Bị MỠ MÁU CAO bao nhiêu thì phải uống thuốc? - Câu trả lời có TẠI ĐÂY!
Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Mỡ máu cao hay còn được gọi là máu nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu, rối loạn lipid máu. Đây là tình trạng mỡ trong máu cao hơn bình thường và được đo bởi 4 chỉ số mỡ máu: LDL-cholesterol, HDL-cholesterol, triglycerid và cholesterol toàn phần. Ban đầu, mỡ máu cao chưa gây nguy hiểm cho cơ thể và không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng theo thời gian, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Xơ vữa động mạch: Đây là biến chứng xảy ra khi LDL-cholesterol lắng đọng và bám vào thành động mạch, gây nên mảng bám. Lâu dần, mảng bám dày lên và làm hẹp lòng mạch, máu di chuyển đến các cơ quan đích sẽ khó khăn, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Mỡ máu cao có thể gây đột quỵ
- Đột quỵ: Đột quỵ não xảy ra khi mạch máu đến não bị xơ vữa, hình thành cục máu đông (mảng xơ vữa bong ra kết hợp với tiểu cầu) chặn ngang mạch máu, khiến máu đến não bị chặn lại, một phần não sẽ bị chết do thiếu máu và oxy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
- Nhồi máu cơ tim: Tình trạng này xảy ra khi mạch máu đến tim bị xơ vữa, tim không nhận đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến tổn thương mô tim, gây đau tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần được can thiệp y tế càng nhanh càng tốt.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Nếu mạch máu đến các chi bị xơ vữa sẽ gây bệnh động mạch ngoại biên, khiến chân, tay tê bì, lạnh, nhất là khi đi bộ, chạy bộ hoặc leo cầu thang.
- Ngoài các biến chứng trên, mỡ máu cao còn ảnh hưởng đến gan, gây gan nhiễm mỡ, từ đó dẫn đến xơ gan, ung thư gan; ảnh hưởng đến tụy, gây viêm tụy; tác động đến thận, gây suy thận,…
Mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Nhiều người lo lắng, không biết bị mỡ máu cao bao nhiêu phải uống thuốc? Các chuyên gia khuyến cáo, điều chỉnh rối loạn lipid máu căn cứ vào nhiều yếu tố. Trong phân loại khuyến cáo gần đây nhất của Hội Tim mạch Việt Nam, dựa vào các yếu tố nguy cơ, tùy theo từng mức độ mà có biện pháp điều trị phù hợp.
Hãy thận trọng khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao
Nếu người lớn tuổi có đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thì đòi hỏi dùng thuốc để chỉ số cholesterol giảm đến mức gần như an toàn, bởi nếu các chỉ số tăng nhẹ cũng sẽ đẩy cao nguy cơ xơ vữa mạch máu. Nếu người trẻ bị rối loạn lipid máu chưa có tăng huyết áp, chưa có đái tháo đường thì hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, chưa cần dùng thuốc. Do đó, việc dùng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ phụ thuộc vào mức độ bệnh, tuổi của người mắc. Ngoài ra, nếu chỉ số cholesterol toàn phần > 6.0 mmol/L thì cũng cần dùng thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị máu nhiễm mỡ
Hiện nay, hầu hết các loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ thường có tác dụng ức chế gan sản sinh ra mỡ, từ đó hạ mỡ trong máu. Nhưng điều này lại khiến mỡ tại mô, tế bào giảm theo. Người dùng thuốc thường uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập. Dưới đây là một số nhóm thuốc giúp hạ mỡ máu phổ biến.
- Niacin còn được gọi là axit nicotinic. Nó làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL. Những tác dụng phụ phổ biến là da đỏ bừng, ngứa ran và đau đầu.
Đau đầu là tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị mỡ máu cao
- Nhóm Statin: Đây là nhóm thuốc ức chế men HMG-CoA Reductase, hạn chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan, từ đó giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL-cholesterol. Tuy nhiên, statin có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm những vấn đề về đường ruột, tổn thương gan (hiếm gặp), viêm cơ và tương tác với các thuốc khác.
- Thuốc cô lập axit mật: Chúng bám vào mật từ gan và ngăn nó hấp thụ trở lại vào máu. Mật được tạo ra chủ yếu từ cholesterol, vì vậy, những loại thuốc này làm giảm lượng cung cấp cholesterol của cơ thể. Tác dụng phụ phổ biến nhất của loại thuốc này là táo bón, đầy hơi và đau dạ dày. Ngoài ra, nó còn gây đau cơ, đau lưng, tiêu chảy và đau bụng.
- Thuốc ức chế PCSK9: Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng ở những người trưởng thành bị cholesterol cao do di truyền. Chúng có thể gây ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím khi tiêm, cảm lạnh và cúm.
Giải pháp hạ mỡ máu an toàn từ thiên nhiên
Có thể thấy rằng, dùng thuốc điều trị mặc dù giúp hạ mỡ máu nhưng đồng thời người mắc sẽ rất mệt mỏi do gặp phải tác dụng phụ. Bởi vậy, ngày nay, nhiều người có xu hướng tìm đến các sản phẩm thảo dược, để giúp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu là sản phẩm có thành phần chính cao lá sen,kết hợp với chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, vitamin B5, acid alpha lipoic,… với ưu điểm:
Cao lá sen giúp hạ mỡ máu hiệu quả, an toàn
- Hỗ trợ hạ mỡ máu 2 chiều: Vừa ức chế gan sản sinh mỡ; vừa tăng cường vận chuyển, tiêu thụ mỡ tại mô, tế bào. Do đó, mỡ máu cũng giảm mà người dùng không hề cảm thấy mệt mỏi.
- An toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài.
- Các chức năng của cơ quan như gan, thận,… được bảo toàn.
- Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có thông tin giải đáp chi tiết cho thắc mắc: Bị mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Hãy áp dụng lối sống lành mạnh và đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cao lá sen hàng ngày để máu nhiễm mỡ không có cơ hội “ghé thăm”, bạn nhé.
Bình luận