Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là hiện tượng xuất hiện khi nướu bị tổn thương, khiến các mao mạch đứt gãy và dẫn đến xuất huyết. Ngoài chảy máu, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu. 

Trên thực tế, chảy máu chân răng có thể xuất phát từ những yếu tố như đánh răng quá mạnh, mang thai, chấn thương. Tuy nhiên, không ít trường hợp, chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng. Hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng không quá nguy hiểm, nhưng khiến người mắc gặp không ít phiền toái trong sinh hoạt.

chay-mau-chan-rang-xay-ra-khi-nuou-loi-bi-ton-thuong.webp

Chảy máu chân răng xảy ra khi nướu, lợi bị tổn thương

Điểm danh nguyên nhân chảy máu chân răng

Thống kê cho thấy, có đến 90% dân số thế giới gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Đây là dấu hiệu cảnh báo nướu, lợi của bạn đang rơi vào tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy máu chân răng xuất hiện và trở nên tồi tệ hơn:

Nguyên nhân thường gặp và ít nguy hiểm

Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp và hầu hết là không gây nguy hiểm cho người bệnh. Bao gồm các nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng chưa đúng thời gian, đánh răng quá mạnh, chỉ đánh răng 1 lần trong ngày có thể dẫn đến chảy máu chân răng. Ngoài ra, thói quen thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng cũng sẽ gây tổn thương cho lợi, nướu. Vì vậy, hãy chuyển qua sử dụng chỉ nha khoa để giảm thiểu những tổn thương này.

Chế độ ăn uống thiếu hụt protein, vitamin C, vitamin K

Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất, đặc biệt là protein, vitamin C, vitamin K là một trong những tác nhân gây chảy máu răng miệng. Ngoài ra, ăn những đồ ăn cứng hoặc khiến cho lực nhai quá mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu răng miệng nhiều hơn.

Chảy máu chân răng thai kỳ

Chảy máu chân răng ở bà bầu thường khá dễ xảy ra do phụ nữ mang thai thường bị sưng lợi nhiều hơn và dẫn đến chảy máu chân răng. Sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone trong thời gian thai kỳ làm lưu lượng máu tới nướu tăng đột biến, gây nên tình trạng viêm lợi. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài việc chăm sóc răng không đúng cách, chế độ ăn uống thiếu chất, chảy máu chân răng còn có thể do những nguyên nhân sau như sử dụng thuốc làm loãng máu, răng mọc lệch hoặc lắp răng giả không phù hợp, điều trị nha khoa bị lỗi, hút thuốc lá nhiều.

hut-thuoc-la-nhieu-co-the-gay-chay-mau-chan-rang.webp

Hút thuốc lá nhiều có thể gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân ít gây nguy hiểm và thường gặp ở trên, chảy máu chân răng còn là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan khác. Cụ thể:

Viêm nha chu

Viêm nha chu xuất hiện khi răng miệng không được chăm sóc cẩn thận, khiến nướu bị viêm và dẫn đến ảnh tưởng tới nha chu. Viêm nha chu sẽ gây chảy máu chân răng thường xuyên, nướu bị tổn thương kéo dài, dễ gây nhiễm trùng đến toàn bộ răng, ảnh hưởng tới mô, xương nâng đỡ răng. 

Bệnh viêm nha chu nếu không điều trị kịp thời có thể khiến tụt lợi, răng bị lung lay hoặc bị gãy rụng. Ngoài ra, bệnh có thể gây ra hôi miệng, mùi vị khó chịu trong miệng. Hàm nhai lúc này sẽ gặp vấn đề khi cắn, nhai thức ăn dẫn đến nướu bị tổn thương, sưng, đỏ và mềm hơn.

Viêm lợi

Chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu của bệnh viêm nướu hay viêm lợi. Đây là bệnh lý phổ biến và tương đối dễ điều trị. Khi các mảng bám trên răng, nướu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng viêm lợi. Bạn có thể thực hiện chăm sóc răng miệng cần thận, gặp nha sĩ để lấy cao răng thường xuyên để ngăn chặn tình trạng này.

