Giới thiệu tổng quan về thuốc Zidocin

Zidocin là thuốc có chứa thành phần kháng sinh dùng để chỉ định cho trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng. Zidocin được sản xuất bởi Công ty Dược Hậu Giang với số đăng ký lưu hành tại Việt Nam là VD-21559-14. 

Hiện nay ngoài Zidocin, trên thị trường còn có các biệt dược khác cũng chứa 2 thành phần hoạt chất này như Penveril, Doropycin, Rovamycine. Với biệt dược Zidocin, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi hộp có 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. Giá thuốc hiện tại có thể dao động từ 35.000 đến 45.000 VNĐ một hộp tùy vào từng nhà thuốc hay khu vực bán.

Thành phần chính của Zidocin là Spiramycin và Metronidazol. Trong đó: 

Spiramycin: Là kháng sinh kìm khuẩn, thuộc nhóm kháng sinh Macrolid. Spiramycin có phổ kháng khuẩn rộng, hoạt lực tốt với nhóm liên cầu, phế cầu hay Chlamydia. Tuy nhiên các kháng sinh nhóm này đang bị vi khuẩn kháng khá nhiều.

Metronidazol: Là kháng sinh có phổ bao phủ tốt nên các nhóm vi khuẩn kỵ khí. Nhóm vi khuẩn này thường có ở khoang miệng hay đường ruột. Do đó kết hợp 2 thành phần Spiramycin và Metronidazol có thể mở rộng phổ và tăng hiệu quả điều trị.

Vì vậy, thuốc kháng sinh Zidocin được sử dụng điều trị cho các trường hợp:

  • Người bệnh bị viêm lợi, viêm nha chu.
  • Người bệnh bị một đợt nhiễm trùng răng miệng cấp tính hay mãn tính.
  • Chỉ định cho người bệnh sau nhổ răng hay các thủ thuật liên quan đến răng miệng khác.

Lưu ý thuốc chống chỉ định trong trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược chất, tá dược nào có trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

hinh-anh-vi-thuoc-zidocin-duoi-dang-vien-nen-mau-hong.webp

Hình ảnh vỉ thuốc Zidocin dưới dạng viên nén màu hồng

Hướng dẫn cách dùng thuốc Zidocin an toàn

Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ khi sử dụng thuốc Zidocin. Những thông tin sau đây về liều dùng, cách dùng của Zidocin được tổng hợp từ nhà sản xuất. Do đó, chỉ mang tính chất tham khảo thêm cho người dùng.

Thuốc Zidocin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên người bệnh sử dụng theo đường uống trực tiếp. Lưu ý không được bẻ hay nhai viên thuốc vì làm như vậy có thể làm thay đổi sinh khả dụng cũng như thời gian tác dụng của thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.

Về liều dùng của Zidocin, bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo như sau:

  • Liều dùng cho người lớn: Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 viên. Trường hợp nặng bác sĩ có thể tăng liều nhưng không quá 8 viên một ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: Mỗi ngày uống 3 viên chia làm 2 lần dùng.
  • Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.

Biện pháp xử lý khi quên liều/quá liều

Trong một số trường hợp khi sử dụng Zidocin, người bệnh có thể quên hoặc sử dụng quá liều thuốc. Nếu gặp những trường hợp này, người bệnh có thể xử lý như sau:

Quên liều: Nếu quên liều, người bệnh hãy bổ sung liều đó ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến liều tiếp của ngày hôm đó thì cần bỏ liều cũ và tiếp tục uống liều mới.

Quá liều: Hiện chưa ghi nhận tình trạng quá liều do kháng sinh Spiramycin. Quá liều Metronidazol có thể gây ra tình trạng buồn nôn và nôn mửa, phản ứng phụ gây độc thần kinh. Hiện chưa có cách giải độc đặc hiệu, người bệnh cần được theo dõi và điều trị theo từng biến chứng. 

ban-nen-su-dung-thuoc-zidocin-theo-dung-lieu-luong-duoc-huong-dan.webp

Bạn nên sử dụng thuốc Zidocin theo đúng liều lượng được hướng dẫn

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng do đâu và cách điều trị, cầm máu như thế nào?

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Zidocin?

Sử dụng bất kỳ thuốc nào, người bệnh cũng cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh gặp phải rủi ro. Dưới đây là các tác dụng phụ, tương tác có thể xảy ra và những lời khuyên từ dược sĩ trong quá trình sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Zidocin

Tương tự như những loại thuốc Tây y khác, bên cạnh công dụng điều trị bệnh, khi sử dụng thuốc Zidocin, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc khá an toàn và thường biến mất sau vài ngày.

Tuy vậy, để đảm bảo an toàn hơn khi sử dụng, người bệnh cần theo dõi và thông báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Nó bao gồm các phản ứng có/không có trong danh sách cụ thể dưới đây: 

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị khó tiêu, tiêu chảy, khó chịu vùng bụng, buồn nôn và nôn mửa.
  • Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.
  • Tác dụng phụ liên quan đến Metronidazol: Thay đổi vị giác, miệng có vị kim loại, nước tiểu sẫm màu.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Tương tác với các thuốc khác của Zidocin

Trong quá trình điều trị bằng Zidocin, nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc khác cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp. Tương tác có thể bao gồm cả các loại thuốc điều trị, thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc vitamin bất kỳ. Đặt biệt là những loại thuốc sau đây:

Tương tác liên quan đến Spiramycin: Kháng sinh Spiramycin có tương tác với các thuốc tránh thai, làm giảm hiệu quả của tránh thai khi dùng cùng.

Tương tác của Metronidazol: Metronidazol làm tăng tác dụng của thuốc chống đông Warfarin khi dùng cùng dẫn đến dễ xuất huyết. Sử dụng Metronidazol cùng với thuốc giãn cơ Vecuronium làm tăng tác dụng giãn cơ. Metronidazol gây phản ứng cai rượu (Disulfiram) nếu người bệnh có uống rượu.

zidocin-co-the-tuong-tac-va-lam-giam-hieu-qua-cua-thuoc-tranh-thai.webp

Zidocin có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai

Hướng dẫn từ Dược sĩ khi dùng Zidocin 

Dưới đây là những lời khuyên và khuyến cáo của Dược sĩ trong việc sử dụng thuốc Zidocin điều trị nhiễm trùng răng miệng:

  • Người bệnh tuyệt đối không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong quá trình điều trị.
  • Sử dụng theo liều và liệu trình đã được chỉ định trước đó, không được tự ý bỏ điều trị sau một thời gian vì tình trạng nhiễm khuẩn có thể quay trở lại, thậm chí nặng thêm.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh có bệnh khác như loét dạ dày – tá tràng, người bệnh suy giảm chức năng gan.
  • Bảo quản thuốc trong các tủ thuốc y tế gia đình để tránh thuốc bị ẩm mốc, tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Khi phát hiện thuốc có dấu hiệu bị hỏng như biến màu, ẩm mốc thì cần tiêu hủy vỉ (hộp) thuốc đó.
  • Đối với phụ nữ có thai hay đang cho con bú: Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến phụ nữ có thai 3 tháng đầu, thuốc qua sữa khi cho con bú. Vì vậy bạn cần tham khảo sự tư vấn của Bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm chân răng, viêm lợi, Dược sĩ cũng khuyên bạn đọc kết hợp dùng thêm dung dịch súc miệng chứa thảo dược. Các thảo dược có trong nước súc miệng như lá trầu không, sáp ong sẽ tăng khả năng chống viêm, tăng sức khỏe nướu lợi từ đó đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Một nghiên cứu vào năm 2017 đã kiểm chứng răng sáp ong có khả năng chống lại nhiều nhóm vi khuẩn, nấm và cả virus từ đó ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng xuất hiện.

nen-su-dung-them-nuoc-suc-mieng-co-thanh-phan-sap-ong-de-bao-ve-rang-mieng.webp

Nên sử dụng thêm nước súc miệng có thành phần sáp ong để bảo vệ răng miệng

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc Zidocin. Việc sử dụng thuốc Zidocin có thể giúp giảm nhiễm khuẩn răng miệng nhưng cần đặc biệt thận trọng. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm thông tin về thuốc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng, cùng biện pháp kết hợp thảo dược để chữa, phòng tránh các bệnh răng miệng hiệu quả. Những thông tin chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 nếu bạn cần biết thông tin chi tiết hơn về Zidocin hoặc những loại thuốc tương tự khác.

>>>XEM THÊM: Cách sử dụng thuốc Naphacogyl điều trị nhiễm trùng răng miệng

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5768961/

https://www.medicinenet.com/spiramycin-oral_capsule/article.htm

https://www.nhs.uk/medicines/metronidazole

https://www.drugs.com/international/spiramycin-metronidazole.html

Dược sĩ Thanh Tùng

Bình luận