Những vấn đề nên biết về béo phì và cách kiểm soát cân nặng
Tìm hiểu về định nghĩa béo phì là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tại Việt Nam, béo phì và suy dinh dưỡng đang là gánh nặng kép về dinh dưỡng. Ngày nay, béo phì được WHO đánh giá như một loại “dịch bệnh” khi có hơn 4 triệu người chết vào năm 2017 vì dư thừa cân nặng.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì hiện tại vẫn tiếp tục tăng nhanh ở người lớn và trẻ em. WHO cho biết, tỷ lệ béo phì ở trẻ em, thanh thiếu niên từ 5 – 19 tuổi đã tăng từ 4% lên 18% với quy mô toàn cầu chỉ từ năm 1975 đến năm 2016.
Thừa cân béo phì không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, đây được xem là một bệnh nội khoa mạn tính. Béo phì nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ra một số bệnh ung thư.
Hiện tại, béo phì rất khó điều trị, tỷ lệ tái phát lại khá cao. Theo thống kê từ Medicinenet, hầu hết những người béo phì sau khi giảm cân có thể tái phát sau 5 năm với số cân nặng tương tự. Do đó, để có thể kiểm soát được cân nặng, bạn sẽ cần hiểu rõ về căn bệnh này.
Béo phì được xem là một bệnh nội khoa mạn tính
Nguyên nhân béo phì thường gặp
Nguyên nhân cốt lõi của béo phì là sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào (calo in) và calo tiêu thụ (calo out) hàng ngày. Nếu lượng calo out nhỏ hơn rất nhiều so với calo in, bạn sẽ bị tích trữ lượng calo dư thừa dưới dạng chất béo. Khi lượng chất béo này được tích tụ trong thời gian dài có thể gây ra béo phì.
>>> Xem thêm: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Xem ngay để biết câu trả lời!
Nguyên nhân thường gặp
Những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến việc tích tụ calo có thể kể đến như sau:
Ăn quá nhiều
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Đặc biệt, khi chế độ ăn hàng ngày của bạn có quá nhiều chất béo, đường như đồ ăn nhanh, đồ ngọt, món chiên rán. Những loại thực phẩm này có mức độ năng lượng cao hơn.
Không hoạt động thể chất
Những người lười vận động sẽ đốt cháy năng lượng ít hơn so với người thường xuyên vận động. Đặc biệt khi kết hợp với việc ăn quá nhiều, nguy cơ bị béo phì sẽ tăng cao hơn. Trung tâm Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia của Hoa Kỳ (NHANES) cũng đã đưa ra được mối tương quan chặt chẽ giữa hoạt động thể chất và tăng cân.
Sử dụng các loại calo lỏng quá nhiều
Những loại calo lỏng có thể kể đến như rượu, nước ngọt có đường,… góp phần làm bạn bị tăng cân đáng kể.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate đơn giản
Carbohydrate đơn giản có thể làm tăng lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn. Insulin là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mô mỡ và từ đó gây tăng cân.
Một số cập nhật trên medicinenet.com cũng cho biết rằng, thời gian hấp thu thành phần carbohydrate đơn giản (ví dụ như đường, fructose, nước ngọt, các loại bánh,…) vào máu ngắn hơn so với carbohydrate phức tạp (rau, trái cây, gạo lứt, ngũ cốc,…), góp phần làm tăng cân nhanh hơn.
Carbohydrate đơn giản trong bánh kẹo làm tăng nguy cơ bị béo phì
Tần suất các bữa ăn
Hiện tại, sự liên quan giữa béo phì và tần suất các bữa ăn vẫn có nhiều tranh cãi. Một số báo cáo cho rằng những người bị thừa cân thường có tần suất ăn ít hơn so với bình thường. Một số nhà khoa học cũng cho biết thêm rằng, những người ăn từ 4 – 5 bữa/ngày có mức cholesterol, lượng đường trong máu thấp hơn với những người ăn từ 2 – 3 bữa/ngày.
Nguyên nhân ít gặp
Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra béo phì nhưng ít gặp hơn. Cụ thể như sau:
Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng dư thừa cân nặng. Ví dụ như:
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc chống co giật, thuốc kiểm soát cơn động kinh.
- Thuốc điều trị tiểu đường.
- Thuốc tránh thai.
- Các loại thuốc corticosteroid.
- Thuốc điều trị cao huyết áp.
- Thuốc kháng histamin.
Di truyền học
Nếu trong gia đình có người thân bị béo phì, khả năng bạn cũng gặp tình trạng này sẽ cao hơn. Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến các hormone liên quan đến chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
Ví dụ như trường hợp thiếu hụt leptin – hormone được sản xuất trong tế bào mỡ, nhau thai cũng có thể gây ra béo phì. Khi cơ thể không sản xuất đủ leptin, sự kiểm soát từ não bộ sẽ mất đi và gây béo phì. Di truyền cũng sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều chỉnh sự thèm ăn, đốt cháy calo.
