Máu nhiễm mỡ là gì?

Để đánh giá bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không, trước hết chúng ta cần hiểu máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là: Cholesterol cao, mỡ máu cao, rối loạn lipid máu) là tình trạng các chỉ số mỡ máu trong cơ thể cao vượt ngưỡng cho phép.

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì?

Nguyên nhân máu nhiễm mỡ khá đa dạng và do nhiều yếu tố gây ra. Bản chất của tình trạng này được phân tích cụ thể như sau:

 Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Cholesterol không thể tự di chuyển trong máu mà được gắn với protein. Sự kết hợp của protein và cholesterol này được gọi là lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein là:

- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL): Cholesterol LDL tích tụ trong thành động mạch, khiến chúng trở nên cứng và hẹp, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,…

- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL): HDL giúp “vận chuyển” các cholesterol dư thừa đến gan và loại bỏ khỏi cơ thể. Đây được gọi là cholesterol tốt.

Các yếu tố trong tầm kiểm soát của bạn - chẳng hạn như không hoạt động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL. 

Một số yếu tố nguy cơ gây máu nhiễm mỡ, bao gồm:

- Ăn kiêng: Ăn nhiều chất béo bão hòa – mỡ động vật và chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong một số bánh quy, bánh nướng có thể làm tăng mức cholesterol của bạn. Các loại thực phẩm giàu cholesterol, chẳng hạn như thịt đỏ và những sản phẩm từ sữa có chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol toàn phần.

 Người bị mỡ máu cao không nên ăn những thực phẩm này

Người bị mỡ máu cao không nên ăn những thực phẩm này

- Lười vận động, tập thể dục: Tập thể dục giúp tăng cường HDL cho cơ thể, từ đó giảm nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Chính vì vậy, nếu bạn lười vận động, lười tập thể dục thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.

- Thói quen hút thuốc: Hút thuốc lá làm hỏng thành mạch máu của bạn, làm cho chúng tích tụ các chất béo. Hút thuốc cũng có thể làm giảm mức HDL của bạn.

 Hãy từ bỏ ngay thói quen xấu nếu bạn không muốn mắc máu nhiễm mỡ

Hãy từ bỏ ngay thói quen xấu nếu bạn không muốn mắc máu nhiễm mỡ

- Béo phì: Có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên khiến bạn có nguy cơ bị cholesterol cao.

- Chu vi vòng eo lớn: Nguy cơ tăng lên nếu bạn là đàn ông với chu vi vòng eo ≥ 102 cm hoặc phụ nữ có chu vi vòng eo ≥ 89 cm.

- Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao góp phần làm tăng cholesterol LDL và giảm cholesterol HDL. Lượng đường trong máu cao cũng làm tổn thương niêm mạc động mạch của bạn.

Triệu chứng máu nhiễm mỡ là gì?

Các dấu hiệu máu nhiễm mỡ ban đầu thường không rõ ràng nên bạn có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý đơn giản khác. Tuy nhiên, khi ở mức độ bệnh phát triển, nó có thể gây ra những biểu hiện như:

Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt: Tình trạng này là do động mạch dẫn máu đến não bị xơ vữa, làm máu đến não không đủ, khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên.

Chân tay lạnh, tê bì: Chân tay lạnh, tê bì là do động mạch ngoại biên đưa máu đến các chi bị xơ vữa, máu giàu oxy không đến đủ khiến chân tay tê, khó chịu. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn hãy đi khám để được chẩn đoán sớm.

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không? - câu trả lời chắc chắn là có. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như:

 Máu nhiễm mỡ là bệnh phổ biến và rất nguy hiểm

Máu nhiễm mỡ là bệnh phổ biến và rất nguy hiểm

Bệnh động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại biên mang máu đến các chi. Nếu động mạch này bị xơ vữa, máu không đến đủ các chi sẽ khiến chân, tay lạnh, tê bì.

Xơ vữa động mạch

Đây là biến chứng phổ biến của tình trạng mỡ máu cao. Lượng cholesterol dư thừa sẽ hình thành các mảng bám trong lòng động mạch, lâu dần, mảng bám cứng lại gây xơ vữa động mạch.

Đau tim, nhồi máu cơ tim

Nếu động mạch cung cấp máu cho tim (động mạch vành) bị ảnh hưởng, bạn có thể bị đau ngực và các triệu chứng khác của bệnh động mạch vành.

Đột quỵ

Nếu mảng xơ vữa bị vỡ, cục máu đông có thể hình thành tại vị trí vỡ mảng bám và chặn dòng chảy của máu. Lượng máu lưu thông đến tim, não bộ,… kém hoặc tắc nghẽn sẽ gây ra cơn đột quỵ rất nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Cao lá sen – Sự lựa chọn an toàn và hiệu quả cho người bị máu nhiễm mỡ

Để giảm thiểu nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, chúng ta cần thay đổi lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao, tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ. Chế độ ăn uống cần thực hiện khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… nên ăn nhạt và hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật…

Ngoài ra, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mỡ máu cao một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi, hiện nay, xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn đó chính là sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ những cây thuốc quý trong tự nhiên. Một trong số sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao, mọi người tin tưởng sử dụng đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cao lá sen, giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ an toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài.

 Lá sen - Nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả

Lá sen - Nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả

Ngoài thành phần cao lá sen, sản phẩm này được kết hợp với tỏi, cao hoàng bá,… giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-C, tăng cường năng lượng cho cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân ở người thừa cân, béo phì, ngăn chặn những biến chứng của máu nhiễm mỡ...

Hy vọng với những thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi: “Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?”. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, xử lý sớm tình trạng mỡ máu, tránh những biến chứng nguy hiểm và đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cao lá sen mỗi ngày, bạn nhé!.

Dược sĩ Phương Anh

BOX-LPC.png

Bình luận