Viêm lợi là gì? Các dạng viêm lợi

Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh nha khoa gây ra tình trạng kích ứng, sưng, đỏ và gây đau tại khu vực nướu, chân răng. Bệnh lý có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bị. Tình trạng viêm diễn biến lâu dài gây ra hôi miệng, tụt nướu, giảm khả năng bảo vệ cấu trúc răng.

Thông thường nướu lợi khỏe mạnh của chúng ta có màu hồng nhạt. Phần lợi ôm khít với các chân răng để bảo vệ cấu trúc răng. Khi bị viêm, phần lợi bị sưng nề, chuyển sang ửng đỏ và dễ bị chảy máu. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức nhất là khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

Viêm lợi có thể được phân loại thành một số dạng khác nhau dựa vào mức độ viêm. Có 3 dạng viêm lợi thường gặp nhất là do mảng bám, viêm lợi có mủ và viêm lợi trùm.

Viêm lợi do mảng bám: Hiện nay, mảng bám là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng viêm nướu răng. Những mảng bám này hình thành từ thức ăn bám lại, nước bọt và vi khuẩn. Mảng bám tồn tại lâu ngày mà không được loại bỏ gây ra viêm lợi.

Viêm lợi có mủ: Viêm lợi có mủ xuất hiện do tình trạng viêm lợi kéo dài. Các yếu tố bảo vệ cơ thể như bạch cầu, kháng thể được huy động đến để tiêu diệt các ổ viêm. Mủ hình thành là kết quả của quá trình tiêu diệt các ổ viêm đó.

Viêm lợi trùm: Viêm lợi trùm thường xuất hiện trong quá trình mọc răng khôn (Răng số 8). Khi răng mới mọc lên, phần lợi bị tác động, chèn ép gây ra viêm, đau nhức và khó chịu trong nhiều ngày.

viem-loi-keo-dai-gay-ra-tinh-trang-hoi-mieng.webp

Viêm lợi kéo dài gây ra tình trạng hôi miệng

>>>XEM THÊM: Cách trị hôi miệng bằng lá ổi như thế nào?

Viêm lợi có gây nguy hiểm không?

Trong trường hợp không được điều trị, viêm lợi có thể tiến triển thành các bệnh nướu răng khác. Các bệnh này khi lan tỏa đến mô, xương hay còn gọi là viêm nha chu, có thể gây mất răng vĩnh viễn. Mất răng không những ảnh hưởng đến việc ăn uống gây kém ngon miệng, lâu ngày còn khiến khuôn mặt bị thay đổi. Vì vậy người bệnh cần phải thay thế răng giả mới, tốn nhiều chi phí mà lại gây đau.

Ngoài ra, viêm lợi mãn tính cũng có thể là một biểu hiện của một số bệnh toàn thân khác. Thông thường có thể là các bệnh lý như tiểu đường, hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành hoặc là một dấu hiệu nhỏ của đột quỵ.

Viêm nướu cũng có thể gây ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các mô nướu răng. Từ đó gây ảnh hưởng đến phổi, tim cùng những bộ phận khác.

viem-loi-co-the-gay-bien-chung-nguy-hiem.webp

Viêm lợi có thể gây biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu răng

Nguyên nhân chính gây ra viêm lợi xuất phát từ các loại vi khuẩn, virus có hại trong khoang miệng. Những loại vi khuẩn này sẽ tạo thành các mảng và bám dính gần như trong suốt trên răng. Lâu ngày, chúng sẽ cứng lại thành các cao răng, gây ra tình trạng viêm này.

Nguyên nhân thứ phát gây ra viêm nướu có thể do lười vệ sinh răng miệng, mắc các bệnh về răng lợi hay lối sống không khoa học. Ví dụ như:

Lười vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám, các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Những trường hợp lười đánh răng thì tỷ lệ bị viêm lợi sẽ cao hơn nhiều so với người vệ sinh răng miệng đều đặn. 

Mắc bệnh về răng lợi: Bệnh về răng như sâu răng thường kèm theo vấn đề về viêm lợi. Sâu răng càng nặng, nguy cơ xuất hiện viêm lợi càng lớn.

Viêm lợi do nhiễm trùng : Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus (virus herpes) hay nhiễm nấm (candida) tại khoang miệng có thể gây ra viêm lợi. Ngoài viêm, phần nướu lợi xuất hiện các vết loét màu trắng.

Viêm nướu răng do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể dẫn đến tình trạng quá sản các mô tế bào lợi, dẫn đến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Các thuốc gây ra quá sản lợi có thể gồm thuốc chống động kinh (Phenytoin), thuốc chống thải ghép (Cyclosporin) hay thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh Canxi (Nifedipin).

Yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm lợi

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ làm tăng xuất hiện viêm lợi gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng không đủ chất: Điển hình là thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng.
  • Trẻ em lười vệ sinh răng.
  • Người nghiện thuốc lá.
  • Trường hợp làm thủ thuật răng: Trám răng, bọc răng sứ.
  • Bệnh nhân có bệnh nền: HIV/AIDS, ung thư, đái tháo đường.

sau-rang-thuong-dan-den-viem-nuou-loi.webp

Sâu răng thường dẫn đến viêm nướu lợi

Các phương pháp điều trị viêm lợi

Trong tình trạng viêm lợi kèm theo chảy máu, có dấu hiệu bị nhiễm trùng, răng lung lay, nướu răng đang bị tách ra khỏi răng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị sớm và đúng cách. Từ đó giúp người bệnh tránh những biến chứng nguy hiểm trên. Dưới đây là các cách điều trị tình trạng viêm lợi.

Điều trị viêm lợi bằng thuốc uống

Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể được nha sĩ hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc giúp giảm viêm và đau lợi. Ví dụ như một số loại thuốc sau đây:

Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt: Viêm lợi gây ra tình trạng đau nhức khó chịu, thậm chí sốt. Do đó các thuốc giúp giảm viêm, hạ sốt có thể được bác sĩ chỉ định.

  • Thuốc chống viêm NSAIDS: Ibuprofen, Meloxicam.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol.
  • Thuốc chống viêm Steroid: Methylprednisolone, Betamethasone.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng viêm nặng bác sĩ cần chỉ định thêm kháng sinh để điều trị. Nhóm thuốc kháng sinh trong điều trị viêm lợi điển hình là:

  • Nhóm Beta-lactam: Amoxicillin, Phenoxypenicillin.
  • Nhóm kháng sinh Macrolid: Azithromycin, Clarithromycin.
  • Kháng sinh phổ vi khuẩn kỵ khí: Metronidazol.

Lưu ý: Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để điều trị. Việc dùng thuốc cần có chỉ định, liều dùng cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

su-dung-thuoc-la-phuong-phap-pho-bien-trong-dieu-tri-viem-loi.webp

Sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị viêm lợi

>>>XEM THÊM: Sưng lợi có mủ uống thuốc gì?

Sử dụng các biện pháp nha khoa

Ngoài sử dụng thuốc điều trị viêm lợi, nếu tình trạng cao răng của bạn nghiêm trọng, nha sĩ có thể sử dụng một số thủ thuật để loại bỏ chúng. Những thủ thuật này có thể bao gồm:

  • Cạo vôi răng: Loại bỏ lớp cao răng ở viền nướu theo đường từ trên xuống.
  • Gốc bào: Loại bỏ cao răng từ bề mặt gốc.
  • Sử dụng laser loại bỏ cao răng: Đây là một phương pháp khá mới, ít gây đau và chảy máu hơn so với 2 biện pháp trên.

Trong trường hợp khi đã thực hiện những biện pháp trên, tình trạng viêm không suy giảm, người bệnh có thể phải thực hiện phẫu thuật - nhổ răng. Điều này nhằm loại bỏ răng có phần lợi bị viêm nhiễm và tránh lây lan sang những khu vực khác.

