Tăng huyết áp ngày càng phổ biến và trở thành căn bệnh thời đại. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể. Số đo huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg (hay cmHg), bao gồm 2 thành phần: trị số huyết áp tâm thu (số ở trên) cho biết khả năng bơm máu của tim, trị số huyết áp tâm trương (số ở dưới) nói lên trương lực của động mạch để duy trì dòng máu chảy trong hệ thống mạch máu.

Bình thường số đo huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Tăng huyết áp là bệnh lý trong đó trị số huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường. Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần khi ≥ 140 mmHg, tăng huyết áp tâm trương đơn thuần khi ≥ 90 mmHg hoặc tăng cả hai.

tang-huyet-ap-tro-thanh-can-benh-thoi-dai

Tăng huyết áp trở thành căn bệnh thời đại

Tăng huyết áp ngày càng phổ biến

Tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 triệu người mắc bệnh này. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước phát triển là 20-25% và tại những nước đang phát triển là 11-15%. Toàn thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc bệnh.

Nói về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, chúng ta có thể thấy rõ qua các con số đáng lo ngại sau đây:

* 7,1 triệu người tử vong/năm = 20.000 người/ngày = 50 tai nạn máy bay/ngày.

* Những biến chứng nghiêm trọng do bệnh: đột quỵ não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, ...

* Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội.

 Phân loại:

Xếp loại

Tối ưu

Bình thường

Bình thường cao

Tăng huyết áp độ 1

Tăng huyết áp độ 2

Tăng huyết áp độ 3

Tâm thu (mmHg)

<120

<130

130-139

140-159

160-179

≥180

Tâm trương (mmHg)

<80

<85

85-89

90-99

100-109

≥110


Nguyên nhân khiến huyết áp tăng

* Chỉ có 5 - 10% trường hợp mắc bệnh là rõ nguyên nhân và thường do các bệnh khác như: bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận mạn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, khó thở khi ngủ... Ở những trường hợp này, khi chữa khỏi bệnh chính thì huyết áp sẽ trở về bình thường.

* 90% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân - vô căn (được gọi là tăng huyết áp tiên phát). Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây bệnh như:

- Tuổi tác: tuổi càng cao thì càng dễ bị bệnh đặc biệt là huyết áp tâm thu, vì động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch.

- Tình trạng kinh tế xã hội: Bệnh cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.

- Tiền sử gia đình (tính di truyền): Bệnh có khuynh hướng di truyền theo gia đình.

- Giới tính: Thông thường, nam giới dễ bị bệnh hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc

- Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp từ 2 đến 6 lần những người có trọng lượng trong giới hạn bình thường.

- Nhạy cảm với natri (muối): một số người bị nhạy cảm với natri (muối) do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn cũng là cách giúp hạ huyết áp. Những thức ăn nhanh chứa lượng natri cao hơn bình thường. Nhiều loại thuốc thông dụng như thuốc giảm đau cũng có thể chứa một lượng lớn natri. Do đó, hãy đọc kỹ nhãn hiệu thực phẩm để biết thức ăn mà bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao.

- Uống rượu: uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm huyết áp tăng cao đối với những người nhạy cảm với rượu.

- Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể khiến huyết áp tăng.

- Không tập thể dục: ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và huyết áp tăng.

- Thuốc: một số loại thuốc như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc cảm và dị ứng có thể làm huyết áp tăng lên.

 Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị bệnh gồm: điều trị không bằng thuốc và điều trị bằng thuốc.

Điều trị không bằng thuốc:

* Ở những người thừa cân: giảm 4,5 kg sẽ làm giảm huyết áp hoặc ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao.

* Tăng cường ăn trái cây, rau quả, sản phẩm bơ sữa ít chất béo, giảm cholesterol và mỡ (nhất là mỡ bão hòa) giàu kali và canxi.

* Hoạt động thể lực: Đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

* Không hút thuốc lá, cai rượu, bia.

Điều trị bằng thuốc:

Hiện tại, có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế giao cảm trung ương, thuốc giãn mạch trực tiếp...

Thuốc điều trị tăng huyết áp :

Nếu thay đổi lối sống không hiệu quả, người bệnh cần phải sử dụng thêm thuốc điều trị bệnh để giảm nguy cơ bị đột quỵ, bệnh tim mạch và bệnh thận. Không được ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thuốc lợi tiểu:

- Thuốc lợi tiểu được dùng rất rộng rãi để kiểm soát những trường hợp mắc bệnh nhẹ và thường được sử dụng phối hợp với các loại thuốc khác.

