Cách sử dụng thuốc Naphacogyl điều trị nhiễm trùng răng miệng
Giới thiệu về Naphacogyl và công dụng
Naphacogyl là thuốc thuộc nhóm kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, điển hình là nhiễm khuẩn răng miệng. Thành phần chính và hàm lượng:
- Spiramycin có hàm lượng 100mg.
- Metronidazole có hàm lượng 125mg.
- Các tá dược khác kết hợp vừa đủ 1 viên.
Hiện nay, trên thị trường có một số thuốc tương tự có chứa các thành phần spiramycin và metronidazol dùng để điều trị nhiễm trùng răng miệng là: Dorogyne, Apha-Bevagyl hay Penveril. Với biệt dược Naphacogyl, thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, mỗi hộp có 2, 25 hay 50 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. Thuốc Naphacogyl hiện có giá khoảng 20.000 đến 25.000 VNĐ một hộp 2 vỉ. Lưu ý mức giá trên chỉ để tham khảo vì tùy từng nhà thuốc mà giá cả có thể chênh lệch.
Hình ảnh vỉ thuốc Naphacogyl dạng viên nén
Cơ chế và tác dụng của Naphacogyl
Thuốc Naphacogyl có thành phần chính là Acetyl Spiramycin và Metronidazol. Dưới đây là cơ chế tác dụng của từng hoạt chất:
Metronidazol: Là dẫn chất thuộc nhóm Imidazol, có phổ rộng đối với vi khuẩn kỵ khí. Metronidazol khi thủy phân tạo dẫn chất gây độc với tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với cấu trúc AND khiến vi khuẩn khiến chúng bị chết đi. Do vi khuẩn vùng miệng thường là nhóm kỵ khí nên sử dụng Metronidazol có hiệu quả cao.
Acetyl Spiramycin: Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng trên cả Gram dương và Gram âm. Cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh này là kìm khuẩn. Nhóm Macrolid hiện đã bị nhiều chủng vi khuẩn đề kháng nên cần phối hợp điều trị cùng với các kháng sinh nhóm khác để đảm bảo hiệu quả.
Với tác dụng và cơ chế trên, thuốc Naphacogyl được sử dụng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm trùng răng lợi cấp tính hoặc mãn tính.
- Bệnh nhân bị viêm quanh thân răng hay có ổ áp xe răng.
- Người bệnh bị viêm lợi, viêm nha chu.
- Sử dụng để phòng tình trạng nhiễm khuẩn sau thủ thuật răng miệng.
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc trong các trường hợp:
- Người bệnh có dị ứng với Metronidazol, kháng sinh nhóm Macrolid.
- Không sử dụng thuốc cho đối tượng là phụ nữ có thai và cho con bú.
>>>XEM THÊM: Cách điều trị viêm lợi (viêm nướu răng) hiệu quả bạn nên biết
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Naphacogyl
Những thông tin liên quan đến liều dùng, cách dùng của thuốc Naphacogyl dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cần thực hiện theo hướng dẫn hoặc chỉ định cụ thể với từng trường hợp từ bác sĩ/dược sĩ.
Cách dùng và liều dùng
Thuốc Naphacogyl bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên người bệnh sử dụng thuốc theo đường uống. Uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn 30 phút. Bệnh nhân uống thuốc nguyên viên, tuyệt đối không được nhai, bẻ hay nghiền để uống vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Liều dùng cho người lớn: Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống từ 2 đến 3 viên.
- Liều dùng cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi: Ngày uống 3 viên chia thành 2 lần.
- Đối với trẻ em từ 5 đến 10 tuổi: Ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
Sử dụng thuốc Naphacogyl đúng với hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ
Cách xử lý khi quá liều, quên liều
Quên liều: Khi quên một liều, nếu nhớ ra bổ sung ngay liều bị thiếu. Nếu đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều cũ và tiếp tục sử dụng bình thường.
Quá liều: Dùng quá liều, người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ như nôn mửa, co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên. Hiện vẫn chưa có cách giải độc đặc hiệu, bệnh nhân được điều trị theo triệu chứng ngộ độc nếu có. Vì vậy, trong trường hợp sử dụng quá liều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Naphacogyl
Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc Naphacogyl, bạn sẽ cần lưu ý đến những vấn đề khác. Chúng có thể bao gồm các tác dụng phụ, tương tác thuốc, cách bảo quản thuốc hợp lý.
Tác dụng phụ của thuốc Naphacogyl có thể gặp
Khi sử dụng thuốc Naphacogyl để điều trị, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn.Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây, bạn cần dừng thuốc và liên hệ ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Cụ thể gồm:
- Phản ứng dị ứng: Bệnh nhân ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ toàn thân mình.
- Thay đổi vị giác: Người bệnh thấy miệng có vị kim loại kèm tình trạng viêm lưỡi.
- Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa: Người bệnh cảm thấy đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.
- Rối loạn thần kinh: Là phản ứng phụ hiếm gặp, có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc trong thời gian dài. Bệnh nhân bị hoa mắt chóng mặt, viêm dây thần kinh thị giác và vận động.
Tác dụng phụ ngứa, dị ứng có thể gặp khi sử dụng Naphacogyl
Tương tác của thuốc Naphacogyl
Trong quá trình sử dụng, thuốc Naphacogyl có thể tương tác với các thuốc dùng cùng khác.
Tương tác của Spiramycin: Kháng sinh Spiramycin tương tác với các thuốc tránh thai bản chất hormon, làm mất hay giảm tác dụng tránh thai.
Tương tác của Metronidazol:
- Metronidazol làm tăng nguy cơ gây xuất huyết ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu (Warfarin).
- Sử dụng đồng thời với thuốc cai rượu Disulfiram gây ra tình trạng lú lẫn hay loạn thần.
- Sử dụng cùng với thuốc chống ung thư (Fluorouracil) làm tăng độc tính của thuốc chống ung thư.
Hướng dẫn từ dược sĩ khi dùng Naphacogyl
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng răng miệng Naphacogyl bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định và liệu trình mà bác sĩ đã kê đơn.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên tốc độ giải phóng dược chất chậm, dẫn đến tích lũy liều và tăng độc tính ở người cao tuổi.
- Do thành phần Spiramycin gây độc tố trên gan nên thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người mắc bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày – tá tràng.
- Không được uống rượu trong quá trình sử dụng thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng cai rượu.
- Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để thuốc trong các tủ thuốc để tránh xa tầm với của trẻ em.
- Không sử dụng thuốc mà phải tiêu hủy khi thấy dấu hiệu ẩm mốc, thay đổi màu sắc.
Ảnh hưởng của thuốc Naphacogyl đến phụ nữ có thai và cho con bú
- Đối với phụ nữ có thai: Metronidazol có thể qua hàng rào nhau thai nhưng chưa thấy có các ghi nhận nào về việc gây ra quái thai. Tuy nhiên vẫn cần tránh sử dụng bất kỳ thuốc nào trong 3 tháng đầu của thai kỳ ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải điều trị.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Cả Metronidazol và kháng sinh Spiramycin đều qua được sữa mẹ nên không dùng thuốc điều trị trong giai đoạn cho con bú.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Naphacogyl để điều trị các bệnh răng miệng như viêm chân răng, sưng lợi bệnh nhân cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm dung dịch súc miệng để tăng hiệu quả. Dung dịch súc miệng nha khoa chứa các dược liệu như trầu không, sáp ong sẽ tăng cường khả năng diệt khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục các tổn thương tại răng miệng. Nghiên cứu tại Brazil vào năm 2011 đã cho thấy sáp ong có khả năng chống lại vi khuẩn có hại tại khoang miệng, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh lý nhiễm khuẩn như sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng.
Lá trầu không có tác dụng tốt trong sát khuẩn răng miệng
Nhiễm khuẩn răng miệng có thể khiến bạn khó chịu và gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, sử dụng Naphacogyl là một giải pháp cho trường hợp này. Tuy nhiên, quá trình dùng cần lưu ý đến những tác dụng phụ của thuốc. Trên đây là những chia sẻ mang tính chất tham khảo về thuốc Naphacogyl. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc hoặc các vấn đề răng miệng khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
>>>XEM THÊM: 5 lời khuyên giúp bạn “đánh bay” chảy máu chân răng
Link tham khảo:
https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en
https://www.medicines.org.uk/emc/product/5882/smpc#gref
Bình luận