Chảy máu chân răng ung thư

Những người mắc ung thư máu, ung thư vòm họng,.. thường bị xuất huyết trong, có biểu hiện chảy máu chân răng thường xuyên, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng,... đồng thời liên tục xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể dù không có va chạm mạnh.

Bệnh tiểu đường

Nướu chảy máu, sưng có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2. Đái tháo đường khiến khả năng miễn dịch, chống lại vi khuẩn bị giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu răng cao hơn, dễ dẫn đến chảy máu chân răng. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao đi cùng với bệnh tiểu đường khiến tổn thương khó lành, làm các vấn đề về nướu răng trở nên tồi tệ hơn.

Rối loạn đông máu 

Rối loạn chống đông máu sẽ khiến cho chảy máu chân răng dễ dàng xuất hiện hơn. Đặc biệt là các hội chứng rối loạn đông máu như Hemophilia, Von Willebrand. Lúc này, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng kéo dài và khó kiểm soát hơn. 

Một số bệnh lý khác như: Bạch cầu, giảm tiểu cầu, bệnh còi xương.

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi tình trạng chảy máu chân răng kéo dài hoặc xuất hiện quá nhiều lần trong 1 tháng. Đặc biệt, nếu tình trạng chảy máu chân răng kèm theo hôi miệng, vị lạ trong miệng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

neu-chay-mau-chan-rang-kem-hoi-mieng-ban-can-di-gap-nha-si-ngay.webp

Nếu chảy máu chân răng kèm hôi miệng, bạn cần đi gặp nha sĩ ngay

>>>XEM THÊM: Chảy máu chân răng – Nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm

3 cách trị chảy máu chân răng phổ biến

Để điều trị chảy máu chân răng, người bị cần thực hiện điều trị từ nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu. Dựa vào nguyên tắc đó, có những phương pháp điều trị chảy máu chân răng như sau:

Chữa chảy máu chân răng tạm thời tại nhà

Thông thường, với các trường hợp chảy máu chân răng nhẹ hoặc tạm thời, bạn sẽ được nha sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà bằng những cách sau đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn từ nha sĩ. Cụ thể như đánh răng 2 lần/ngày. Súc miệng bằng nước muối, sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm cứng có thể gây ảnh hưởng đến nướu răng. Thường xuyên đi lấy cao răng định kỳ theo lời khuyên, hướng dẫn từ nha sĩ (thông thường khoảng 6 tháng/lần).

Bạn có thể súc miệng bằng dung dịch khử trùng có chứa hydrogen peroxide. Chất này sẽ giúp loại bỏ được các mảng bám răng, khử trùng, giúp răng và nướu được khỏe hơn, cầm máu chân răng tốt hơn.

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Đây chính là hai nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu chân răng tạm thời. Vì vậy, để điều trị chảy máu chân răng, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh.

Thay đổi lối sống

  • Hạn chế hoặc nên bỏ thuốc lá, thuốc lá sẽ làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hệ miễn dịch suy yếu và làm tăng khả năng chảy máu chân răng nhiều hơn.
  • Kiểm soát mức độ căng thẳng trong cuộc sống: Đã có nghiên cứu cho rằng căng thẳng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm nha chu và tăng khả năng bị nhiễm trùng nướu. Từ đó tăng khả năng bị chảy máu chân răng cao hơn.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng của cơ thể.

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bị viêm nướu chân răng nên thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn như sau:

Nên ăn: Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin K và canxi cho cơ thể. Những chất này có nhiều trong rau xanh, củ và hoa quả tươi. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm sữa để tăng cường canxi. Thay thế các loại đồ uống có thể gây kích thích cho răng nướu bằng trà xanh sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị viêm nha chu, cầm chảy máu chân răng.

