Nghe có vẻ bất ngờ, nhưng thực tế, mối liên hệ giữa tăng huyết áp và suy giảm trí nhớ đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Vậy, cơ chế nào khiến huyết áp cao lại ảnh hưởng đến bộ não của chúng ta đến vậy? Và làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của tăng huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là tình trạng khi áp lực máu tác động lên thành động mạch tăng cao hơn bình thường. Khi áp lực máu quá lớn và kéo dài trong thời gian dài, nó sẽ gây ra những tổn thương cho mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ ở não bộ, tim, và thận. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp trung bình ít nhất 2 lần đo được lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. 

Tăng huyết áp được xác định thông qua các chỉ số huyết áp

Vì sao tăng huyết áp gây mất trí nhớ

Dù diễn biến âm thầm nhưng tăng huyết áp có thể gây ra tổn thương lâu dài cho hệ thống tuần hoàn máu não. Những tổn thương này có thể gây hại trực tiếp đến chức năng của não bộ, làm tăng nguy cơ mắc chứng Alzheimer và mất trí nhớ. Theo giả thuyết, tăng huyết áp có thể dẫn tới chứng mất trí nhớ qua 2 cơ chế:

  • Làm giảm lưu lượng máu đến não: Tăng huyết áp kéo dài có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong não, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu cung cấp cho não. Khi não thiếu máu và oxy, các tế bào não suy yếu dần, dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Các cơn đột quỵ do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não có thể làm hỏng các vùng chức năng của não, gây ra các vấn đề về trí nhớ và nhận thức. Đây đều là những di chứng đáng tiếc sau cơn đột quỵ.

Mối liên hệ mật thiết giữa tăng huyết áp và chứng mất trí nhớ

Những biểu hiện suy giảm trí nhớ do tăng huyết áp

Người bị tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể gặp phải biến chứng suy giảm trí nhớ hay Alzheimer với các biểu hiện sau:

  • Khó tập trung: Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào một công việc nào đó, đặc biệt trong thời gian dài hay khi phải làm việc phức tạp, làm nhiều việc cùng một lúc.
  • Quên những thông tin gần đây: Người bệnh có thể quên những sự kiện hoặc thông tin vừa mới xảy ra, thường xuyên đặt câu hỏi lặp lại.
  • Gặp rắc rối khi tổ chức, sắp xếp công việc, không thể tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm khả năng giao tiếp, không hiểu được lời nói, chữ viết của người khác, hoặc khó diễn đạt lời nói, ý nghĩ của bản thân. 
  • Mất phương hướng: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhớ đường đi, thậm chí ngay cả những tuyến đường quen thuộc.
  • Không xác định được thời gian, không biết hiện tại là buổi sáng hay buổi chiều… 

Người bệnh thường quên cả những việc mới xảy ra gần đây

Phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp để tránh mất trí nhớ

Để giảm nguy cơ mất trí nhớ, việc kiểm soát huyết áp là yếu tố then chốt. Sau đây là một số biện pháp giúp cải thiện tăng huyết áp và bảo vệ sức khỏe não bộ:

Tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều quan trọng trong quá trình kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe não bộ. Dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian không chỉ giúp giảm cao huyết áp mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm tới não bộ và tim mạch. 

Sử dụng thảo dược hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp, bảo vệ trí nhớ

Bên cạnh thuốc tân dược, để ổn định huyết áp về lâu dài và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh kết hợp thảo dược thành phần chính cao cần tây. Theo Thần Y Hoa Đà, cần tây là một bí quyết vàng để trị tăng huyết áp và cũng là vị thuốc quý, giúp Từ Hi thái hậu cùng hàng ngàn người dân chiến thắng căn bệnh tăng xông máu (tăng huyết áp thời bấy giờ). Cho đến nay, tác dụng của cần tây trên chỉ số huyết áp đã được nhiều nghiên cứu làm sáng tỏ. Cụ thể, cần tây giúp giảm chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương từ 23 - 38 mmHg, nhưng không gây tụt huyết áp quá mức, thích hợp cho người huyết áp thất thường. 

Cần tây có nhiều công dụng với người huyết áp cao

Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử tiên tiến, kết hợp thêm các thảo dược quý gồm cao hoàng bá, tỏi, lá dâu tằm và nattokinase, hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp lâu dài, giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ và nhiều biến chứng khác.

Theo dõi huyết áp thường xuyên

Người bệnh cần đo huyết áp định kỳ tại nhà để theo dõi và kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dùng thuốc khi cần thiết. Hàng ngày, bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 lần hoặc theo khuyến nghị của chuyên gia.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn ít muối, giàu rau xanh, trái cây, và chất xơ sẽ giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp. Song song với đó, hãy hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường và cholesterol.

Tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất hàng ngày không chỉ giúp duy trì cân nặng ổn định mà còn giúp điều hòa huyết áp và cải thiện tuần hoàn máu đến não. Hãy tham khảo các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe… 

Các bộ môn thể dục đơn giản góp phần giảm huyết áp

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp, do đó việc học cách thư giãn và giảm stress là rất cần thiết. Bạn có thể dành thời gian cho các hoạt động yêu thích như đọc sách, đi dạo, nghe nhạc… giúp thư giãn tâm hồn, giảm huyết áp cao.

Tăng huyết áp là một trong những thủ phạm chính gây ra mất trí nhớ, nhưng điều này hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách kiểm soát huyết áp từ sớm. Hãy theo dõi huyết áp thường xuyên, duy trì lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm hỗ trợ thành phần chính cao cần tây để huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe não bộ và trái tim. 

Nếu bạn đọc có vấn đề gì thắc mắc về tình trạng tăng huyết áp, bạn đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ ngay số điện thoại 02438461530 để nhận tư vấn từ chuyên gia.

Bình luận