Các vấn đề sức khỏe: Một số bệnh lý như suy giáp, hội chứng đa nang buồng trứng, kháng Insulin, hội chứng Cushing, hội chứng Prader - Willi cũng có thể gây ra béo phì.
Yếu tố tâm lý: Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống. Hiện nay, nhiều người thường sẽ ăn quá nhiều khi cảm thấy căng thẳng, buồn chán, tức giận.
Stress, trầm cảm là một trong những yếu tố gián tiếp gây ra béo phì
Các vấn đề xã hội: Thiếu tiền mua thực phẩm lành mạnh, thiếu nơi an toàn để hoạt động thể chất,… cũng là những yếu tố có thể gây ra béo phì.
Yếu tố nguy cơ: Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì. Ví dụ như nội tiết tố, cân nặng thời thơ ấu,…
Làm thế nào để xác định mức độ béo phì?
Cách xác định béo phì đơn giản và thường được sử dụng là dựa vào chỉ số khối (BMI) của cơ thể. Bên cạnh đó, để xác định chắc chắn hơn, bác sĩ cũng sẽ dựa vào nhiều phương pháp chẩn đoán khác. Cụ thể như sau:
Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số BMI được tính theo công thức như sau: BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (m)/2]. Dựa vào chỉ số này, WHO và IDI&WPRO (Hiệp hội Đái tháo đường Các nước châu Á) đã có thang phân loại dành cho người châu Á như sau:
Bảng 1: Phân loại mức độ gầy – béo phì theo chỉ số BMI (kg/m2)
Phân loại | Theo WHO |
Theo IDI&WPRO |
Gầy (cân nặng thấp) | < 18.5 | |
Bình thường | 18.5 – 22.9 | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | Từ 25 | Từ 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 30 – 34.9 | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | 35 – 39.9 | Từ 30 |
Béo phì độ III (béo phì bệnh tật) | Từ 40 |
Dựa vào tỷ lệ vòng eo/mông (WHR)
Đây là tỷ lệ được sử dụng để xác định sự phân bố mỡ trong cơ thể. Công thức tính như sau: WHR = [Vòng eo (cm)]/[Vòng mông (cm)]. WHR được xem là công cụ hữu ích để hỗ trợ BMI trong xác định béo phì. Nếu WHR ở nam từ 0.95 trở lên, nữ từ 0.85 trở lên, bạn có nhiều nguy cơ bị béo phì.
Một số phương pháp đo lượng mỡ trong cơ thể
Ngoài 2 chỉ số trên, bác sĩ có thể thực hiện một số biện pháp để đo lượng mỡ trong cơ thể nếu cần thiết. Ví dụ như:
- Cân thủy tĩnh: Sử dụng để cân một người dưới nước, sau đó sẽ tính lại khối lượng cơ thể nạc và mỡ. Đây là phương pháp xác định khá chính xác nhưng chi phí thực hiện tương đối đắt đỏ.
- BOD POD: Là buồng hình trứng được sử dụng để đo khối lượng, thể tích của người bệnh. Từ đó đưa ra được mật độ toàn bộ cơ thể để xác định khối lượng cơ và mỡ.
- Thước cặp da: Đo độ dày của nếp gấp lớp mỡ dưới da ở một số bộ phận trên cơ thể sau đó áp dụng các công thức để tính phần trăm chất béo.
- Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA): Sử dụng lượng điện truyền vô hại qua 1 trong 3 vị trí gồm bàn chân, cổ tay và mắt cá chân; Mu bàn tay phải và trên đầu bàn chân để tính ra tỷ lệ mỡ trong cơ thể.
- DEXA: Phép đo hấp thụ tia X năng lượng kép được sử dụng để đo mật độ xương, xác định tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể.
BMI và WHR là hai chỉ số được sử dụng để xác định béo phì
>>> Xem thêm: Bị MỠ MÁU CAO bao nhiêu thì phải uống thuốc? - Câu trả lời có TẠI ĐÂY!
Béo phì có nguy hiểm không?
Béo phì không còn là vấn đề thẩm mỹ đơn thuần mà có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, có khoảng 112.000 ca tử vong mỗi năm liên quan đến béo phì. Ngoài ra, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, tình trạng sức khỏe như sau:
- Kháng insulin: Tế bào mỡ làm giảm hiệu quả của Insulin trong quá trình vận chuyển đường (glucose) vào tế bào. Tế bào mỡ có khả năng gây kháng insulin cao hơn so với tế bào cơ.
