Bệnh mề đay có lây không và cách điều trị hiệu quả
Nổi mề đay có lây không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do nổi mề đay là tình trạng dị ứng ngoài da rất phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này và cung cấp thêm những thông tin về phương pháp điều trị nổi mề đay hiệu quả.
Bệnh nổi mề đay có lây không?
Nổi mề đay (mày đay) là những vết hằn, nốt mẩn đỏ trên da thường kèm theo cảm giác ngứa. Đây là bệnh da liễu lành tính không có sự lây nhiễm qua những tiếp xúc thông thường nhưng trong một số trường hợp, có thể lây sang người khác. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nổi mề đay.
Chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và thường do phản ứng dị ứng gây ra. Các mảng da nổi lên màu đỏ, đôi khi ngứa, có thể nhỏ hoặc lớn. Nhìn chung thì những nốt mề đay xuất hiện khá nhanh và tự biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài giờ nếu điều trị phù hợp.
Tuy không lây nhưng nổi mề đay tiềm ẩn nhiều biến chứng chẳng hạn như sốc phản vệ, bội nhiễm da, suy hô hấp,… gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng sống người bệnh.
Bệnh nổi mề đay đa số đều không lây nhiễm
Các phương pháp giúp điều trị nổi mề đay
Trong trường hợp bệnh đã có những triệu chứng xuất hiện thì bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Điều trị nổi mề đay hiệu quả bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc tây là phương pháp được nhiều người sử dụng do có thể cải thiện các triệu chứng nổi mề đay nhanh chóng. Các loại thuốc tây y thường dùng là:
- Thuốc kháng histamine
Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống lại tác động của histamine - là chất trung gian trong phản ứng dị ứng. Nếu sau hai tuần sử dụng thuốc kháng histamine liên tục mà vẫn còn cảm giác khó chịu, bác sĩ có thể xem xét đến việc tăng liều đến gấp bốn lần so với liều lượng ban đầu. Điều này không nguy hiểm. Tuy nhiên, liều cao gây ra tác dụng phụ là mệt mỏi hoặc buồn ngủ ở một số người.
- Thuốc bôi chứa corticosteroid
Các thuốc này giúp ức chế hệ thống miễn dịch, kháng viêm, qua đó giảm nhanh các triệu chứng của nổi mề đay. Tuy nhiên việc sử dụng với lượng cao trong thời gian trên 10 ngày có thể khiến da bị mỏng đi, nhạy cảm hơn qua đó dễ gây ra những tổn thương cho da.
Các loại thuốc tây giúp điều trị nổi mề đay thường cho hiệu quả nhanh
Điều trị nổi mề đay hiệu quả bằng thảo dược
Bên cạnh các loại thuốc tây, thảo dược cũng được khuyến khích sử dụng trong bệnh nổi mề đay do vừa đảm bảo được hiệu quả điều trị lại vừa lành tính, ít tác dụng phụ. Dưới đây là một số phương pháp thường được ứng dụng:
- Đắp gel nha đam giúp điều trị nổi mề đay
Nha đam nổi tiếng với đặc tính chữa lành và làm dịu da, khiến nó trở thành một trong những giải pháp tự nhiên giúp giảm nổi mề đay được nhiều người tin dùng. Cách áp dụng: Cắt một lá nha đam tươi và lấy gel của nó. Đặt trực tiếp vào các khu vực bị ảnh hưởng và để trong 15 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày để đẩy nhanh quá trình chữa lành da của bạn.
Phương pháp đắp gel nha đam điều trị mề đay
- Nước ép trái nhàu giúp điều trị nổi mề đay
Thành phần chính trong trái nhàu bao gồm linoleic, linolenic và arachidonic - ba loại axit béo không bão hòa cần thiết cho cơ thể. Cơ thể con người không thể sản xuất các thành phần này.
Các axit béo này chống lại chấn thương da, ngăn ngừa da khô và có công dụng duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, nước ép trái nhàu cũng chứa scopoletin, có tác dụng chống viêm và ức chế histamine.
Cách áp dụng: Làm sạch nhàu bằng cách gọt vỏ, sau đó cắt nhỏ rồi cho vào máy xay. Thêm khoảng 120ml nước vào máy. Lọc hỗn hợp nước nhàu vừa xay qua rây để lọc hết phần hạt của nhàu. Bạn có thể thêm nước ép trái cây, một ít mật ong hay đơn giản hơn là dùng nước lọc để pha loãng phần nước ép trái nhàu trên. Sau đó, bạn hãy đổ nước ra ly và thưởng thức.
Nước ép trái nhàu điều trị nổi mề đay là cách đơn giản và hiệu quả cao
Hiện nay, để an toàn hiệu quả và tránh mất công đun nấu, chuẩn bị các loại thảo dược trên các nhà khoa học đã nghiên cứu cho ra đời sản phẩm có thành phần chính là cao nhàu đã được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sau khi mua sản phẩm, bạn nên dùng với liều 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút và duy trì tối thiểu 3 tháng để đạt hiệu quả tối đa.
Cách phòng ngừa tình trạng nổi mề đay hiệu quả
Việc điều trị bệnh nổi mề đay khá phức tạp và có thể xuất hiện nhiều trở ngại do khi bệnh nhân vô tình tiếp xúc với dị nguyên sẽ dẫn đến tái phát. Cách tốt nhất là bạn nên chủ động phòng bệnh nếu có thể. Sau đây là một số cách phòng ngừa tình trạng nổi mề đay hiệu quả:
- Tránh thức ăn mà bạn bị dị ứng vì có thể làm tái phát các triệu chứng.
- Mang theo thuốc trong trường hợp dị ứng khẩn cấp.
- Rửa tay thường xuyên và thực hiện tốt việc giữ vệ sinh.
- Nên tiêm phòng các bệnh nhiễm trùng để có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến nguy hiểm.
- Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc đang có biểu hiện nổi mề đay.
- Tránh các loại xà phòng mạnh hoặc sản phẩm có chứa thành dễ gây kích ứng trên da.
- Tránh mặc quần áo chật vì cọ xát mạnh có thể làm tổn thương da.
Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề mề đay có lây không và các phương pháp điều trị. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy để lại số điện thoại bên dưới phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận