Nhiệt miệng và ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường khá tương đồng, khiến nhiều bệnh nhân ung thư nhầm lẫn tình trạng của mình với nhiệt miệng. Hậu quả là tới 90% người bệnh chỉ đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, buộc phải cắt bỏ một phần, thậm chí là toàn bộ lưỡi. Vì vậy, việc phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi là vô cùng quan trọng để điều trị kịp thời.       

Tổng quan về nhiệt miệng

Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, là tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông, và thường có màu trắng hoặc vàng với viền đỏ. Các vết loét này thường xuất hiện ở bên trong má, môi, lưỡi, lợi, hoặc nướu. Nhiệt miệng tại lưỡi gây đau xót, bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt nhưng thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Để điều trị nhiệt miệng tại lưỡi, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp rất đơn giản như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng và súc miệng với nước muối loãng ít nhất 2 lần/ngày sau ăn
  • Kiêng ăn các thực phẩm cay, nóng, chua, thay thế bằng các thực phẩm giàu vitamin, kẽm… 
  • Dùng thêm một số thuốc giảm đau không kê đơn như: Paracetamol. ibuprofen… 

Nhiệt miệng tại lưỡi khá lành tính

Ung thư lưỡi, cách phân biệt với nhiệt miệng

Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh lý ác tính, thường gặp trong các loại ung thư vùng miệng. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể lan rộng và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Đáng lo là ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng và có một số triệu chứng khá tương đồng với nhiệt miệng, gồm:

  •  Xuất hiện các vết loét trên lưỡi
  • Cảm giác đau xót, rát khi nhai, nuốt, gây khó chịu cho người bệnh. 

Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng dựa vào các đặc điểm sau:

Đặc điểm của vết loét: 

Tuy cùng có các vết loét trên lưỡi, nhưng với nhiệt miệng, vết loét thường nông, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, viền đỏ, xung quanh có thể sưng, nóng, đỏ đau nhưng vẫn mềm mại, không chảy máu, không có mùi khó chịu. Ngược lại, khi bị ung thư lưỡi, vết loét sẽ có màu đỏ, xen lẫn vàng, trắng hoặc đen do hoại tử, xung quanh chai cứng, bờ nham nhở, dễ chảy máu, kèm mùi hôi khó chịu.

Vết loét nhiệt miệng và ung thư lưỡi thường có màu sắc khác nhau ở giữa

Nổi hạch: 

Khi bị nhiệt miệng thông thường kèm theo viêm nhiễm, bạn có thể bị nổi hạch tại góc hàm, hạch cổ. Tuy nhiên nổi hạch cũng có thể là dấu hiệu của ung thư, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị. 

Thời gian tồn tại triệu chứng: 

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính nên thường sẽ tự khỏi sau 7 - 15 ngày, có thể tái lại nhưng ở các vị trí khác nhau. Ngược lại, tổn thương do ung thư lưỡi hay kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và tái phát lại ở cùng một vị trí. 

Một số dấu hiệu khác: 

Nhiệt miệng đơn thuần không có nhiều triệu chứng, tuy nhiên ung thư lưỡi có thể gây nhiều triệu chứng khác như: 

  • Đau lưỡi, tê lưỡi, lưỡi cứng, xuất hiện các mảng trắng trên bề mặt lưỡi, bám chắc và lan rộng, dễ chảy máu
  • Đau họng, đau lan lên tai, tăng tiết nước bọt, khạc ra nước bọt lẫn máu…
  • Khít hàm, khó cử động lưỡi để nuối, nói chuyện
  • Các triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, suy kiệt, sốt kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân… 

Ung thư lưỡi có thể gây đau họng

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư lưỡi, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và kịp thời tầm soát bệnh. 

Cách phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi

Phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi hay các bệnh khoang miệng nói chung là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những biện pháp dành cho bạn:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn giàu vitamin E, D, sắt, và kẽm. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.
  • Tránh các tác nhân gây hại cho khoang miệng: Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay, nóng, chua, mặn, tránh uống nhiều nước có gas và các loại đồ uống có cồn.
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là tác nhân hàng đầu của nhiều loại ung thư, gồm cả ung thư lưỡi. Khói thuốc lá có thể dẫn tới ung thư vùng miệng, họng.

Bên cạnh đó, để nhanh chóng giảm đau, xót do các vết nhiệt, loét miệng, đồng thời bảo vệ sức khỏe khoang miệng, ngừa tái phát nhiệt miệng, viêm nướu răng, viêm lợi… bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi thành phần chính nano bạc

Nano bạc có tác dụng diệt khuẩn, kháng virus, nấm chọn lọc tại khoang miệng

Ngay từ thời Hippocrate - Ông tổ ngành Y, bạc đã được coi là nguyên liệu quý báu, sử dụng làm dụng cụ ăn uống cho tầng lớp quý tộc nhờ công năng phát hiện các chất độc. Ở chiến tranh thế giới thứ nhất, bạc còn được dùng điều trị nhiễm trùng trước khi kháng sinh ra đời. Tới năm 1920, dung dịch muối bạc chính thức được FDA - Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận làm chất kháng khuẩn.

Ngày nay, các nhà khoa học còn ứng dụng công nghệ Lượng tử tiên tiến, bào chế bạc dưới dạng phân tử nano bạc, cho tác dụng mạnh gấp hàng triệu lần bạc thông thường. Nhờ đó, sử dụng gel bôi thành phần chính nano bạc hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm có hại trong khoang miệng, ngừa nhiệt, loét miệng và nhiều bệnh khoang miệng hiệu quả. Đặc biệt, gel bôi còn kết hợp thêm các loại thảo dược giảm đau, gây tê tự nhiên như chiết xuất duối, neem, đinh hương, cho tác dụng giảm đau nhanh chóng, làm dịu êm vết loét. 

Phân biệt chính xác giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi chúng giúp chúng ta có phương pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh những lưu ý trong sinh hoạt, sử dụng gel bôi thành phần chính nano bạc là lựa chọn an toàn, hiệu quả để giảm đau, làm lành vết loét do nhiệt miệng và ngăn ngừa tái phát các bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe khoang miệng hiệu quả. Bạn đọc có câu hỏi hay thắc mắc về bệnh lý răng miệng, vui lòng để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé.

Dược sĩ Thanh Hoa

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-gumimouth.webp

Bình luận