Tăng huyết áp là một căn bệnh mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Sau đây là 4 nguyên tắc “vàng” về dinh dưỡng dành riêng cho người cao huyết áp, giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ ăn cải thiện sức khỏe.

Đảm bảo cân bằng dưỡng chất

Chế độ ăn của người cao huyết áp cần đảm bảo tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Tỷ lệ các nhóm chất sinh nhiệt như protein, lipid (chất béo), carbohydrate (chất bột đường) phải được cân đối hợp lý theo từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người:

  • Chất bột đường (Glucid): Nên chiếm khoảng 60% tổng năng lượng. Ưu tiên các loại glucid phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch thay vì các loại đường đơn và có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt… 
  • Protein: Chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng, nên đến từ nguồn thực phẩm lành mạnh như cá, đậu đỗ, thịt gia cầm không da, thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua, phô mai… 
  • Chất béo: Không quá 20% tổng năng lượng, nên chọn các thực phẩm chứa acid béo không bão hòa như: Các loại cá hồi, cá mòi, dầu oliu, dầu lạc, hạt macca, hạt óc chó… 
  • Đầy đủ vitamin và khoáng chất: Vitamin và các khoáng chất như kali, canxi, magie, và chất xơ rất cần thiết cho việc duy trì huyết áp ổn định.

Người bệnh cao huyết áp cần đảm bảo tỷ lệ dưỡng chất phù hợp

Tăng cường các thực phẩm có lợi cho tim mạch 

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh với người bệnh cao huyết áp không thể thiếu các thực phẩm tốt cho tim mạch như:

  • Rau xanh: Cung cấp chất xơ và các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nên bổ sung các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi, và bông cải xanh, rau lang, rau muống… 
  • Trái cây: Chọn các loại quả giàu kali như chuối, cam, kiwi, dưa hấu. Kali giúp cân bằng natri trong cơ thể, từ đó góp phần điều chỉnh huyết áp một cách hiệu quả.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch và bánh mì lúa mạch cung cấp carbohydrate phức hợp và chất xơ giúp duy trì năng lượng và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột.
  • Cá và thịt gia cầm: Cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu giúp bảo vệ tim mạch. Thịt nạc, gia cầm không da là nguồn protein tốt và ít béo, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi, một dưỡng chất quan trọng cho tim và hệ thần kinh, đồng thời giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch ở người huyết áp cao

Hạn chế các thực phẩm và đồ uống có hại cho tim mạch

Người cao huyết áp cần hạn chế tối đa những thực phẩm và đồ uống có hại cho tim mạch, bao gồm:

  • Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, dầu cọ, và tránh xa các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn chứa chất béo chuyển hóa.
  • Muối: Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp. Người cao huyết áp chỉ nên tiêu thụ khoảng 2 - 3g muối mỗi ngày. Sử dụng các loại gia vị tự nhiên như thảo mộc, hành tỏi, chanh để thay thế muối.
  • Đồ ngọt: Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao làm tăng nguy cơ béo phì và rối loạn chuyển hóa. Hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt, và đồ ăn nhanh chứa nhiều đường.
  • Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Uống rượu bia có thể làm tăng huyết áp và gây tổn thương tim mạch. Thuốc lá và các chất kích thích cũng làm tổn thương mạch máu, gây ra cao huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Người huyết áp cao nên hạn chế bia rượu, cà phê, thuốc lá

Uống đủ nước

Nước không chỉ giúp duy trì cân bằng dịch trong cơ thể mà còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Uống đủ nước mỗi ngày góp phần thải độc và giữ cho huyết áp ổn định.

Người cao huyết áp nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước lọc, nước trái cây tự nhiên, hoặc các loại trà thảo dược như trà xanh đều là lựa chọn tốt để hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 

Hạ và ổn định huyết áp lâu dài với giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Song song với việc tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng trên, người bệnh cao huyết áp cũng cần kết hợp sử dụng các thảo dược để hỗ trợ ổn định huyết áp một cách bền vững. Tiêu biểu là sản phẩm thành phần chính cao cần tây, giải pháp đã được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá hiệu quả cao trong việc hạ và ổn định huyết áp, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, suy thận. Trong Y học cổ truyền, cần tây là vị thuốc nổi tiếng từ ngàn năm, được Thần Y Hoa Đà liệt vào “bí quyết vàng trị tăng huyết áp”. Ngày nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác dụng của cần tây với người cao huyết áp, giúp giảm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, nhưng không gây tụt quá mức. Nhờ đó, sản phẩm thích hợp cho người cao huyết áp, huyết áp lên xuống thất thường, hỗ trợ điều hòa huyết áp và đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm. 

Cần tây - Thảo dược “vàng” cho người huyết áp cao

Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, cho hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn, không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. 

Kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp là một quá trình dài, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều giải pháp. Tuân thủ 4 nguyên tắc “vàng” về dinh dưỡng và sử dụng sản phẩm thành phần chính cao cần tây mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, và giảm nguy cơ mắc những biến chứng đáng tiếc.

Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc về tình trạng tăng huyết áp, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ ngay số điện thoại 024.3846.1530 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Bình luận