính hiệu quả cao, an toàn đồng thời giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Do đó, bạn có thể áp dụng cách chữa mề đay tại nhà này để cải thiện ngay các triệu chứng do nổi mề đay gây ra.

Cach-tri-me-day-bang-la-khe-la-phuong-phap-an-toan-don-gian-mang-lai-hieu-qua-cao.jpg

Cách trị mề đay bằng lá khế là phương pháp an toàn đơn giản mang lại hiệu quả cao

Hướng dẫn cách trị mề đay bằng lá khế

Lá khế là thảo dược rất an toàn và lành tính khi sử dụng, đa số người bệnh có thể dùng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ. Cách trị mề đay bằng lá khế đều rất đơn giản, dễ làm, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Xông hơi với lá khế để chữa mề đay

Xông hơi với lá khế có thể giúp dược tính đi vào cơ thể nhanh hơn, tiêu viêm, giảm ngứa nhanh chóng do tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố. Xông hơi với lá khế để chữa mề đay được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một lượng lá khế tươi vừa đủ dùng, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi cho vào nồi nấu với 2 lít nước.
  • Nhấc nồi nước lá khế đã nấu ra để xông hơi. Dùng chăn trùm kín người tránh để hở.
  • Ngồi xông hơi khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó sử dụng phần nước đó để tắm lại.

Xông hơi với lá khế để chữa mề đay phương pháp này có hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh sử dụng cho trẻ nhỏ bởi nó có thể gây bỏng.

Uống nước lá khế trị mề đay

Uống nước lá khế không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa chức năng gan thận mà còn cải thiện các triệu chứng do nổi mề đay hiệu quả từ bên trong. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản theo vài bước như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20g lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Vớt lá khế ra để ráo sau đó cho vào nồi đun cùng với lượng nước vừa đủ để sử dụng uống trong ngày.

Uong-nuoc-la-khe-co-tac-dung-thanh-nhiet-giai-doc-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-noi-me-day.jpg

Uống nước lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp cải thiện các triệu chứng nổi mề đay

Sao vàng lá khế trị mề đay

Một cách khác để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh nổi mề đay là dùng lá khế sao vàng và chườm lên vùng da nổi sần, mẩn ngứa. Cách thực hiện như sau:

  • Hái một nắm lá khế, rửa sạch bụi rồi để ráo nước, sau đó cho vào chảo nóng đảo đều.
  • Khi lá khế đã nóng già và khô lại thì cho vào một chiếc khăn sạch và đắp lên vùng da bị nổi mề đay, lưu ý đợi cần sau khi lá khế đã nguội bớt.

Các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay có thể được cải thiện chỉ trong vài bước đơn giản. Kiên trì thực hiện vài ngày, những vùng da nổi mẩn sẽ dần cải thiện.

Dung-la-khe-sao-vang-chua-noi-me-day.jpg

Dùng lá khế sao vàng chữa nổi mề đay

Tắm nước lá khế để chữa bệnh nổi mề đay

Tắm nước lá khế là cách được dùng nhiều nhất, có hiệu quả tốt khi tình trạng mề đay phát triển ra toàn thân. Cách thực hiện gồm những bước sau: 

  • Dùng một nắm lá khế (có thể dùng cành cũng được), ngâm trong nước muối loãng để loại  sạch bụi.
  • Tiếp đó, đem vò nát lá khế, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 3-5 phút.
  • Đợi nước nguội thì lọc lấy phần nước, để riêng phần lá.
  • Dùng nước lá khế để tắm mỗi ngày, có thể tận dụng lá khế để đắp và massage vùng da bị nổi mề đay.

Đây là mẹo dân gian có thể áp dụng cho trẻ em, bà bầu, người già mà không sợ gây tác dụng phụ. Áp dụng khi tình trạng nổi mề đay chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ trên da như mẩn đỏ, ngứa. 

Xem thêm: Bệnh mề đay có lây không và cách điều trị hiệu quả

Sử dụng trái nhàu để điều trị mề đay 

Bên cạnh sử dụng lá khế để trị mề đay, thì trái nhàu cũng được rất nhiều người sử dụng để trị mề đay cho hiệu quả tốt. Nhàu có tác dụng ức chế giải phóng histamin, qua đó làm ngăn ngừa phản ứng viêm. Ngoài ra, nhàu còn có khả năng

ức chế các chất gây viêm khác như rutin, và axit ursolic. Bên cạnh nổi mề đay, các đặc tính chống viêm và vi khuẩn của nhàu hoạt động ở cấp độ tế bào, giúp ích trong việc điều trị các rối loạn da khác như dị ứng da, mụn trứng cá và bỏng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 50g quả nhàu

Cách tiến hành cụ thể:

  • Thái lát sau đó đem phơi khô 50g trái nhàu đã chuẩn bị.
  • Đun nhàu với 1,5-2l nước sôi, đến khi nước chỉ còn lại một nửa thì chắt ra đem uống 
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, có thể dùng để thay thế trà.

Tac-dung-chua-me-day-cua-cay-nhau-da-duoc-y-hoc-hien-dai-chung-minh.jpg

Tác dụng chữa mề đay của cây nhàu đã được y học hiện đại chứng minh

Hiện nay, nền y học hiện đại phát triển đã nghiên cứu ra viên uống dược liệu có thành phần: cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho gan thận giúp cải thiện nhanh triệu chứng mề đay dị ứng trong đó có dị ứng thức ăn và còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng lá khế trị mề đay

Để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng lá khế chữa mề đay, người bệnh nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Lá khế dùng để chữa bệnh phải sử dụng loại tươi, không sâu bệnh để đảm bảo vệ sinh. Khi rửa lá cần rửa kỹ từng ngóc ngách vì lá chứa rất nhiều vi khuẩn và hóa chất. Tốt nhất, sau khi rửa sạch, bạn nên ngâm một lần nữa trong nước muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và sâu bệnh.
  • Một số người có thể bị dị ứng với lá khế, vì vậy trước khi sử dụng các cách chữa mề đay trên, bạn nên hơ lá khế lên cổ tay xem có dấu hiệu phản ứng da nổi mề đay hay không. Nếu xuất hiện trình trạng kích ứng da thì bạn hãy đổi sang cách khác.
  • Lá khế trong việc điều trị bệnh mề đay chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể tiêu diệt tận gốc bệnh. Vì vậy, bạn vẫn cần đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra.
  • Ngoài việc tuân thủ các phương pháp điều trị, bạn cần chủ động chăm sóc da và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện nâng cao sức đề kháng để đẩy lùi các triệu chứng nổi mề đay nhanh hơn, tránh tái phát.

Trên đây là các cách trị mề đay bằng lá khế và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm được cách khắc phục tình trạng mề đay phù hợp. Nếu có còn điều gì thắc mắc, hãy để lại comment hoặc số điện thoại cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nào liên quan đến vấn đề này nhé!

Link tham khảo:

https://www.healthline.com/health/hives

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/hives-urticaria-angioedema

Dược sĩ Linh Chi

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-phu-bi-khang.webp

Bình luận