Tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng và cách khắc phục hết mùi hôi
Hôi miệng do những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng tiềm ẩn những nguyên nhân chủ yếu là do sự giải phóng các hợp chất lưu huỳnh hay còn gọi là sulphur dễ bay hơi trong khoang miệng.
Nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng
Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng hôi miệng, hơi thở khó chịu bao gồm:
Vi khuẩn trong khoang miệng
Các vi khuẩn sẽ khu trú tại những vùng ứ đọng của khoang miệng, như là các túi nha nhu, vùng kẽ giữa các răng và trong các răng sâu. Đây là những vi khuẩn kỵ khí, khi chúng phân giải protein gram âm sẽ tạo ra hợp chất sulphur dễ bay hơi. Những hợp chất này sẽ gây ra hơi thở có mùi hay hôi miệng.
Chế độ ăn uống
Sự phân hủy của các mảnh thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng có thể gây ra hôi miệng. Một số thực phẩm như hành, tỏi và các đồ uống có mùi mạnh như cà phê sẽ được hấp thụ vào trong đường tiêu hóa. Sau đó các sản phẩm phân hủy của chúng sẽ đi vào máu và giải phóng vào phổi của bạn. Quá trình này sẽ tạo ra mùi hôi trong hơi thở của bạn trong vòng 72 giờ.
Ngoài ra, khi cơ thể thực hiện các chế độ ăn kiêng hụt carbohydrate. Điều này tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất xeton và gây hôi miệng.
Ăn uống là một trong những tác nhân gây hôi miệng
Khô miệng
Nước bọt làm sạch miệng một cách tự nhiên, khi bạn không tạo đủ nước bọt có thể xảy ra tình trạng khô miệng – một tình trạng gọi là xerostomia. Đây chính là một nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến. Trong một số trường hợp hiếm hoi, rối loạn tuyến nước bọt có thể cản trở việc sản xuất nước bọt và gây hôi miệng. Ngoài ra, việc giảm tiết nước bọt khi ngủ, khiến miệng bị khô suốt đêm cũng gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Vệ sinh răng miệng kém
Các mảnh thức ăn bị mắc kẹt trong răng hoặc miệng sẽ bị vi khuẩn phá vỡ. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn phân hủy trong miệng tạo ra mùi khó chịu. Bựa lưỡi cũng là nguyên nhân gây hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém.
Hút thuốc lá hoặc xì gà
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng. Khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài, làm khô miệng và gây ra tình trạng hôi miệng trầm trọng. Ngoài ra, hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu, viêm nha chu.
Dùng một số loại thuốc, biện pháp nha khoa
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần,... cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Ngoài ra, các biện pháp nha khoa như răng giả, niềng răng,... khiến khí cụ lắng đọng trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Khí cụ khi niềng răng gây hôi miệng
Các bệnh lý khác gây hôi miệng
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng như:
- Bệnh nha nhu hay bệnh nướu răng: Thức ăn, vi khuẩn và cao răng có thể tích tụ trong túi, gây ra mùi hôi.
- Sâu răng: Vi khuẩn gây hôi miệng có thể ẩn náu trong các lỗ sâu trong răng.
- Các bệnh lý toàn thân: Ví dụ như nhiễm trùng xoang, amidan, có xu hướng tích tụ vi khuẩn và là nguồn gốc gây hôi miệng.
- Bệnh trào ngược dạ dày: Là một rối loạn tiêu hóa khiến các chất trong dạ dày ngược lên thực quản. Tình trạng này sẽ gây trào ngược thức ăn chưa tiêu hóa và axit trong dạ dày có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận: Đây là một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể dẫn đến hôi miệng.
>>> XEM THÊM: Chảy máu chân răng – Nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm
Nguyên nhân gây hôi miệng ít phổ biến
Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, có những nguyên nhân ít phổ biến hơn cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Cụ thể, có thể do một số bệnh nghiêm trọng như sau:
Tắc đường ruột: Thức ăn được đưa vào cơ thể thường được chuyển hóa thành phân và dạng chất thải khác để đưa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi tắc đường ruột sẽ không được đào thải ra ngoài và gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
Các bệnh lý nhiễm trùng phổi: Ví dụ như viêm phổi, viêm phế quản, apxe phổi. Sự viêm nhiễm ở phổi có thể khiến miệng và hơi thở có mùi hôi.
Giãn phế quản: Gây tích tụ nhiều đờm và chất nhầy trong phổi và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khi đó vi khuẩn phát triển và gây ra hơi thở có mùi hôi.
Nhiễm toan ceton: Đây là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng. Nhiễm toan ceton có thể xảy ra khi uống rượu hay ở người mắc bệnh tiểu đường.
Cách chữa hôi miệng và phòng ngừa hiệu quả
Tùy vào mức độ hôi miệng sẽ có những biện pháp chữa hôi miệng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp trị hôi miệng đối với từng trường hợp tạm thời, lâu dài sau đây.
Cách chữa hôi miệng tạm thời
Hôi miệng tạm thời là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách tại nhà sau đây:
Ăn rau thơm
Các loại rau có mùi thơm như bạc hà, quế sẽ giúp bạn hết tình trạng hôi miệng tạm thời. Tinh dầu được làm từ những loại rau này cũng giúp bạn loại bỏ nhanh chóng mùi hôi của miệng.
Ăn hoa quả
Các loại hoa quả như: Táo, lê, cam, chanh giúp tiết nước bọt nhiều hơn trong khoang miệng. Nhờ vậy, ăn hoa quả nhiều giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên trong khoang miệng và giảm nguy cơ gây hôi miệng. Đây là một trong các mẹo giúp bạn loại bỏ mùi hôi tạm thời nhanh và hiệu quả.