- Bệnh tiểu đường type 2: Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng theo mức độ, thời gian bị béo phì.
- Huyết áp cao: Thường gặp hơn ở người lớn bị béo phì.
- Tăng cholesterol trong máu.
- Bệnh mạch vành: Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị béo phì (BMI >29) sẽ tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành lên đến 3 – 4 lần so với bình thường.
- Suy tim sung huyết.
- Bệnh ung thư: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư túi mật và tử cung ở nữ giới. Ngoài ra, béo phì cũng có liên quan đến sự phát triển của ung thư vú.
- Đột quỵ, đau tim gây tử vong: Béo phì sẽ làm bạn bị tăng huyết áp, tăng mức cholesterol bất thường, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.
- Triệu chứng Covid – 19 nghiêm trọng hơn: Nguy cơ phát triển các triệu chứng Covid – 19 ở người béo phì cao hơn và nguy hiểm hơn. Một số trường hợp sẽ phải điều trị chăm sóc đặc biệt, hỗ trợ cơ học để có thể hít thở bình thường.
- Một số bệnh lý khác như sỏi mật, viêm khớp do gút, bệnh gút, viêm xương khớp, chứng ngưng thở khi ngủ.
Béo phì là yếu tố nguy cơ gây đau tim, đột quỵ cao hơn
Cách giảm béo phì và kiểm soát cân nặng
Mục tiêu trong điều trị béo phì là đạt được cân nặng hợp lý và duy trì nó. Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống là phương pháp quyết định đến việc giảm béo phì và kiểm soát cân nặng. Trong trường hợp bạn không thể tự kiểm soát và giảm cân, hãy liên hệ với bác sĩ để được trợ giúp y tế. Cụ thể như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống
Giảm lượng calo nạp vào, tăng lượng calo tiêu thụ, thực hành thói quen ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống, vận động khoa học là những điều bạn cần làm để giảm béo phì. Trên thực tế, không có chế độ ăn kiêng giảm cân tốt nhất, chỉ có chế độ ăn kiêng phù hợp với từng cá nhân.
Chế độ ăn uống trong giảm béo phì
Hầu hết các chế độ ăn kiêng để giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng sẽ áp dụng một số nguyên tắc. Cụ thể như sau:
Cắt giảm lượng calo tiêu thụ: Đây chính là “chìa khóa” giúp bạn giảm cân thành công. Bạn nên cắt giảm khoảng 200 – 300 calo/ngày dựa theo chỉ số TDEE của cơ thể. Hiện tại, bạn có thể tìm kiếm các công thức, công cụ tính TDEE trên Google dễ dàng.
>>> Xem thêm: Top 4 thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc cực hay. XEM NGAY
Sử dụng thực phẩm ít calo: Ví dụ như cùng một khẩu phần ăn nhưng calo trong các loại rau, củ, hoa quả sẽ ít hơn so với bánh kẹo, thực phẩm chế biến,…
Ăn uống lành mạnh hơn: Hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Những loại thực phẩm có nguồn protein nạc như đậu, đậu nành, thịt nạc. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế muối, đường trong bữa ăn hàng ngày.
Một số chế độ ăn kiêng đang được áp dụng khá nhiều hiện nay như: Chế độ ăn Paleo, chế độ Low-Carb, chế độ Dukan, chế độ Low Fat, chế độ Atkins, chế độ Eat Clean kết hợp tính toán lượng calo tiêu thụ,…
Kiểm soát chế độ ăn uống là biện pháp giảm béo phì hiệu quả nhất
Lối sống, sinh hoạt hàng ngày
Trong lối sống sinh hoạt hàng ngày, người bị béo phì cần lưu ý:
- Luyện tập, hoạt động thể chất: Người bị béo phì nên hoạt động ít nhất 150 phút/mỗi tuần, khoảng 30 phút/ngày và tối thiểu 5 ngày/tuần. Bạn có thể bắt đầu với những bài tập ở cường độ nhẹ và tăng mức độ sau khi cơ thể đã thích ứng.
- Tận dụng cơ hội di chuyển nhiều nhất có thể: Ví dụ như bạn có thể đỗ xe xa hơn bình thường, tận dụng cơ hội đi bộ tới siêu thị thay vì đi xe,… Hãy cố gắng đạt được 10.000 bước chân/mỗi ngày.
- Kiểm soát các bệnh lý đang gặp phải. Giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý hàng ngày như lo lắng, trầm cảm.
- Điều chỉnh giấc ngủ, ngủ đủ số giờ mà cơ thể cần, thông thường từ 7 – 9 tiếng/ngày.
Sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ
Bên cạnh thay đổi lối sống, nếu trường hợp bạn béo phì ở mức độ nặng, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc để hỗ trợ thêm. Những loại thuốc này thường sẽ giúp ngăn chặn hấp thụ chất béo hoặc giảm sự thèm ăn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc giảm cân. Đa số những loại thuốc này sẽ mất tác dụng theo thời gian. Chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu như đi tiêu xuất hiện nhiều dầu/mỡ, đi tiêu gấp, đầy hơi. Ví dụ như những loại thuốc sau:
- Phentermine/topiramate.
- Naltrexone/bupropion.
- Liraglutide.
- Orlistat.
Một số người bệnh béo phì có thể cần sử dụng thêm thuốc hỗ trợ
Thực hiện các phẫu thuật cần thiết
Những người bệnh béo phì với BMI ít nhất từ 35 trở lên có thể sẽ cần thực hiện các biện pháp phẫu thuật hoặc nội soi nếu cần thiết. Ví dụ như:
Nội soi cắt dạ dày/nội soi đặt bóng trong dạ dày: Giảm lượng thức ăn, chất lỏng mà dạ dày có thể chứa cùng 1 lúc. Theo thời gian, người bệnh sẽ ăn uống ít hơn và giảm cân nặng.
Phẫu thuật Roux-en-Y: Thực hiện tạo một túi nhỏ đầu dạ dày, cắt một đoạn ngắn ở ruột non bên dưới dạ dày, nối với túi mới. Thức ăn khi tiêu thụ sẽ không vào dạ dày mà trực tiếp đi vào túi này của ruột.
Phong tỏa dây thần kinh âm đạo: Phương pháp này sử dụng một thiết bị và cấy vào vùng da dưới bụng. Thiết bị này sẽ gửi các xung điện không liên tục đến dây thần kinh phế vị ở bụng. Dây thần kinh này sẽ ảnh hưởng đến quá trình não bộ nhận thức khi nào bụng trống/đầy.
Hút dịch dạ dày: Bác sĩ sẽ thực hiện đặt một ống qua bụng vào dạ dày và giúp loại bỏ 1 phần thức ăn được hấp thụ tại đây.
Thông tin thêm cho bạn
Bên cạnh những phương pháp giảm cân ở trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thảo dược giúp hỗ trợ quá trình giảm cân ở người bị béo phì. Nổi bật trong đó có thể kể đến cao lá sen.
Trong lá sen chứa thành phần catechin và quercetin có tác dụng hỗ trợ hạ lipid trong máu rất tốt. Ngoài ra, lá sen còn giúp giảm được các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL xấu) và rất thấp (VLDL), tăng hàm lượng cholesterol tốt trong máu. Từ đó giúp hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
Nghiên cứu của giáo sư Cheng-Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc vào năm 2010, đăng tải tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho thấy:
- Dịch chiết trong lá sen có tác dụng giúp giảm trọng lượng cơ thể hiệu quả.
- Các hoạt chất khác trong lá sen còn hỗ trợ giảm được sự tích tụ của lipid, giảm hoạt động tổng hợp axit béo trong cơ thể.
- Giảm tổng hợp cholesterol ở gan.
Do đó, lá sen là một thảo dược giúp hỗ trợ quá trình giảm cân ở người béo phì. Khi kết hợp lá sen cùng với một số dược liệu khác như hoàng bá, tỏi,… cũng giúp ức chế được quá trình sản sinh mỡ tại gan. Bên cạnh đó giúp tăng tiêu thụ mỡ tại các mô. Điều này sẽ hỗ trợ ổn định các chỉ số chất béo (cholesterol, triglyceride) mà không gây mệt mỏi, tiêu hao được lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và giúp giảm cân, kiểm soát được cân nặng tốt hơn.
Lá sen kết hợp với một số thảo dược khác có thể hỗ trợ kiểm soát béo phì
Béo phì là tình trạng bệnh lý có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp được hướng dẫn ở trên để có thể giảm và duy trì được trọng lượng phù hợp. Từ đó hạn chế những tình huống, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin chia sẻ mang tính chất tham khảo về béo phì. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận để được giải đáp chi tiết hơn.
Số liệu WHO: https://www.who.int/health-topics/obesity#tab=tab_1
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323551
https://medlineplus.gov/obesity.html
https://www.nhlbi.nih.gov/health/educational/lose_wt/risk.htm
https://www.cdc.gov/obesity/adult/index.html
https://www.webmd.com/diet/obesity/features/am-i-obese#1
https://www.obesityaction.org/get-educated/understanding-your-weight-and-health/what-is-obesity/
https://www.nhs.uk/conditions/obesity/
https://www.healthline.com/health/obesity#prevention
https://www.medicinenet.com/obesity_weight_loss/article.htm
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/obesity/diagnosis-treatment/drc-20375749
Bình luận