- Nó làm tăng thải muối và lượng nước tiểu, đồng thời giúp giảm thể tích máu.

- Các thuốc thường dùng: Hypothiazid, Furosemid( Laix, lasilix), Natrilix SR 1,5 mg, Aldacton 75mg.

Thuốc ức chế thụ thể giao cảm bêta:

- Thuốc chẹn beta giúp làm chậm nhịp tim và giảm lực co bóp của cơ tim, do đó làm giảm áp lực do tim tạo ra.

- Được sử dụng thích hợp hơn ở những người bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim (hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim). Nhờ đó, người bệnh có thể phòng ngừa được cơn nhồi máu tái phát và đột tử.

- Các thuốc thường dùng: Carvedilol 12,5mg, metoprolol, atenolol, bisoprolol 5 mg

- Tác dụng phụ: mệt mỏi, trầm cảm, liệt dương, ác mộng.

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II:

- Loại thuốc này có tác dụng trên các thụ thể ở các mô phân bố khắp cơ thể giúp ngăn không cho angiotensin gắn vào chúng, do đó, cũng ngăn ngừa tác dụng co cơ của angiotensin II.

- Các thuốc: Losartan 25mg, Telmisartan 40mg, Valsartan, Candesartan, Irbesartan

- Tác dụng phụ của thuốc ức chế thụ thể angiotensin ít hơn các thuốc ức chế men chuyển do ít gây ho hơn.

Thuốc chẹn kênh canxi :

- Có tác dụng giãn cơ ở thành các động mạch, làm giảm sức co bóp của tim.

- Các thuốc: Nifedipine, Diltiazem, Verapamil, Nicarddipine, amlodipine, Felodipine.

- Tác dụng phụ: phù mắt cá chân, mệt mỏi, nhức đầu, táo bón, đỏ mặt.

Thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin:

- Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng làm ngưng sản xuất angiotensin II - một chất hóa học có tác dụng rất mạnh làm co mạch, khiến huyết áp tăng

- Các thuốc: Captopril, Enalapril, perindopril (Coversyl 4 mg), Lisinopril, Quinapril, Fosinopril.

- Tác dụng phụ thường hiếm gặp nhưng đôi khi nó sẽ làm chức năng thận suy giảm và tăng lượng kali trong máu, đặc biệt ở những bệnh nhân đã bị tổn thương thận. Ức chế men chuyển đôi khi còn gây ho khan và hiếm khi gặp phù mạch (phù nặng quanh khí quản).

Thuốc giãn mạch trực tiếp

- Giúp giãn mạch làm cho máu chảy với áp lực thấp hơn.

- Những loại thuốc này được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch ở cấp cứu (có nghĩa là dùng trong trường hợp bị tăng huyết áp ác tính).

- Các thuốc: Nitroprusside, Diazoxide. Thuốc uống bằng đường miệng là Hydralazine và minoxidil.

Những phương pháp điều trị khác

Các phương pháp điều trị thay thế có thể hữu ích cho những người muốn kiểm soát huyết áp:

- Châm cứu hoặc vật lý trị liệu là những kỹ thuật thay thế được chấp nhận và mang lại hiệu quả tốt.

- Những phương pháp giúp thư giãn và giảm stress cũng được khuyên dùng, bao gồm thiền, yoga...

- Sử dụng vitamin, tỏi, dầu cá, L-arginine, đậu nành, coenzyme Q10, Omega-3 axit béo.

- Thực phẩm bổ sung chứa enzym nattokinase: Các nhà khoa học đã chứng minh enzym nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật có tác dụng tăng tuần hoàn, lưu thông máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa sự hình thành và phá cục máu đông - tác nhân cơ bản gây đột quỵ não. Do đó, việc duy trì sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh như đột quỵ, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim...

 Nếu chỉ áp dụng những phương pháp này thì không thể giữ được trị số huyết áp trong giới hạn bình thường. Do đó, người bệnh không nên dùng nó làm phương pháp điều trị thay thế những phương pháp y học khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Chế độ chăm sóc & sinh hoạt của người bệnh

Chế độ ăn uống hợp lý dành cho người bị tăng huyết áp

- Thức ăn nên hạn chế: Người bệnh nên giảm bớt bơ, margarine, thịt mỡ hoặc thịt đỏ, da của gia cầm, sữa, pho mát, thức ăn chiên, kem, bánh ngọt, bánh nướng và snack trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình.

- Thức ăn nên lựa chọn: Tăng cường thực phẩm chứa ít calo và chất béo. Hãy ăn những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất xơ. Chúng ít chất béo và là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt cho cơ thể. Ăn trái cây, rau quả, ngũ cốc còn nguyên vỏ, mì và đậu.

Chế độ vận động, tập luyện

- Hoạt động thể lực giúp bạn giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL).

- Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA - American Heart Association) khuyến cáo rằng: tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ rất tốt cho tim mạch.

- Người bệnh hãy chọn một hay nhiều hơn các môn để tập luyện trong số các môn giới thiệu sau đây:

+ Đi bộ vừa nhẹ nhàng vừa an toàn và có thể thực hiện vài lần trong ngày. Muốn đạt lợi ích thật sự cho tim mạch, cần phải đi hơi nhanh, khi thấy ra mồ hôi sâm sấp và hơi thở gấp một chút là tốt. Nếu trời lạnh, nên mặc đủ ấm lúc mới đi, sau đó người nóng lên thì cởi bớt khăn, áo ra cầm tay, đi thấy "vừa sức" thì kết thúc buổi tập.

di-bo-nhanh-tot-cho-nguoi-bi-tang-huyet-ap

Đi bộ nhanh tốt cho người bị tăng huyết áp

+ Chạy chậm là môn luyện tập rất tốt cho người có huyết áp tăng cao. Khi bắt đầu, bạn hãy chạy thật chậm, sau đó, nhanh dần lên. Và khi thấy chớm mệt thì chạy chậm dần lại, rồi chuyển sang đi bộ trước khi kết thúc buổi tập.

+ Bơi lội là môn cũng thích hợp với người tăng huyết áp. Nếu có điều kiện, nên bơi ở bể bơi có nước nóng sẽ rất tốt cho người bệnh. Cần khởi động và kết thúc từ từ.

+ Bóng bàn, cầu lông là những môn thể thao nhẹ nhàng, an toàn với người bệnh.

+ Cười đùa trong khi chơi cũng rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch.

+ Khí công dưỡng sinh, Yoga: các môn này tác động đến hoạt động thần kinh trung ương,  hệ hô hấp và tim mạch cho nên có tác dụng tốt đến sức khỏe.
Người bệnh không nên tập các môn thể thao có cường độ nặng vừa tốn sức vừa tăng gánh nặng cho tim mạch như: cử tạ, leo núi, bóng đá, quyền anh, tennis...

- Bạn có thể đưa những hoạt động thể lực vào những công việc hằng ngày:

* Đi thang bộ thay vì đi thang máy.
* Dừng lại ở trạm xe bus cách điểm đến 1 hoặc 2 trạm và đi bộ trong quãng đường còn lại.
* Đậu xe cách xa cửa hàng hoặc văn phòng.
* Đi xe đạp
* Làm vườn
* Lau nhà
* Rửa xe
* Đi tập nhảy.

Cách phòng ngừa bệnh

Chế độ ăn uống:

- Luôn luôn giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không nên ăn quá mặn. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh thì phải tuân thủ các chế độ trên chặt chẽ hơn, cần phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

- Điều chỉnh không để lượng cholesterol cao quá mức cần thiết trong máu. Nên thay thế mỡ động vật bằng dầu ăn thực vật chế từ đậu nành, lạc, vừng.

- Tăng cường thức ăn có nhiều vitamin C, E,PP (bưởi, hoa hoè, giá đỗ)

- Không nên uống rượu bia, cà phê và đặc biệt là không hút thuốc lá

- Tránh tình trạng thừa cân, béo phì

- Chế độ tập luyện thể dục, thể thao: Nên tập thường xuyên ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần kéo dài ít nhất 30 phút. Thể dục thể thao thường xuyên làm tăng Lipoprotein HDL là loại protein tốt có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch.

- Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bảo đảm ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó.

Đối với những người đã mắc bệnh cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe, kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà) với sự theo dõi sát sao của thầy thuốc. Bên cạnh đó, lựa chọn sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase đồng hành trong quá trình điều trị cũng là một phương pháp được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.

Bình luận