Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là tình trạng mất cân bằng các lipid như cholesterol, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – C), cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - C), triglyceride (chất béo trung tính). Lipid máu sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Cholesterol – LDL (loại xấu): Khi lượng LDL tăng cao sẽ gây ra nhiều vấn đề liên quan đến mạch máu, đặc biệt là khu vực tim, não bộ.
  • Cholesterol – HDL (loại tốt): Chiếm từ 1/4 – 1/3 lượng cholesterol trong máu. HDL giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan, loại bỏ cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch.
  • Triglyceride: Là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày.

Một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu mà bạn có thể gặp như sau:

  • Mức độ cholesterol LDL cao.
  • Mức độ cholesterol HDL thấp.
  • Mức độ chất béo trung tính cao.
  • Mức độ của cholesterol LDL và chất béo trung tính đều tăng cao.

Đây là những rối loạn phổ biến và thường gặp. Bên cạnh đó, rối loạn lipid máu xảy ra do nồng độ lipid xuống quá thấp cũng là một trường hợp bạn có thể gặp. Tuy nhiên, trường hợp này ít phổ biến hơn.
Khi bị rối loạn lipid trong máu, đặc biệt với trường hợp LDL quá cao, chất béo sẽ tích tụ (thường được gọi là các mảng) trên động mạch, mạch máu. Theo thời gian, các mảng này làm thu hẹp động mạch, gây ra tình trạng xơ cứng động mạch. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó có thể gây ra tình trạng đau tim, đột quỵ ở người bệnh.

Roi-loan-lipid-mau-xay-ra-khi-cac-chat-beo-trong-mau-bi-mat-can-bang

Rối loạn lipid máu xảy ra khi các chất béo trong máu bị mất cân bằng

Nguyên nhân rối loạn lipid máu

Sự thay đổi, mất cân bằng bất kỳ yếu tố chất béo nào trong máu chính là nguyên nhân cốt lõi gây ra tình trạng rối loạn lipid. Có nhiều tác nhân gây ra sự rối loạn này. Dựa vào các tác nhân đó, rối loạn lipid trong máu được chia thành rối loạn nguyên phát và rối loạn thứ phát. Cụ thể như sau:

Rối loạn lipid máu nguyên phát

Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây ra rối loạn lipid nguyên phát trong máu. Phổ biến như:

  • Tăng lipid máu kết hợp gia đình: Đây mà nguyên nhân di truyền phổ biến nhất. Những người thuộc trường hợp này thường sẽ phát triển bệnh ở độ tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi, nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đau tim cũng cao hơn bình thường.
  • Tăng cholesterol máu gia đình, tăng cholesterol máu đa nguyên nhân: Đặc trưng chung của nhóm này là tổng lượng cholesterol cao (bao gồm cả LDL và HDL, chất béo trung tính).
  • Hyperapp Beta Lipoproteinemia gia đình: Một dạng đột biến các nhóm lipoprotein LDL.
  • Tăng triglyceride máu gia đình.
  • Tăng cholesterol máu gia đình đa gen hoặc đồng hợp tử do đột biến ở các thụ thể LDL.
  • Tăng vi khuẩn huyết gia đình: Diễn ra do mức apolipoprotein B cao (một protein trong cholesterol LDL).
  • Hạ canxi máu: Khi canxi máu hạ, mức độ HDL trong máu thấp. Đây cũng là một dạng rối loạn lipid do di truyền gây ra.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Là trường hợp rối loạn lipid xuất hiện do các yếu tố lối sống, dinh dưỡng, bệnh lý. Một số yếu tố nguyên nhân thứ phát như sau:

  • Chế độ ăn uống nghèo nàn, không khoa học, quá nhiều đường, chất béo.
  • Không thường xuyên tập thể dục, thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với thuốc lá. Thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích khác.
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị HIV,…
  • Mắc các bệnh lý: Bệnh gan, tiểu đường, suy giáp, bệnh thận mạn tính, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing, hội chứng chuyển hóa, bệnh ruột thừa, nhiễm trùng nặng,…

Loi-song-khong-khoa-hoc-la-nguyen-nhan-chinh-cua-roi-loan-lipid-mau-thu-phat

Lối sống không khoa học là nguyên nhân chính của rối loạn lipid máu thứ phát

>>> Xem thêm: Những vấn đề nên biết về béo phì và cách kiểm soát cân nặng

Cách xác định rối loạn lipid máu

Để xác định được rối loạn lipid máu, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng ở người bệnh. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu lâm sàng

Thông thường, các triệu chứng rối loạn lipid máu không quá rõ rệt. Chỉ khi tình trạng rối loạn này gây ra các biến chứng lên mạch máu mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý. Ngoài ra, một số triệu chứng đặc hiệu ngoại biên của rối loạn lipid máu mà bạn có thể quan sát. Ví dụ như:

  • Xuất hiện tình trạng cung giác mạc: Có màu trắng nhạt, hình vòng tròn (hoặc không hoàn toàn vòng tròn) định vị quanh mống mắt.
  • Xanthomas: Là các u vàng ở da phẳng hoặc nổi hạt. Những u vàng này thường không gây đau cho người bệnh, chủ yếu sẽ xuất hiện tại các vùng khuỷu tay, lưng, thân, đầu gối, bàn tay, bàn chân. Một số loại u vàng khác có thể gặp như u vàng gân (tendon xanthomas), u vàng dưới màng xương (periosteal xanthomas), u vàng da/củ (cutaneous/tuberous xanthomas).
  • Ban vàng nổi lòng bàn tay, thấy rõ hơn ở các nếp gấp của ngón tay hoặc lòng bàn tay.

Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Để xác định được chính xác hơn tình trạng rối loạn lipid máu, các bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm chỉ số mỡ trong máu nếu nghi ngờ. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Định lượng bilan lipid: Thường sẽ được thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn.
  • Chẩn đoán rối loạn lipid máu bằng các thông số chất béo như cholesterol máu, triglyceride, LDL, HDL.

Cac-chi-so-mo-trong-mau-se-giup-xac-dinh-roi-loan-lipid-mau

Các chỉ số mỡ trong máu sẽ giúp xác định rối loạn lipid máu

Biến chứng rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các cơ quan khác. Ví dụ như:
Các bệnh lý tim mạch: Ví dụ như bệnh mạch vành (CAD), xơ vữa động mạch, bệnh tim,… Dấu hiệu chung của những bệnh lý này có thể biểu hiện như đau ngực, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, khó thở, đánh trống ngực,…
Nhồi máu cơ tim: Đột ngột bị đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi.
Nhồi máu não, đột quỵ: Đột ngột nói ngọng, tê bì, liệt tay chân, yếu nửa người, đau đầu, rối loạn ý thức, co giật,…
Bệnh động mạch ngoại biên: Đau cách hồi, đi khập khiễng phải ngồi nghỉ mới có thể tiếp tục di chuyển, giảm cảm giác, bàn chân sờ thấy lạnh,…
Viêm tụy cấp: Đau bụng dai dẳng, nôn ói, buồn nôn. Một số trường hợp không phát hiện kịp thời có thể bị tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp và tử vong.
Ảnh hưởng lên hệ nội tiết: Cholesterol đóng vai trò quan trọng với một số hệ nội tiết để sản xuất hormone. Khi hàm lượng chất béo này bị rối loạn, nồng độ hormone trong máu cũng sẽ rối loạn theo và gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Não có chứa khoảng 25% lượng cholesterol của cơ thể. Do đó, chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, sự rối loạn lipid khiến các tế bào bị ảnh hưởng và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu não, giảm khả năng vận động, mất trí nhớ,…
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Cholesterol là nguyên liệu để gan sản xuất ra dịch mật. Tuy nhiên, nếu quá nhiều cholesterol có thể gây ra tình trạng dư thừa dịch mật hoặc tạo thành các sỏi mật trong gan, ruột. Điều này sẽ gây ra những cơn đau quặn và sốt cao cho người bệnh.

Roi-loan-lipid-mau-co-the-gay-ra-dot-quy,-nhoi-mau-co-tim

Rối loạn lipid máu có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Kiểm soát, điều trị rối loạn lipid máu

Theo hướng dẫn từ Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, nguyên tắc chung trong điều trị và kiểm soát rối loạn lipid máu là thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc. Thay đổi lối sống bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt sẽ được chỉ định đầu tiên.
Trong trường hợp thay đổi lối sống không đáp ứng, người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị khác. Cụ thể như sau:

Thay đổi chế độ ăn uống, lối sống

Trong chế độ ăn uống, Cục Y tế Dự phòng hướng dẫn người bị rối loạn lipid máu như sau:

  • Cắt giảm năng lượng (calo) đối với người bị thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế các loại đồ ăn có mỡ chứa nhiều axit béo không bão hòa như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, giảm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng, tôm, bơ,…
  • Tăng cường lượng axit béo không bão hòa có nhiều trong thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu bắp, mỡ cá,…
  • Cần cân đối các thành phần glucid, lipid và protid trong khẩu phần ăn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn tỷ lệ chính xác. Tuy nhiên, thông thường sẽ khoảng 50% glucid, 30% lipid và 20 protid.
  • Hạn chế sử dụng các loại rượu, bia, chất kích thích.
  • Bổ sung thêm vitamin, chất xơ, yếu tố vi lượng trong các loại rau, củ hoặc hoa quả.

Trong lối sống, sinh hoạt, bạn cũng cần lưu ý thêm các vấn đề như sau:

  • Ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng/ngày, cố gắng kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phì và cố gắng duy trì cân nặng ổn định.
  • Tránh ngồi quá lâu, thường xuyên vận động. Khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng cho biết, bạn nên thực hiện hoạt động thể chất từ 30 – 45 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.

Che-do-an-uong-lanh-manh-se-giup-giam-roi-loan-lipid-mau-hieu-qua

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm rối loạn lipid máu hiệu quả

Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Trong trường hợp khi thay đổi lối sống từ 2 – 3 tháng nhưng không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định điều trị phối hợp thêm các loại thuốc hạ/kiểm soát lipid máu. Ví dụ như:

  • Nhóm thuốc statin: Đây là nhóm thuốc được ưu tiên đầu tiên, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, giảm quá trình viêm, thoái triển mảng xơ vữa,… Một số loại thuốc trong nhóm statin như atorvastatin, rosuvastatin, simvastatin, lovastatin, fluvastatin,… Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tăng men gan, tiêu cơ vân.
  • Nhóm fibrate: Có tác dụng làm giảm triglyceride, tăng HDL trong máu. Có thể sử dụng phối hợp với nhóm statin. Một số loại thuốc nhóm này có thể kể đến như fenofibrat, fibrat, gemfibrozil,… Nhóm fibrate có thể gây ra một số tác dụng phụ như chướng bụng, đầy hơi, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men cơ, men gan, sỏi mật, phát ban.
  • Axit nicotinic: Tác động trung gian lên gan trong quá trình tổng hợp chất béo. Một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc như ngứa, xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tăng đề kháng insulin.
  • Nhóm resin: Làm tăng ly giải cholesterol trong máu, tăng bài tiết ở mật, giảm lượng cholesterol trong gan. Một số loại thuốc thường dùng của nhóm này như cholestyramin, colesevelam,… Các thuốc thuộc nhóm resin có thể gây ra rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh bị táo bón, chướng bụng, buồn nôn, đầy hơi.
  • Một số loại thuốc khác: Ezetimibe (giúp giảm LDL và tăng HDL), omega – 3 (tăng dị hóa triglycerid ở gan).

>>> Xem thêm: Bị MỠ MÁU CAO bao nhiêu thì phải uống thuốc? - Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

  • Thông tin thêm cho bạn

Ngoài những phương pháp kiểm soát, điều trị rối loạn lipid máu ở trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các thảo dược để hỗ trợ kết quả tốt hơn. Trong đó, các loại thảo dược như hoàng bá, cao lá sen, tỏi,… đang được khuyến khích sử dụng. 

Mot-so-loai-thao-duoc-giup-ho-tro-han-che-roi-loan-lipid-mau

Một số loại thảo dược giúp hỗ trợ hạn chế rối loạn lipid máu

Trong đó, thành phần lá sen đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với tình trạng rối loạn lipid máu. Cụ thể, theo nghiên cứu của chuyên gia Cheng - Hsun Wu (Trung Quốc) hoặc nghiên cứu của chuyên gia An-Rong Kim (Hàn Quốc) được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy:

  • Lá sen có thể làm giảm tình trạng tăng đường huyết và giảm nồng độ của cholesterol toàn phần, triglyceride huyết tương, tăng nồng độ của HDL-C cao hơn.
  • Giảm sự tích tụ của lipid, giảm hoạt động tổng hợp của các axit béo, ức chế quá trình tổng hợp cholesterol ở gan.

Khi sử dụng phối hợp lá sen với những thành phần như hoàng bá, tỏi có thể giúp đem lại những tác dụng như:

  • Giảm tổng hợp lượng cholesterol tại gan: Cao lá sen, tỏi có thể giúp giảm được sự tích tụ lipid, cholesterol tại gan do khả năng ức chế peroxy hóa lipid ở màng tế bào.
  • Tăng sự vận chuyển các lipid máu đến mô và đốt cháy lipid tại mô.
  • Giảm cholesterol toàn phần, triglyceride trong máu với thành phần berberin có trong thảo dược hoàng bá.

Trên đây là những thông tin tham khảo bạn cần biết về tình trạng rối loạn lipid máu. Hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát lipid, điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ tim mạch nguy hiểm khác. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng này, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn.
Tham khảo:
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/dyslipidemia
https://www.hormone.org/diseases-and-conditions/dyslipidemia
https://www.merckmanuals.com/home/hormonal-and-metabolic-disorders/cholesterol-disorders/dyslipidemia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560891/
https://www.msdmanuals.com/professional/endocrine-and-metabolic-disorders/lipid-disorders/dyslipidemia
https://www.verywellhealth.com/what-is-dyslipidemia-697869
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321844#outlook
https://www.healthline.com/health/dyslipidemia#treatment
https://www.chop.edu/conditions-diseases/dyslipidemia

Dược sĩ Phương Anh

BOX-LPC.png

Bình luận