Cảnh báo ung thư tuyến giáp - tiềm ẩn nguy hiểm đừng chủ quan
Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào bất thường xuất hiện, biến đổi trong tuyến giáp. Tuyến giáp là một trong các tuyến trong hệ nội tiết có vai trò sản xuất hormone để kiểm soát mọi chức năng trong cơ thể. Các tế bào ung thư thường phát triển một cách âm thầm, khó nhận biết.
Ung thư tuyến giáp thường phát triển âm thầm ở giai đoạn ban đầu
Ung thư tuyến giáp có thể tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Khối u thường được tìm thấy ở tuyến giáp, có kích thước nhỏ (hầu hết dưới 2 cm).
Giai đoạn II: Khối u có thể lan ra bên ngoài tuyến giáp, kích thước khoảng 2 - 4cm.
Giai đoạn III: Khối u có kích thước khó xác định, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết.
Giai đoạn IV: Được chia thành giai đoạn IVA, IVB và IVC theo mức độ di căn của tế bào ung thư. Ở giai đoạn IVC nặng nhất là các tế bào đã lan đến cả những cơ quan ở xa tuyến giáp (ví dụ như tủy, thần kinh, khí quản,..) và không thể điều trị ở giai đoạn này.
Các loại ung thư tuyến giáp có thể gặp
Hiện nay, ung thư tuyến giáp có các loại như sau:
Chiếm từ 80 – 90% các loại ung thư tuyến giáp. Có tỷ lệ xuất hiện 3 nữ : 1 nam. Loại ung thư này thường phát triển chậm nhưng có xu hướng sẽ di căn đến hạch bạch huyết (cổ). Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp thể nhú đáp ứng điều trị tốt và khả năng chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp thể nang chiếm khoảng 10 – 15% và có khả năng di căn đến các cơ quan khác như phổi, xương, mạch máu. Thường phổ biến ở những người cao tuổi và ác tính hơn so với thể nhú. Đáp ứng xạ trị tuy nhiên khó điều trị hơn thể nhú.
Thể tủy chiếm 3% trong các ca ung thư tuyến giáp. Đây là loại ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu khi thực hiện xét nghiệm máu (có thành phần calcitonin trong máu). Thể tủy dễ di căn đến hạch bạch huyết, xương, trung thất, gan, phổi.
Đây là loại ung thư tuyến giáp khó điều trị nhất. Ung thư biểu mô tuyến giáp phát triển rất nhanh, lan rộng ra các bộ phận, mô xung quanh của cơ thể. Khoảng 80% bệnh nhân thuộc trường hợp này có nguy cơ tử vong cao.
Đây là loại rất hiếm gặp, thường xảy ra khi tuyến giáp bị phơi nhiễm bức xạ trong thời gian dài (ví dụ như thực hiện xạ trị tuyến giáp). Những khối u này thường có nguy cơ xuất hiện sau khoảng 10 – 40 năm kể từ lúc tuyến giáp bị phơi nhiễm.
Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân ung thư tuyến giáp
Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp như:
Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới khoảng 3 lần. Ngoài ra, những trường hợp sau sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư tuyến giáp cao hơn:
- Người cao tuổi (phụ nữ từ 40 – 50, nam giới từ 60 – 70);
- Yếu tố di truyền khi gia đình có tiền sử mắc ung thư hoặc các bệnh tuyến giáp;
- Người bị viêm tuyến giáp;
- Có đột biến gen trong cơ thể gây các bệnh nội tiết;
- Người béo phì, cơ thể có lượng iod thấp;
- Người từng thực hiện các xạ trị hoặc tiếp xúc, phơi nhiễm với phóng xạ.
Nữ giới có nguy cơ bị mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với nam giới
Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp có thể bao gồm:
- Rối loạn hệ miễn dịch: Đây là nguyên nhân phổ biến đầu tiên. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn gây mất cân bằng giữa quá trình sinh ra và chết đi của tế bào, dẫn đến hình thành khối u tuyến giáp.
- Nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp, tiêu hóa và ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Sự thay đổi hormone theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới kích thích sự hình thành của các bướu, hạch tuyến giáp và phát triển thành ung thư.
- Do mắc các bệnh tuyến giáp khác như viêm tuyến giáp, basedow, hormone tuyến giáp bị suy giảm,…
>>>XEM THÊM: 5 bệnh tuyến giáp thường gặp - Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Làm thế nào để phát hiện ung thư tuyến giáp
Để phát hiện được ung thư tuyến giáp, cần dựa vào các triệu chứng và thực hiện các chẩn đoán. Cụ thể như sau:
Các triệu chứng ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp thường phát triển từ từ và xuất hiện triệu chứng rõ rệt hơn khi ở giai đoạn muộn. Cụ thể:
Triệu chứng giai đoạn sớm: Xuất hiện khối u và hạch ở cổ. Chạm vào khối u thấy cứng, bề mặt gồ ghề và di chuyển khi nuốt. Còn hạch lúc chạm vào sẽ mềm hơn, nhỏ và di chuyển cùng với khối u khi nuốt.
Triệu chứng giai đoạn muộn: Khối u có kích thước to hơn và cố định, không di chuyển ngay cả khi nuốt. Giọng nói thay đổi hoặc khàn tiếng. Có thể bị khó thở, nuốt nghẹn. Da vùng cổ có khối u bị thâm, sùi loét, chảy máu.
Một số dấu hiệu khác có thể gặp như nhịp tim nhanh, tăng/giảm cân không rõ lý do, mệt mỏi thường xuyên.
Khi đã có những triệu chứng, dấu hiệu nghi ngờ về ung thư tuyến giáp, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp:
Xét nghiệm máu: Kiểm tra mức độ hormone, nồng độ calcitonin trong máu.
Siêu âm màu: Đánh giá tính chất và lượng hạt giáp, kiểm tra có hạch ở cổ hay không.
Sinh khiết: Xét nghiệm có tế bào ung thư hay không.
Quét phóng xạ - xạ hình: Đánh giá chức năng của tuyến giáp cùng các yếu tố khác như nhân, ung thư tuyến giáp.
Chọc hút tế bào: Xác định ung thư lành tính hay ác tính.
Các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ khác bao gồm: Chụp X-Quang, chụp CT, quét xương,…
Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác định ung thư tuyến giáp
Điều trị và phòng ngừa ung thư tuyến giáp biến chứng
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh ung thư tuyến giáp, người bệnh cần được điều trị đúng cách. Cụ thể:
Các cách chữa ung thư tuyến giáp
Hiện nay, ung thư tuyến giáp sẽ được điều trị theo từng giai đoạn với các phương pháp khác nhau. Cụ thể:
Phẫu thuật: Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tuyến giáp. Tùy vào kích thước khối u sẽ có những lựa chọn như phẫu thuật khác nhau. Phương pháp này có thể gây ra biến chứng tổn thương các tuyến, cơ quan lân cận, nhiễm trùng vết mổ,..
Điều trị bằng hormone tổng hợp: Thuốc được chỉ định sau khi phẫu thuật. Sử dụng các hormone thay thế cho hormone tuyến giáp (đặc biệt là T3, T4) và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Điều trị bằng phóng xạ iod: Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng iod phóng xạ (dạng viên hoặc lỏng) đưa vào cơ thể. Lúc này iod phóng xạ sẽ tìm, phá hủy tế bào tuyến giáp bị ung thư.
Xạ trị: Sử dụng bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn không cho các tế bào này phát triển.
Hóa trị: Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc uống để tiêu diệt, ngăn chặn tế bào ung thư.
Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Để có thể phòng ngừa ung thư tuyến giáp cũng như phát hiện sớm được bệnh lý này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hạn chế tiếp xúc với bức xạ: Đặc biệt đối với các khu vực như cổ, đầu, ngực.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Bao gồm bổ sung đủ iod trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm giàu iod có thể kể đến như cá, tôm, trứng, hành tây, chuối, các sản phẩm từ sữa,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, vitamin, chất xơ.
- Thường xuyên khám sức khỏe, kiểm tra tuyến giáp định kỳ để có thể phát hiện được ung thư tuyến giáp kịp thời.
- Không sử dụng các chất kích thích, luôn giữ cân nặng cân đối (BMI cơ thể mức bình thường), tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc và đúng giờ.
Nên kết hợp lối sống khoa học, luyện tập nâng cao sức khỏe để phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Các câu hỏi thường gặp
Ung thư tuyến giáp có phải bệnh lý nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp sẽ nguy hiểm khi người bệnh không được phát hiện sớm, đặc biệt là lúc khối u ác tính đã di căn sang các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện được ung thư sớm thì sẽ không quá nguy hiểm.
Ung thư tuyến giáp có chữa khỏi được không?
Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị theo phác đồ của bác sĩ và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ khác. Tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần: Hải tảo, khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem, ba chạc,... Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, hải tảo cùng nhiều vị thảo dược quý như: Ba chạc, lá neem,... có tác dụng tiêu u, giảm bướu, hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm giúp cải thiện bệnh ung thư tuyến giáp. Sản phẩm có thành phần từ thảo dược nên rất an toàn, hiệu quả.
Nếu bị ung thư tuyến giáp thì sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào loại ung thư:
- Ung thư thể nhú: Tỷ lệ sống trên 10 năm là 90%, trên 5 năm là 95%.
- Ung thư thể nang: Tỷ lệ sống trên 10 năm là 70%, trên 5 năm là 90%.
- Ung thư dạng tủy: Tỷ lệ sống trên 10 năm là 86%, trên 5 năm là 90%.
- Đối với các thể ung thư tuyến giáp hiếm gặp hơn có thể sống dưới 1 năm.
Bệnh ung thư tuyến giáp có lây nhiễm không?
Ung thư tuyến giáp không phải là nhóm bệnh lây nhiễm bởi nguyên nhân chủ yếu là từ thiếu iod, di truyền, hệ miễn dịch kém.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về ung thư tuyến giáp. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ ngay khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư tuyến giáp được chia sẻ trong bài.
Ngoài ra, hãy luôn thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp và tiến hành khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện, ngăn ngừa được ung thư tuyến giáp kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp, hãy gọi ngay tới tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cancer.gov/types/thyroid/patient/thyroid-treatment-pdq
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-cancer/symptoms-causes/syc-20354161
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12210-thyroid-cancer
Bình luận