Vảy phấn trắng alba là một trong những bệnh da liễu khá lành tính, tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy phấn trắng alba, cũng như có biện pháp khắc phục hiệu quả, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây!

Vảy phấn trắng alba là bệnh gì?

Vảy phấn trắng alba là bệnh vảy da khá phổ biến, được đánh giá là lành tính hơn do với với các triệu chứng đặc trưng được ghi nhận như:

- Các tổn thương xuất hiện ban đầu khá nhỏ, dạng hình tròn hoặc bầu dục, có viền bao quanh, phía trên thường phủ vảy li ti. Chúng có thể tập trung thành mảng hoặc tồn tại rải rác, dễ nhận thấy hơn ở những người có làn da sẫm màu.

- Ở giai đoạn nặng, vảy bong tróc như sáp nến, da khô nứt, rất dễ chảy máu.

- Có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày.

- Nếu thời tiết khô hanh, các triệu chứng bệnh càng tiến triển trầm trọng hơn.

- Thông thường, một đợt cấp có thể kéo dài vài tháng nhưng cũng có trường hợp lên tới vài năm nếu không khắc phục đúng cách.

Hình ảnh bệnh vảy phấn trắng

Hình ảnh bệnh vảy phấn trắng

Về nguyên nhân gây vảy phấn trắng alba, mặc dù chưa có khẳng định chính xác, nhưng nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, sự suy giảm miễn dịch trong cơ thể là yếu tố hàng đầu.

Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác động có hại, nhưng trong trường hợp này, chúng lại tấn công chính tế bào biểu bì khỏe mạnh, khiến các tế bào này chết đi nhanh chóng chỉ sau 3 - 4 ngày (thay vì 28 - 30 ngày như bình thường), tạo thành những vùng tổn thương trên da.

Điều trị vảy phấn trắng alba như thế nào?

Dưới đây là phác đồ điều trị cơ bản được áp dụng với hầu hết trường hợp vảy phấn trắng alba, mời bạn cùng tham khảo:

Điều trị bằng thuốc

Khi tổn thương do vảy phấn trắng alba chưa lan rộng, bạn có thể sử dụng ngay những chế phẩm bôi ngoài, giúp làm bong vảy, giảm viêm ngứa, khôi phục sắc tố da, chẳng hạn như: Kẽm oxyd, nhựa than, corticoid hàm lượng thấp,... hoặc dẫn chất vitamin D với tác dụng mạnh hơn.

Nếu các triệu chứng không được kiểm soát tốt, người mắc sẽ được chỉ định dùng kèm thuốc uống có tác dụng toàn thân, giúp ức chế miễn dịch, chống viêm, kiểm soát chu kỳ tồn tại của tế bào da, từ đó khắc phục tổn thương nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng chú ý rằng, hầu hết các loại thuốc đều tiềm ẩn tác dụng phụ trên da, gan, thận,... nên cần tham khảo kỹ trước khi sử dụng.  

Quang trị liệu

Đây là phương pháp được đánh giá là có hiệu quả cao cho các bệnh vảy da, trong đó có vảy phấn trắng alba. Phương pháp này sử dụng chùm tia UV hoặc laser chiếu trực tiếp vào vị trí da tổn thương, giúp giảm phản ứng viêm, kích thích quá trình làm lành da. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp phải phản ứng phụ như: Phồng rộp, bỏng rát, tăng nguy cơ ung thư da,... nên cũng cần chú ý khi thực hiện.

Chăm sóc tại nhà

Cùng với những biện pháp trên, việc thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bệnh vảy phấn trắng alba của bạn cải thiện nhanh chóng hơn. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây:

- Dưỡng ẩm da thường xuyên, giúp làm dịu tổn thương và bớt ngứa ngáy.

- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, thường xuyên sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa các tổn thương do cháy nắng và làm giảm sự sạm đen của vùng da xung quanh.

- Tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày, hạn chế tinh bột và những thực phẩm cay, nóng, nhiều đường.

- Không dùng bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác.

- Tích cực luyện tập thể thao nhằm nâng cao miễn dịch cho cơ thể.

- Dùng kem bôi dược liệu có chứa chitosan, kẽm salicylate, dầu dừa... được bảo chế bằng công nghệ lượng tử giúp làm sạch vảy, làm dịu da, chống viêm ngứa, kháng khuẩn, tăng tái tạo da, phục hồi da khi bị vảy phấn trắng alba. Không chỉ vậy, chitosan còn được biết tới là bí kíp dưỡng ẩm da, làm mềm và bảo vệ da của các công chứa nước yên thời chiến quốc được lưu truyền và kế thừa tới ngày nay.

Hi vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy phấn trắng alba. Bạn đừng quên sử dụng kem dược liệu chứa chitosan để bệnh nhanh cải thiện nhé! 

Dược sĩ Thu Hiền

Bình luận