Loét miệng tái đi tái lại là nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó gây ra tình trạng đau xót, ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây rất nhiều bất tiện trong đời sống. Vậy lý do nào khiến loét miệng tái đi tái lại? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau. 

Các nguyên nhân tác động bên ngoài

Viêm loét miệng có thể do nhiều yếu tố gây ra, trong đó các yếu tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Vệ sinh răng miệng kém

Khi không vệ sinh răng miệng thường xuyên, vi khuẩn sẽ sinh sôi và gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập. Ngoài ra nếu bạn vệ sinh răng miệng kém, có nhiều mảng bám và cao răng thì cũng tạo thêm môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn, gây kích ứng và tổn thương niêm mạc miệng.

ve-sinh-rang-mieng-sach-se-dong-vai-tro-quan-trong-khi-dieu-tri-viem-nuou-rang.png

Vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây nhiệt miệng tái đi tái lại

Chấn thương niêm mạc miệng

Cắn vào má, lưỡi hoặc chấn thương do vật cứng như sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, cắn các vật cứng như móng tay, bút chì cũng có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra những người bệnh đang chỉnh nha, niềng răng cũng có thể bị các vết loét nhỏ do các khí cụ nha khoa cọ xát vào niêm mạc miệng và làm tăng nguy cơ loét miệng, nhiệt miệng tái phát. 

Ăn các thực phẩm không phù hợp

Có một số loại thực phẩm có thể làm cho vết viêm loét miệng tái đi tái lại nhiều lần. Cụ thể như:

  • Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Thực phẩm chua: Thực phẩm chua có tính axit cao, có thể làm tổn thương lớp biểu bì của niêm mạc miệng.
  • Thức ăn cứng: Thức ăn quá cứng có thể gây trầy xước niêm mạc miệng.
  • Dị ứng thức ăn: Một số người có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm, gây viêm loét miệng.

Tác dụng phụ của một số thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, có thể gây ra tác dụng phụ là khô miệng hoặc viêm niêm mạc miệng. Ngoài ra hóa trị và xạ trị là những phương pháp điều trị ung thư có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm miệng, khô miệng làm cho vết nhiệt miệng, loét miệng thường xuyên tái đi, tái lại.

cac-yeu-to-tang-nguy-co-kich-hoạt-viem-loet-mieng.webp

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét miệng khác nhau

Các nguyên nhân bên ngoài khác

Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây loét miệng, nhiệt miệng tái đi tái lại ví dụ như:

  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm giảm khả năng tự phục hồi của niêm mạc miệng, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Uống rượu: Rượu làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Các chất kích thích: Các chất kích thích như cà phê, trà có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây ợ nóng và làm tổn thương niêm mạc miệng.
  • Dị ứng: Dị ứng với một số chất trong kem đánh răng, nước súc miệng hoặc các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác cũng có thể gây kích ứng và làm xuất hiện các vết loét.

Các nguyên nhân bên trong cơ thể gây loét miệng

Viêm loét miệng không chỉ đơn thuần do tác động từ bên ngoài mà còn liên quan đến nhiều yếu tố bên trong cơ thể. Cụ thể như:

Hệ miễn dịch suy yếu

Các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, dẫn đến viêm loét miệng. Ngoài ra tình trạng nhiễm trùng do virus như herpes simplex, virus Epstein-Barr có thể gây ra các vết loét trong miệng.
Sự căng thẳng kéo dài làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

ipiccyimage-2023-03-01t222716080-22274677.jpg

Hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng tái phát

Rối loạn nội tiết

Thường gặp trong các trường hợp như sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh… có thể làm tăng nguy cơ viêm loét miệng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Có một số vitamin và dưỡng chất nếu cơ thể bị thiếu hụt có thể là nguyên nhân khiến loét miệng tái phát như:

  • Thiếu vitamin: Thiếu vitamin B12, vitamin C, sắt, kẽm có thể làm giảm khả năng phục hồi của niêm mạc miệng.
  • Thiếu axit folic: Axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào, thiếu hụt axit folic có thể gây viêm loét miệng.

Mắc một số bệnh lý nền

Bao gồm:

  • Bệnh tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn có thể gây ra viêm loét miệng.
  • Bệnh máu: Bệnh thiếu máu có thể làm giảm khả năng cung cấp oxy cho các tế bào, gây viêm loét miệng.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh thận cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét miệng.

Cách giảm viêm loét miệng, ngăn tái phát hiệu quả

Để phòng ngừa viêm loét miệng do các nguyên nhân trên thì chuyên gia khuyến cáo bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Chăm sóc răng miệng tốt: Đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt.
  • Giảm căng thẳng: Tập thể dục đều đặn, thư giãn, ngủ đủ giấc.
  • Tránh các thực phẩm kích ứng: Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, chua, cứng.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng dịu nhẹ.
  • Dùng thêm sản phẩm giúp dịu mát nhiệt miệng và ngừa tái phát với gel bôi nano bạc

Để cải thiện tình trạng đau đớn, xót rát do nhiệt miệng tái đi tái lại, gel bôi thành phần chính nano bạc là lựa chọn của nhiều người. Từ thời người La Mã cổ, hay thời phong kiến, các bậc vua chúa thường dùng chén bát, thìa nĩa từ chất liệu bạc bởi bạc có khả năng biến đổi màu sắc nên có thể phát hiện các chất độc. Trong y học, từ thời Hyppocrates - ông tổ ngành y, từng dùng bạc để chữa bệnh. Ông đã ghi chép trong y văn của mình rằng: “Bạc có tính chất ngăn ngừa và chống lại một số loại bệnh”. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, bạc được dùng để điều trị nhiễm trùng trước khi thuốc kháng sinh ra đời, bạc được xem như “dược phẩm” chống lại bệnh tật nơi chiến trường khốc liệt tại thời điểm đó. Đến năm 1920, FDA (Mỹ) đã chấp thuận cho sử dụng dung dịch muối bạc làm chất kháng khuẩn. 

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, bạc có thể tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn. Đặc biệt, bạc tác dụng chọn lọc, chỉ tiêu diệt vi sinh vật có hại và làm chúng không thể kháng trở lại. Khi được bào chế dưới dạng nano bạc, phân tử kích thước siêu nhỏ, cho hiệu quả diệt khuẩn mạnh gấp hàng triệu lần. Nhờ đó, sử dụng gel bôi thành phần chính nano bạc giúp loại bỏ hại khuẩn, không ảnh hưởng vi sinh vật có lợi trong khoang miệng, hỗ trợ ngăn mất cân bằng vi sinh vật, từ đó bảo vệ khoang miệng, ngừa nhiệt miệng tái phát. 

Nano bạc có công dụng sát khuẩn tốt.webp

Nano bạc cho khả năng diệt khuẩn chọn lọc

Ngoài nano bạc, sản phẩm còn được sản xuất bằng công nghệ Lượng tử, chứa các thảo dược như chiết xuất duối, neem, đinh hương giúp tăng tác dụng trị nhiệt miệng, giảm nhanh đau xót, rát khó chịu do vết loét miệng. 
Áp dụng các cách kể trên và kết hợp gel bôi thành phần chính nano bạc hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhiệt miệng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bạn đọc còn có câu hỏi hay thắc mắc về bệnh lý răng miệng, vui lòng để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé!

Bình luận