Cách chữa viêm lợi có mủ ngay tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y trị viêm lợi, phương pháp dùng thảo dược cũng được áp dụng phổ biến vì tính an toàn, hiệu quả cao. Dưới đây là một vài cách chữa viêm nướu ngay tại nhà.

Dùng cùi quả cau

Trong cùi quả cau chứa các hợp chất Alkaloid có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm rất tốt. Ngoài ra các hợp chất Polyphenol còn giúp những tổn thương do viêm lợi mau lành lại.

Giảm viêm nướu bằng lá trầu không

Lá trầu không từ lâu đã được cha ông ta sử dụng, điển hình là ăn trầu. Trong lá trầu chứa lượng dồi dào tanin, vitamin cùng các khoáng chất. Dịch chiết thảo dược này giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng sức khỏe cho nướu lợi.

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối loãng có khả năng sát trùng tương đối hiệu quả, giúp tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn trong khoang miệng. Chuyên gia cũng khuyên rằng nên súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày để sạch miệng, ngăn ngừa viêm lợi hay viêm họng.

viem-loi-dan-den-bien-chung-mat-rang.webp

Viêm lợi dẫn đến biến chứng mất răng

Biện pháp phòng tránh viêm nướu răng hiệu quả

Viêm nướu răng hay viêm lợi có thể tái lại nhiều lần, khiến người bệnh khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy để hạn chế tối đa viêm lợi, bạn đọc cần lưu ý một số điều sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày là cách đơn giản mà rất hiệu quả để phòng tránh viêm lợi. Hãy đánh răng đúng cách và ít nhất 2 lần mỗi ngày để khoang miệng được sạch sẽ. Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để loại bỏ mảng bám trên kẽ răng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm lợi, sâu răng do không được hướng dẫn, dạy bảo. Vì vậy các bậc phụ huynh nên giáo dục trẻ ý thức vệ sinh răng miệng từ sớm để tránh xảy ra viêm. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cũng cần thay định kỳ để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng, tránh sự tích tụ vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, người bị viêm lợi có thể sử dụng thêm những loại nước súc miệng hoặc dung dịch nha khoa để giúp làm sạch răng và ngừa viêm. Nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần thảo dược, hoặc được chiết xuất từ sáp ong, lá trầu không, cùi quả cau. Nghiên cứu vào năm 2011 tại Brazil đã chỉ ra rằng các hoạt chất nhóm flavonoid trong sáp ong giúp ức chế yếu tố gây viêm, tăng sinh tế bào. Từ đó giúp tăng tốc độ hồi phục tổn thương.

Những loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc giúp ngăn ngừa viêm lợi hoặc các chứng viêm răng miệng khác. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ tốt trong việc giảm chảy máu chân răng, tụt lợi hoặc sâu răng,... ở những người có thói quen không tốt cho răng miệng.

Chiet-xuat-sap-ong-la-trau-khong-va-cui-qua-cau-co-the-giup-sat-khuan-rang-mieng.webp

Chiết xuất sáp ong, lá trầu không và cùi quả cau có thể giúp sát khuẩn răng miệng

Khám sức khỏe răng lợi định kỳ

Khám sức khỏe răng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng. Lấy cao răng cũng giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ và hạn chế nhiễm khuẩn. Vì vậy hãy cố gắng đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để tránh gặp phải các vấn đề về răng lợi bạn nhé!

Viêm lợi không quá nguy hiểm, nhưng do tính tái lại nhiều lần khiến người mắc phải khó chịu. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có được những thông tin bổ ích trong việc xử lý cũng như phòng tránh tình trạng viêm lợi hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề chăm sóc răng miệng, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ thêm.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/oral-health/guide/gingivitis-periodontal-disease

https://www.scielo.br/j/rbfar/a/L8p4TbmXVtpNJrzF395SyBB/?lang=en

https://www.msdmanuals.com/home/mouth-and-dental-disorders/periodontal-diseases/gingivitis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/symptoms-causes/syc-20354453

https://www.healthline.com/health/gingivitis

Dược sĩ Thanh Tùng

Box-NTDT (1).webp

Bình luận