Tăng huyết áp là căn bệnh mạn tính phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Huyết áp tăng cao tạo ra áp lực lớn lên động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tăng huyết áp ở người cao tuổi và những lưu ý quan trọng giúp người bệnh kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Vì sao người cao tuổi thường dễ bị tăng huyết áp

Tăng huyết áp (hay cao huyết áp) là tình trạng áp lực máu trong động mạch lớn hơn mức bình thường, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ và suy thận. Đối với người cao tuổi, huyết áp thường có xu hướng tăng dần theo tuổi tác do sự lão hóa của các mạch máu, khiến chúng giảm tính đàn hồi, trở nên cứng và hẹp hơn. Khi các mạch máu không còn giãn nở tốt, áp lực máu tăng lên và gây ra hiện tượng tăng huyết áp. Ngoài ra, tăng huyết áp ở người cao tuổi còn do một số yếu tố sau:

  • Bệnh lý nền: Người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, mỡ máu cao, tất cả đều góp phần gây tăng huyết áp.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc tăng huyết áp, nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, stress kéo dài, và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng góp phần gây tăng chỉ số huyết áp.

Có nhiều yếu tố dẫn tới tăng huyết áp ở người trung niên và cao tuổi

Biến chứng cao huyết áp ở người cao tuổi

Tăng huyết áp nếu không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở người trung và cao tuổi có nhiều bệnh lý nền:

  • Đột quỵ: Huyết áp cao làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, dẫn đến đột quỵ.
  • Nhồi máu cơ tim: Huyết áp tăng gây áp lực lớn lên tim, làm tổn thương các mạch máu và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
  • Suy thận: Tăng huyết áp gây hại cho các mạch máu nhỏ trong thận, khiến thận không thể lọc máu hiệu quả.
  • Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu qua các mạch máu bị cứng, dẫn đến suy tim.

Tăng huyết áp dễ gây biến chứng đột quỵ ở người cao tuổi

Những lưu ý giúp người cao tuổi kiểm soát huyết áp hiệu quả

Kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm. Để làm được điều này, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Người cao tuổi nên theo dõi huyết áp hàng ngày để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Việc đo huyết áp tại nhà giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và đưa ra quyết định điều trị đúng thời điểm.

Tuân thủ điều trị

Người cao tuổi cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc hạ huyết áp. Việc sử dụng thuốc đều đặn, đúng liều và không tự ý ngừng thuốc là rất quan trọng để kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người cao tuổi có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ điều hòa huyết áp. Tiêu biểu là sản phẩm thành phần chính cao cần tây. Theo các nghiên cứu khoa học, cần tây có tác dụng trên cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cụ thể, cần tây giúp giảm huyết áp từ 23 - 38 mmHg, nhưng không gây tụt huyết áp quá mức, thích hợp cho người huyết áp lên xuống thất thường. Đặc biệt, tác dụng này có thể kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng nhờ chứa hoạt chất N - butylphthalide có tốc độ đào thải chậm. 

Cần tây - Thảo dược quý giúp giảm huyết áp cao

Ngoài cao cần tây, sản phẩm còn kết hợp cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm và nattokinase, sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, cho hiệu quả tối ưu, đồng thời đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm hỗ trợ giảm huyết áp cao, giúp giãn mạch, điều hòa huyết áp trong giới hạn bình thường, hỗ trợ đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít muối và chất béo xấu sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát huyết áp tốt hơn. Các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, cá và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tuyệt vời. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất béo bão hòa để giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Tập thể dục đều đặn

Người cao tuổi nên duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu và giữ cho huyết áp ổn định.

Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn

Hạn chế căng thẳng, stress

Căng thẳng kéo dài là một trong những yếu tố làm tăng huyết áp. Người cao tuổi nên tập thiền, yoga hoặc các hoạt động giúp thư giãn tinh thần để giảm stress.

Tăng huyết áp ở người cao tuổi là vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ. Nắm rõ những lưu ý quan trọng, sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và kiểm soát huyết áp hiệu quả, tránh xa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm thành phần chính cao cần tây để huyết áp ổn định một cách lâu dài, nâng cao sức khỏe. 

Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc về tình trạng tăng huyết áp, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ ngay số điện thoại 02438461530 để nhận tư vấn từ chuyên gia.
 

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận