Tìm hiểu tổng quan về vitamin B3 (Niacin)

Trước khi đến với cách sử dụng vitamin B3 cho mục tiêu giảm mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu về thông tin chung của loại vitamin này. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu về cơ chế tác dụng của vitamin B3 với cholesterol xấu như thế nào.

Vitamin B3 là gì?

Vitamin B3 (Niacin) là một trong tám nhóm vitamin B có thể hòa tan trong nước, được cơ thể sản xuất để biến thức ăn thành năng lượng. Nhóm vitamin này đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh, làn da và hệ tiêu hóa của con người.
Trên thực tế, vitamin B3 là tên gọi chung của 2 hoạt chất gồm:

  • Niacinamide (Nicotinamide): Chất này có ở nhiều loại thực phẩm và được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm với tác dụng giúp làm giảm các tế bào hắc tố, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến lớp sừng của da.
  • Niacin (Axit Nicotinic): Chất đóng vai trò bổ sung dinh dưỡng và có khả năng làm giảm cholesterol xấu, triglyceride và tăng cholesterol tốt.

Hiện tại, bạn có thể tìm thấy khá nhiều biệt dược, thực phẩm hoặc viên uống bổ sung có chứa vitamin B3. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng thuốc này để điều trị các bệnh lý như tim mạch, hạ cholesterol trong máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

nnamed (54).webp

Vitamin B3 có thể được sử dụng trong điều trị mỡ máu

Vitamin B3 có tác dụng gì đến cholesterol?

Theo các nghiên cứu, vitamin B3 (Niacin) có tác dụng giúp tăng khoảng 30% lượng cholesterol tốt HDL. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL và giảm lượng chất béo trung tính (triglyceride).
Thông thường, vitamin B3 được chỉ định sử dụng phối hợp với statin. Trong một số trường hợp, thuốc sẽ được cân nhắc sử dụng để điều trị cho người bệnh bị mỡ máu, giúp giảm cholesterol ở liều cao. Nhưng việc sử dụng liều lượng như vậy có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, rủi ro nguy hiểm đến với sức khỏe của người bệnh.
Ngoài tác dụng đến cholesterol trong cơ thể, vitamin B3 còn được sử dụng cho một số trường hợp khác. Ví dụ như:

  • Cải thiện chức năng da, ngăn ngừa ung thư da.
  • Tăng cường chức năng của não trong một số trường hợp.
  • Giảm các triệu chứng viêm xương khớp và cải thiện khả năng vận động, hạn chế nhu cầu sử dụng thuốc NSAID (chống viêm không Steroid) của người bệnh.
  • Hỗ trợ trong quá trình điều trị cho người bệnh tiểu đường type 1.
  • Tình trạng bệnh Pellagra, một bệnh lý hiếm gặp do sự thiếu hụt vitamin B3 trong quá trình phát triển.

Hướng dẫn sử dụng vitamin B3 giảm mỡ máu

Với mỗi mục đích sử dụng, liều dùng vitamin B3 sẽ khác nhau. Do đó, trước khi dùng vitamin B3 cho bất kỳ mục tiêu điều trị nào, trong đó có giảm mỡ máu, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Những thông tin về liều dùng và cách dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

>>> XEM THÊM: Có 5 dấu hiệu sau COI CHỪNG bạn đã mắc bệnh MỠ MÁU CAO

Cách sử dụng và liều dùng vitamin B3

Hầu hết các loại biệt dược, thực phẩm có chứa vitamin B3 đều được sản xuất dưới dạng viên uống. Một số ít được sản xuất dưới dạng dung dịch uống hoặc tiêm. Vì vậy, tùy vào loại bào chế thì cách sử dụng sẽ khác nhau.
Về liều dùng với các trường hợp điều trị mỡ máu cao và thiếu hụt vitamin B3 được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 1: Liều dùng khuyến cáo tham khảo của vitamin B3

Mục tiêu sử dụng Liều dùng
Người lớn – Điều trị mỡ máu cao
 
Viên uống giải phóng nhanh: Dùng với liều 250mg/lần/ngày. Sử dụng liên tục từ 4 – 7 ngày và điều chỉnh liều dùng phù hợp. Có thể lên đến 1.5 – 2g/lần, cách nhau 6 – 8 giờ/lần uống.
Viên uống giải phóng kéo dài: Dùng với liều 500mg/lần/ngày và sử dụng trước khi ngủ. Dùng trong 4 tuần và điều chỉnh liều phù hợp lên đến 1- 2g/lần/ngày.
Người lớn – cholesterol cao Từ 50mg – 12g/ngày. Phổ biến từ 1 – 3g/ngày.
Người lớn – Xơ cứng động mạch Tối đa 12g/ngày. Liều phổ biến từ 1 – 4g/ngày.
Liều dùng bổ sung thiếu hụt vitamin B3 khuyến cáo (tối đa 35mg/ngày)
Nữ trên 19 tuổi 14mg/ngày
Nam trên 19 tuổi 16mg/ngày
Phụ nữ mang thai 18mg/ngày
Phụ nữ cho con bú 17mg/ngày
Trẻ em 0 – 06 tháng tuổi 2mg/ngày
Trẻ em 06 – 12 tháng tuổi 3mg/ngày
Trẻ em từ 1 – 4 tuổi 6mg/ngày
Trẻ em từ 4 – 9 tuổi 8mg/ngày
Trẻ em từ 9 – 14 tuổi 12mg/ngày
Nữ từ 14 – 18 tuổi 14mg/ngày
Nam từ 14 – 18 tuổi 16mg/ngày

Xử lý khi dùng quá liều hoặc quên liều vitamin B3

Trong trường hợp quên sử dụng vitamin B3, bạn có thể uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, không dùng gấp đôi liều trong một lần uống. Nếu sắp đến liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường.
Quá liều vitamin B3 (> 3g/ngày) có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, trong trường hợp quá liều, cần liên hệ ngay cho bác sĩ/trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi, hướng dẫn xử lý khi có những phản ứng nghiêm trọng.

nnamed (53).webp

Nên sử dụng vitamin B3 đúng liều lượng để điều trị tăng cholesterol máu

Một số rủi ro khi dùng vitamin B3 mà bạn cần biết

Trong quá trình sử dụng vitamin B3 bổ sung hàng ngày hoặc điều trị mỡ máu, có thể sẽ xuất hiện một số rủi ro. Những rủi ro này có thể gồm tương tác thuốc, tác dụng phụ hoặc sử dụng cho đối tượng không được dùng vitamin B3.

Ai không nên dùng vitamin B3 (Niacin)

Thông báo cho bác sĩ, dược sĩ nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng cần thận trọng hoặc không được sử dụng vitamin B3. Cụ thể gồm:

  • Người bị dị ứng/mẫn cảm với vitamin B3 hoặc thành phần khác trong tá dược/thực phẩm bổ sung có chứa vitamin B3.
  • Người bị đau thắt ngực không ổn định, bệnh tim: Vitamin B3 có thể làm tăng nguy cơ tim đập không đều.
  • Người bị tiểu đường: Vitamin B3 có thể làm tăng đường huyết.
  • Bệnh Crohn: Bổ sung vitamin B3 trong giai đoạn hợp lý.
  • Bệnh túi mật: Làm trầm trọng hơn bệnh túi mật.
  • Bệnh gout: Có thể là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nặng hơn.
  • Bệnh thận: Thuốc có thể tích tụ lại trong thận.
  • Bệnh gan: Có khả năng làm tổn thương đến gan nếu sử dụng liều lượng không phù hợp.
  • Người bị huyết áp thấp: Có thể làm giảm huyết áp trầm trọng hơn.
  • Đang bị các tình trạng loét dạ dày, loét ruột: Làm các vết loét bị nặng hơn.
  • Chuẩn bị phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật trong thời gian gần đây: Chỉ nên dùng vitamin B3 khi tình trạng đường huyết trong máu được kiểm soát.
  • Rối loạn tuyến giáp: Làm trầm trọng hơn các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp.
  • Người bị tình trạng xanthomas gân (chất béo tích tụ xung quanh gân): Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

nnamed (52).webp

Bạn không nên dùng vitamin B3 nếu bị dị ứng, mẫn cảm với thuốc

Tác dụng phụ của vitamin B3 có thể gặp

Tương tự như các loại thuốc hoặc sản phẩm, thực phẩm bổ sung khác, việc sử dụng vitamin B3 cũng có thể gây ra một số rủi ro về tác dụng phụ. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần đặc biệt theo dõi những phản ứng bất thường xảy ra. Đặc biệt là những phản ứng sau đây:
Phản ứng dị ứng: Khó thở, dị ứng, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng. Tìm sự trợ giúp y tế nếu bạn gặp những phản ứng này.
Tác dụng phụ nghiêm trọng - Nếu gặp những phản ứng này, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ:

  • Nhịp tim không đều, ngất xỉu.
  • Nóng hoặc xuất hiện các mẩn đỏ nghiêm trọng dưới da.
  • Có vấn đề liên quan đến thị lực, xuất hiện vàng da, vàng mắt.
  • Mất vị giác, cơ thể bị chảy máu, bầm tím bất thường.
  • Rơi vào trạng thái mệt mỏi, cảm giác như thiếu năng lượng.
  • Khó thở, khó nuốt, bị đau/mệt hoặc yếu cơ không có nguyên nhân.

Tác dụng phụ thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Đỏ bừng như nóng đột ngột hoặc cảm thấy ngứa ran trên cơ thể. Khô, ngứa hoặc bị thay đổi màu da. Nhức đầu, xuất hiện ho. Những tác dụng phụ này có thể biến mất sau vài ngày, tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu chúng kéo dài và làm bạn khó chịu.
Nguy hiểm hơn, sử dụng vitamin B3 đã được đưa ra các cảnh báo có thể gây đột quỵ nếu sử dụng liều quá cao hoặc gấp đôi liều trong một lần dùng. Nhưng cũng có nhiều nghiên cứu khác phản đối ý kiến này. Để đảm bảo an toàn, bạn cần quan sát và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến đột quỵ.

nnamed (51).webp

Nhịp tim không đều là một tác dụng phụ của vitamin B3 có thể gặp

Một số tương tác thuốc cần lưu ý của vitamin B3

Việc sử dụng chung vitamin B3 với một số loại thuốc khác có thể làm thay đổi tác dụng, tăng nguy cơ bị tác dụng phụ. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo mộc nào. Đặc biệt là những nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc chống đông máu, chống tập kết tiểu cầu: Sử dụng chung có thể làm nguy cơ chảy máu cao hơn.
  • Các loại thuốc huyết áp: Tăng nguy cơ bị tác dụng phụ hoặc làm cho tình trạng hạ huyết áp trầm trọng hơn.
  • Thuốc Chromium: Dùng chung sẽ khiến cho người bệnh bị tụt đường huyết.
  • Thuốc trị tiểu đường: Vitamin B3 có thể cản trở tác dụng kiểm soát đường huyết của các loại thuốc này.
  • Statin: Sử dụng với liều lượng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.
  • Allopurinol (Zyloprim): Sử dụng cho người bị bệnh gout cần được điều chỉnh liều lượng để không giảm tác dụng của thuốc.
  • Gemfibrozil (Lopid): Tăng nguy cơ bị tổn thương cơ ở một số trường hợp.
  • Thuốc thải độc gan: Dùng chung với vitamin B3 có thể khiến nguy cơ bị tổn thương gan cao hơn.
  • Thuốc giảm cholesterol khác: Cần điều chỉnh liều lượng của vitamin B3 phù hợp.
  • Hormon tuyến giáp: Có thể làm giảm nồng độ, tác dụng của hormon tuyến giáp.
  • Kẽm: Dùng chung có thể khiến cho các tác dụng phụ gia tăng và nghiêm trọng hơn.
  • Rượu: Tuyệt đối không dùng chung vitamin B3 với rượu, tương tác này sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan, khiến các tác dụng phụ trầm trọng hơn.

Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng vitamin B3

Ngoài tác dụng giúp hạ mỡ máu, tốt cho làn da, việc sử dụng vitamin B3 hàng ngày cũng được khuyến khích để phòng ngừa một số tình trạng bệnh lý có thể xảy ra. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng vitamin này trong liều lượng cho phép, không nên lạm dụng ở liều cao hoặc trong một thời gian quá dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thay vào đó, bạn có thể bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm hàng ngày. Ví dụ như: Gan động vật, ức gà, cá ngừ, gà tây, cá hồi, cá cơm, thịt lợn, thịt bò, đậu phộng, trái bơ, gạo lứt, lúa mì, đậu xanh, nấm, khoai tây,…

>>> XEM THÊM: 

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình giảm mỡ máu, bạn cũng có thể phối hợp bổ sung thêm các loại thảo dược thiên nhiên. Một số nhóm thảo dược bạn có thể tham khảo như Lá sen, hoàng bá, tỏi. Những thảo dược này khi được sử dụng phối hợp cùng nhau sẽ có tác dụng như sau:

  • Hỗ trợ giảm lipid huyết tương, lipid toàn phần, tăng cholesterol tốt HDL.
  • Chống oxy hóa tốt, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Phòng ngừa xơ vữa động mạch thông qua việc làm giảm cholesterol, lipid.

Đặc biệt, thảo dược lá sen đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia tại Hàn Quốc (năm 2011) chứng minh tác dụng hiệu quả trong việc giảm lipid toàn phần, cholesterol và triglycerid.

nnamed (50).webp

Một số loại thảo dược có thể giúp giảm cholesterol trong cơ thể

Tuy được sử dụng trong điều trị giảm mỡ máu nhưng lượng cholesterol xấu giảm do vitamin B3 không quá nhiều. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần phối hợp thêm nhiều biện pháp kết hợp khác theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Hy vọng những thông tin tham khảo về vitamin B3 ở trên sẽ giúp bạn sử dụng an toàn hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề mỡ máu, vui lòng gửi thông tin dưới bình luận để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp.
Tham khảo
https://www.drugs.com/Niacin.html
https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-Niacin#2
https://www.medicalnewstoday.com/articles/219593
https://www.rxlist.com/Niacin/supplements.htm#Dosing
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Niacin-HealthProfessional/
https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-Niacin/art-20364984
https://www.healthline.com/nutrition/Niacin-benefits#TOC_TITLE_HDR_3
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/Niacin/art-20046208

Bình luận