Không nên ăn: Hạn chế các loại đồ ăn có quá nhiều carbohydrate và đường. Những loại thức ăn này sẽ làm tăng mảng bám, kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, tăng khả năng bị nhiễm máu chân răng cao hơn.

nguoi-bi-chay-mau-chan-rang-nen-bo-sung-them-vitamin-c-vitamin-k-canxi.webp

Người bị chảy máu chân răng nên bổ sung thêm vitamin C, vitamin K, canxi

>>> XEM THÊM: 5 lời khuyên giúp bạn “đánh bay” chảy máu chân răng

Điều trị chảy máu chân răng kéo dài

Trong trường hợp bạn đã áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà nhưng tình trạng chảy máu chân răng không thuyên giảm, hãy đi gặp nha sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị. Lúc này, nha sĩ sẽ căn cứ vào mức độ và có thể sử dụng một số phương pháp như:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Amoxicillin, penicillin, metronidazole, tetracycline. Tùy thuộc vào mức độ chảy máu chân răng khác nhau của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc tương ứng với liều lượng thích hợp.
  • Thực hiện các thủ thuật nha khoa để điều trị chảy máu chân răng.

Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm chảy máu chân răng

Trên thực tế, các biện pháp trên thường chỉ giúp giảm triệu chứng mà chưa điều trị được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chảy máu chân răng. Mặt khác, hầu hết thuốc kháng sinh, chống viêm đều có thành phần hóa dược nên dễ gây kích ứng niêm mạc nướu lợi. Điều này khiến tình trạng chảy máu chân răng liên tục không khỏi triệt để, thậm chí còn làm bệnh nặng hơn, gây nhiều tác dụng phụ. 

Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn sử dụng các sản loại thảo dược để khắc phục những vấn đề này. Nổi bật hơn cả là thành phần sáp ong được kết hợp với các loại thảo dược quý đã được ứng dụng hàng ngàn năm nay trong điều trị bệnh răng miệng như lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay. Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy sáp ong giúp kháng khuẩn, loại trừ những vi sinh vật gây bệnh trong khoang miệng - nguyên nhân chính gây ra chảy máu chân răng và các vấn đề răng miệng khác. 

Sự kết hợp của những thảo dược này đã mang tới hiệu quả:

  • Chống viêm, tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong khoang miệng, giúp ngăn chặn chảy máu chân răng liên tục tiến triển.
  • Nâng cao miễn dịch, tăng cường dinh dưỡng cho tế bào răng lợi.
  • Làm sạch khoang miệng, giảm đau, giúp thơm miệng tự nhiên.

Nhờ đó, tình trạng chảy máu chân răng sẽ được khắc phục nhanh chóng và hạn chế tái phát.

sap-ong-cung-cac-thao-duoc-khac-giup-ngan-chan-chay-mau-chan-rang-tien-trien.webp

Sáp ong cùng các thảo dược khác giúp ngăn chặn chảy máu chân răng tiến triển

Các câu hỏi thường gặp về hiện tượng chảy máu chân răng

Khi xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, nhiều người cảm thấy hoang mang vì chưa hiểu rõ bệnh lý này và gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Dưới đây là top 4 câu hỏi được quan tâm hàng đầu khi bị chảy máu chân răng: 

Tại sao chảy máu chân răng hôi miệng?

Tình trạng chảy máu chân răng là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và tấn công gây viêm nhiễm. Khi răng miệng bị viêm sẽ gây nên mùi hôi rất khó chịu cho khoang miệng. Do đó, chảy máu chân răng không chỉ gây hôi miệng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Chảy máu chân răng cầm được không?

Chảy máu chân răng khiến không ít người cảm thấy khó chịu vì gây cản trở trong sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này, nếu phát hiện kịp thời và nhanh chóng tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Do đó, việc theo dõi và quan tâm chăm sóc sức khỏe răng miệng luôn là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả.

Tạm kết

Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp. Vì vậy, tìm hiểu rõ thông tin về bệnh và cách điều trị phù hợp giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về tình trạng chảy máu chân răng bạn hãy liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng và tận tình nhất.

Link tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gum-disease/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27633295/

https://www.webmd.com/oral-health/bleeding-gums-other-conditions

https://www.healthline.com/health/bleeding-gums#dental-causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324613#_noHeaderPrefixedContent

https://www.healthline.com/health/how-to-stop-bleeding-gums#9.-Drink-green-tea

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận