Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là bệnh lý liên quan đến tổ chức quanh răng và chân răng gồm nướu, xương ổ răng. Biểu hiện của viêm chân răng là tình trạng sưng, đỏ hoặc chảy máu ở những khu vực này. Bệnh thường bắt đầu từ tình trạng viêm nhiễm về viêm nướu răng, viêm xương ổ răng. Sau đó, diễn biến âm thầm, vi khuẩn lây lan các vùng lân cận khiến viêm chân răng nghiêm trọng, làm tổn thương mô mềm và nếu không điều trị, có thể phá hủy xương nâng đỡ răng. 

Người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu của viêm chân răng. Chỉ bắt đầu đi khám, điều trị khi tình trạng này gây đau, nhức và ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, lúc này bệnh đã tiến triển nguy hiểm. Thậm chí, viêm chân răng có thể làm lung lay răng hoặc mất răng. 

viem-chan-rang-khien-nguoi-benh-cam-thay-dau-don-va-kho-chiu.webp

Viêm chân răng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu

Nguyên nhân gây viêm chân răng 

Viêm chân răng thường xuất hiện do các nguyên nhân chính như sau:

Vi khuẩn có trong khoang miệng: Đây là nguyên nhân phổ biến và trực tiếp nhất. Ở người bình thường, các loại vi khuẩn này tồn tại ở số lượng vô hại. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng cẩn thận, chúng sẽ phát triển với số lượng nhiều hơn, tích tụ thành các mảng bám tại khu vực chân răng gây ra viêm lợi, viêm chân răng. 

Sự xuất hiện của cao răng: Các mảng bám cứng lại nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ lắng đọng kết hợp với các khoáng chất tạo thành cao răng. Cao răng sẽ khuyến khích vi khuẩn phát triển nhiều hơn, gây nhiễm trùng nướu, làm cho nướu răng bị sưng, chảy máu gây ra viêm nướu và viêm chân răng.

Phản ứng miễn dịch của cơ thể: Cơ chế phản ứng của cơ thể khi gặp các loại vi khuẩn hoặc tác nhân gây hại cũng là một nguyên nhân gây ra viêm chân răng.

Sự thiếu gắn kết giữa nướu và chân răng: Khi nướu và chân răng không gắn kết được với nhau, tạo ra các khoảng trống hay túi nha chu ở giữa, tăng cơ hội cho vi khuẩn kỵ khí có hại tích tụ và giải phóng các chất độc. Chân răng sẽ bị viêm nhiễm, thậm chí có thể bị tổn hại đến cấu trúc xương đang nâng đỡ răng.

Ngoài ra, sẽ có những yếu tố khác làm tăng nguy cơ, thúc đẩy nguyên nhân làm viêm chân răng xảy ra cao hơn. Những yếu tố có thể kể đến như:

Răng mọc lệch: Tình trạng này khiến khó vệ sinh răng miệng hơn, việc loại bỏ mảng bám, vi khuẩn hoặc cao răng gặp trở ngại và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm chân răng. 

Hút thuốc lá: Là yếu tố nguy cơ nguy hiểm nhất gây ra tình trạng viêm chân răng.

Sâu răng: Các vi khuẩn khu trú trong các lỗ sâu răng và có khả năng lây lan ra các khu lân cận của ổ răng gây ra nguy cơ mắc viêm chân răng.

Nghiến răng thường xuyên: Tăng nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng hơn khi bạn đang bị viêm chân răng.

Sử dụng một số loại thuốc làm khô miệng: Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, cao huyết áp khiến tuyến nước bọt không sản xuất đủ, các mảng bám sẽ dễ hình thành trên răng, dẫn tới các bệnh sâu răng và viêm nướu răng.

Vấn đề tuổi tác và di truyền: Khi tuổi tác tăng dần khiến tốc độ lão hóa của các bộ phận trong cơ thể cũng tăng lên. Các tổ chức quanh răng cũng dần bị lỏng và không thể bám sát vào thân răng. Những yếu tố này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và tấn công vào các nướu dẫn đến viêm chân răng.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị viêm chân răng như: Suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin C, thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh), bệnh về máu, bệnh về hệ miễn dịch (HIV).

nguyen-nhan-chinh-dan-den-viem-chan-rang-la-su-xuat-hien-cua-vi-khuan.webp

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm chân răng là sự xuất hiện của vi khuẩn

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng do đâu và cách điều trị, cầm máu như thế nào?

Viêm chân răng có biểu hiện như thế nào?

Viêm chân răng giai đoạn đầu thường sẽ tiến triển khá âm thầm và chỉ biểu hiện ra khi tình trạng đã nặng hoặc chuyển biến sang biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ một dấu hiệu nào sau đây, hãy liên hệ ngay với các nha sĩ để được thăm khám và điều trị. Viêm chân răng khi đã chuyển biến nặng hơn có một số triệu chứng điển hình và dễ quan sát như sau:

  • Nướu răng bị sưng đỏ.
  • Đau nhức khu vực nướu răng, xung quanh chân răng.
  • Viêm lợi chảy máu chân răng khi ăn đồ ăn cứng, đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc thậm chí là tự phát.
  • Khi chạm vào thấy nướu xung quanh khu vực chân răng bị mềm ra, một số trường hợp có thể cảm nhận được nướu không còn bám vào chân răng.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Một số răng có hiện tượng lung lay nhẹ hoặc thậm chí bị rụng răng.
  • Xuất hiện hiện tượng bị tụt lợi. 

Viêm chân răng có nguy hiểm không?

Với biểu hiện ban đầu là viêm nướu, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng tại nơi nướu bị viêm. Sau đó sẽ gây ra những tổn thương ở khoang miệng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu không được chữa kịp thời, viêm chân răng sẽ trở nên nguy hiểm và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Khi đó, răng của bạn sẽ bị yếu đi và ảnh hưởng đến khả năng nhai. Lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến ổ xương răng, răng và chân răng.

Ngoài ảnh hưởng đến răng miệng, viêm chân răng còn có thể gây ra những biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe như: Tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh đường hô hấp khác, nếu viêm chân răng trong giai đoạn mang thai có thể dẫn đến biến chứng cho cả mẹ và bé như trẻ thiếu cân, mẹ bị tiền sản giật.

viem-chan-rang-co-the-gay-ra-mot-so-bien-chung-nguy-hiem.webp

Viêm chân răng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị viêm chân răng và một số cách chữa tại nhà

Tùy vào mức độ viêm, tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn hoặc chỉ định cho bạn những cách điều trị khác nhau. Cụ thể và chi tiết các phương pháp điều trị như sau:

  • Loại bỏ mảng bám, cao răng và vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, điều trị giảm đau.
  • Thực hiện phẫu thuật hoặc nhỏ bỏ răng.

Loại bỏ cao răng kết hợp vệ sinh răng miệng

Với trường hợp nhẹ, các nha sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các mảng bám, cao răng (nơi trú ngụ của vi khuẩn) và hướng dẫn vệ sinh răng miệng tại nhà để phòng ngừa. Cụ thể hơn, bạn có thể theo dõi phần phòng ngừa tiếp theo trong bài viết về hướng dẫn vệ sinh răng miệng sạch sẽ tại nhà.

Điều trị bằng thuốc/sản phẩm giảm viêm nhiễm

Một số trường hợp viêm chân răng gây đau và nặng hơn. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc/sản phẩm khác để làm giảm tình trạng viêm nhiễm khuẩn. Ví dụ như:

  • Thuốc/nước súc miệng theo toa.
  • Các loại miếng dán chân răng sát trùng, đa số là các miếng gelatin nhỏ có chứa chlorhexidine để kiểm soát vi khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh hoặc các vi cầu kháng sinh.
  • Các thuốc chứa chất ức chế enzym. 

Phẫu thuật hoặc tiến hành nhổ răng

Phẫu thuật sẽ được thực hiện khi các biện pháp trên không làm suy giảm được tình hình của bệnh. Thường sẽ được chỉ định phẫu thuật tạo hình xương răng và loại bỏ túi lợi. Phẫu thuật này giúp tạo ra khoảng trống giữa chân răng để người bệnh có thể dễ dàng vệ sinh hơn. Một số trường hợp nặng hơn, nha sĩ có thể tiến hành nhổ và loại bỏ răng bị viêm nhiễm để không lây lan sang các răng khác.

neu-viem-chan-rang-nang-se-can-tien-hanh-loai-bo-rang-bi-viem.webp

Nếu viêm chân răng nặng sẽ cần tiến hành loại bỏ răng bị viêm

7 cách chữa viêm chân răng hiệu quả tại nhà

Một số người bệnh khi bị viêm chân răng thường cảm thấy lo ngại và sợ hãi khi việc phải đi khám và điều trị tại phòng khám nha khoa. Do đó, không ít người đã tìm đến các mẹo chữa viêm chân răng dân gian.

Dưới đây là một số cách chữa viêm chân răng tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết chỉ là các bài thuốc được lưu truyền, chưa có sự chứng minh, kiểm nghiệm hiệu quả, an toàn trên thực tế. Vì vậy, người bệnh chỉ nên tham khảo.

Chữa viêm chân răng với chanh

Chanh là nguyên liệu thiên nhiên gần gũi đối với chúng ta. Để sử dụng chanh chữa viêm chân răng tại nhà, bạn cần vắt chanh lấy cốt rồi thêm một chút muối. Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp này bôi nhẹ lên chân răng, đợi một vài phút rồi súc miệng lại bằng nước. Đối với phương pháp này bạn cần lưu ý không thoa vào răng do chanh có tính axit có thể gây mài mòn răng.

Chữa viêm chân răng với muối

Súc miệng với nước muối là phương pháp phổ biến đối với mọi người. Với tính sát khuẩn của nước muối sẽ có tác dụng giảm sưng nướu và sát khuẩn đối với người bị viêm răng. Bạn hãy pha nước muối với tỉ lệ phù hợp, không quá mặn và cũng không quá nhạt để súc miệng 3 lần/ngày.

Chữa viêm chân răng với mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn và trị viêm rất tốt. Đối với phương pháp này, bạn hãy sử dụng một ít mật ong thoa thật nhẹ nhàng lên phần chân răng bị viêm sau khi đánh răng. Hãy áp dụng phương pháp này mỗi ngày để có thể điều trị và ngăn ngừa viêm chân răng hiệu quả.

Chữa viêm chân răng với tỏi

Tỏi là thực phẩm không còn xa lạ với mỗi người, tính chất của tỏi có tính kháng viêm nhiều nhất. Để sử dụng hiệu quả chữa viêm chân răng, bạn cần nghiền nát tỏi, trộn với một chút muối và có thể pha thêm với chút giấm ăn. Sau đó dùng hỗn hợp này thoa lên phần nướu răng bị sưng 3 lần mỗi ngày.

Chữa viêm chân răng với gừng tươi

Đặc tính của gừng là cay, nóng giúp tiêu viêm và giảm sưng, đau tấy hiệu quả. Bạn cần thái sợi gừng và đun với nước sôi trong vòng 15 – 20 phút, súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước với gừng tươi hoặc phơi khô 3 lần/ngày cũng đem lại kết quả tốt nhưng không được lạm dụng uống quá nhiều.

Chữa viêm chân răng với nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội, một loại cây chứa tinh chất rất tốt cho da và viêm chân răng. Bạn chỉ cần sử dụng một ít gel nha đam xoa nhẹ nhàng vào chỗ nướu răng bị sưng sẽ giúp cải thiện được tình trạng của viêm.

Chữa viêm chân răng với túi trà

Trà không chỉ là một loại thức uống thông thường và còn nhiều tác dụng khác như chữa viêm chân răng. Bạn chỉ cần ngâm 1 túi trà vào ly nước nóng và lấy túi trà ra để nguội rồi đắp vào nướu răng bị sưng và viêm. Đợi khoảng 5 phút để trà phát huy công dụng tốt nhất giúp chống viêm và xoa dịu các triệu chứng của viêm chân răng hiệu quả.

mot-so-meo-giup-chua-viem-chan-rang.webp

Một số mẹo giúp chữa viêm chân răng

>>>XEM THÊM: Sưng lợi có mủ uống thuốc gì?

Làm thế nào để phòng ngừa viêm chân răng?

Có khá nhiều cách để phòng ngừa viêm chân răng, trong đó đáng lưu ý nhất là việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chế độ ăn uống. Cụ thể như sau.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để ngăn chặn và phòng ngừa viêm chân răng, mọi người nên chăm sóc răng miệng với những thói quen đơn giản sau:

  • Đánh răng hai lần một ngày và thời điểm đánh răng tốt nhất là sau mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ 30 phút.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm và thay bàn chải ít nhất ba tháng một lần.
  • Cân nhắc sử dụng bàn chải điện để loại bỏ mảng bám trên răng và cao răng hiệu quả hơn.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để vệ sinh răng miệng.
  • Khám răng định kỳ (6 tháng/lần) tại các phòng khám nha khoa. Thăm khám thường xuyên hơn và điều trị kịp thời nếu bạn bị mắc các bệnh về răng miệng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi như thuốc trắng răng hoặc thuốc chữa viêm chân răng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không hút thuốc hoặc và hạn chế đồ uống có cồn.
  • Sử dụng nước súc miệng để giúp giảm mảng bám trên răng. Bạn nên sử dụng hàng ngày loại nước súc miệng thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ sáp ong để giúp răng chắc khỏe và loại bỏ vi khuẩn gây viêm chân răng. Nghiên cứu vào năm 2011 tại Brazil đã cho thấy thành phần dược chất nhóm flavonoid trong sáp ong cải thiện đáng kể tình trạng viêm, nhiễm khuẩn, giúp những tổn thương mau lành lại.

sap-ong-co-the-giup-rang-chac-khoe-loai-bo-duoc-vi-khuan-gay-viem-chan-rang.webp

Sáp ong có thể giúp răng chắc khỏe, loại bỏ được vi khuẩn gây viêm chân răng

Cách phòng ngừa cho phụ nữ có bầu

Các vấn đề răng miệng đối với phụ nữ có bầu sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Hãy áp dụng những phương pháp vệ sinh và phòng ngừa răng miệng kể trên để có hàm răng chắc khỏe, không bị viêm. Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm nên phụ nữ có bầu không nên sử dụng thuốc tùy tiện để chữa viêm chân răng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Viêm chân răng nên ăn gì?

Người bị viêm chân răng nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho răng chắc khỏe hơn như hoa quả chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi), các loại rau củ, các thực phẩm lên men (bánh bao, sữa chua), các loại thực phẩm giàu đạm và giàu vitamin A (trứng, sữa) Bên cạnh đó, người bị viêm chân răng không nên sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc những thực phẩm cay, nóng, quá lạnh hay đồ uống có nhiều dầu mỡ.

Viêm chân răng là bệnh không thể xem nhẹ, bạn cần tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước súc miệng thảo dược được chiết xuất từ sáp ong để giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa viêm chân răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh lý viêm chân răng, xin vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/periodontitis/symptoms-causes/syc-20354473

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

https://www.medicalnewstoday.com/articles/242321#_noHeaderPrefixedContent

https://www.msdmanuals.com/professional/dental-disorders/periodontal-disorders/periodontitis

https://www.cdc.gov/oralhealth/conditions/periodontal-disease.html

 

Bình luận