Ăn hoa quả giúp giảm hôi miệng tạm thời nhanh và hiệu quả
Uống nước trà xanh
Trà xanh có chứa thành phần catechin - chất chống oxy hóa mạnh và giúp chống lại các vi khuẩn gây hôi miệng. Từ đó giúp miệng bạn cải thiện mùi hôi không mong muốn và có mùi thơm đặc trưng của trà.
Nhai kẹo cao su
Vi khuẩn trong khoang miệng rất thích đường, từ đó tạo ra axit gây làm mòn răng và hôi miệng. Do đó, hãy nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt chống lại các axit mảng bám trong khoang miệng. Điều này giúp loại bỏ các nguyên nhân gây sâu răng và hôi miệng.
Đánh răng sau khi ăn
Bạn cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và cải thiện hôi miệng. Tuy nhiên, đừng chải quá mạnh vì sẽ khiến răng của bạn bị mòn và dễ bị sâu. Thường xuyên thay bàn chải đánh răng mới khi bị sờn, khoảng ba đến bốn tháng thay một lần và chọn bàn chải đánh răng có lông mềm.
Dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn
Đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng nên bạn kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy bỏ và làm giảm sự tích tụ của các mảnh thức ăn, mảng bám giữa các kẽ răng.
Dùng chỉ nha khoa giúp sạch răng và hết hôi miệng
Chải sạch lưỡi
Lớp màng phủ được hình thành trên lưỡi của bạn có thể là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây mùi. Hãy chải lưỡi để loại bỏ chúng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng hay dụng cụ cạo lưỡi.
Uống nhiều nước
Để giữ cho miệng luôn ẩm ướt và ngăn ngừa mùi hôi của hơi thở, hãy uống nhiều nước, tuy nhiên không phải cà phê, nước ngọt hoặc rượu vì có thể dẫn đến khô miệng hơn. Đối với chứng khô miệng mãn tính, hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để có thể được kê toa một loại thuốc giúp kích thích tiết nước bọt hoặc một sản phẩm nước bọt nhân tạo.
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Tránh các loại thực phẩm như hành, tỏi, thức ăn cay, đồ ăn có đường và giảm uống cà phê, rượu. Bạn nên ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả,... để làm giảm và cải thiện tình trạng hôi miệng.
Làm sạch dụng cụ nha khoa
Nếu bạn đeo cầu răng hoặc hàm giả, hãy làm sạch kỹ lưỡng ít nhất một lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Nếu bạn đang sử dụng dụng cụ giữ răng hoặc dụng cụ bảo vệ miệng, hãy làm sạch mỗi lần trước khi bạn đưa vào miệng. Hãy làm sạch bất cứ thứ gì đi vào khoang miệng của bạn để luôn tránh hôi miệng và giữ cho hơi thở thơm mát.
Vệ sinh hàm giả cải thiện hôi miệng
Bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế cà phê, nước ngọt hoặc rượu
Hút thuốc, uống cà phê, nước ngọt hoặc rượu là những nguyên nhân gây khô miệng, làm ố răng và hôi miệng. Nếu bạn vẫn còn đang hút thuốc, hãy bỏ thật sớm để giữ cho miệng của bạn ẩm và không có mùi hôi. Hạn chế uống cà phê, nước ngọt hoặc rượu và thay thế bằng các loại nước hoa quả, rau củ để giảm mảng bám và mùi hôi trong miệng.
Giữ cho nướu răng của bạn khỏe mạnh
Bệnh nướu răng hay bệnh nha chu gây hôi miệng do các vi khuẩn tập trung ở túi chân răng tạo ra các mùi hôi. Khi bạn phát hiện bị bệnh nướu răng, hãy đến thăm khám ngay các bác sĩ nha khoa để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Chăm sóc răng miệng định kỳ
Khám nha khoa theo định kỳ 4 – 6 tháng/lần và thực hiện các can thiệp nha khoa khi phát hiện ra các bệnh về răng miệng. Bên cạnh đó, lấy cao răng 2 lần/năm cũng là cách tốt giúp cho hơi thở thơm mát.
>>>XEM THÊM: Cách trị hôi miệng bằng lá ổi như thế nào?
Đối với trường hợp hôi miệng lâu ngày
Nếu tình trạng hôi miệng vẫn tiếp diễn mặc dù bạn đã áp dụng các cách chữa hôi miệng tại nhà. Bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng để có biện pháp điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra hôi miệng có thể như nhiễm trùng xoang hoặc bệnh thận, cũng có thể giúp cải thiện mùi hơi thở.
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem các vấn đề của bạn có liên quan đến tình trạng sức khỏe hay không và đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp.
Nên thăm khám nha sĩ nếu chứng hôi miệng kéo dài
Sử dụng nước súc miệng thảo dược
Nước súc miệng sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và có hơi thở thơm mát. Bạn nên sử dụng nước súc miệng được chiết xuất từ sáp ong để giúp hơi thở thơm tho, tăng khả năng bảo vệ răng miệng. Nghiên cứu vào năm 2017 đã cho thấy sáp ong có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, vi nấm hay virus từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Bạn cũng có thể cải thiện hơi thở nếu súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn. Nó có thể loại bỏ các mảnh thức ăn mắc kẹt trong răng của bạn.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân gây hôi miệng và cách chữa hôi miệng, giúp bạn và người thân có cách điều trị sớm. Hãy sử dụng nước súc miệng thảo dược được chiết xuất từ Sáp ong để bảo vệ răng miệng mỗi ngày. Nếu có thông tin nào còn thắc mắc, hãy liên hệ tới hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để nhận được tư vấn của chuyên gia.
https://www.webmd.com/oral-health/features/get-rid-bad-breath
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5768961/
https://www.healthline.com/health/bad-breath#causes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bad-breath/diagnosis-treatment/drc-20350925
Bình luận