Thế nào là rối loạn tuần hoàn não?

Rối loạn tuần hoàn não là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng do lưu lượng oxy lên não không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các tế bào thần kinh. Tuần hoàn não là dòng máu lưu thông trong não bộ với chức năng nuôi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng và oxy cho nó để duy trì tốt các hoạt động. Não bộ chỉ chiếm một phần nhỏ trong khối lượng cơ thể nhưng lại giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng nên cần một lưu lượng lớn các dòng máu lưu thông đều đặn. 

Khi xảy ra rối loạn tuần hoàn, não bộ không nhận đủ các chất dinh dưỡng có thể dẫn đến tổn thương và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: phù não, thiếu oxy não, đột quỵ, tàn tật, động kinh. Đây là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 40 trở về sau, đặc biệt nhóm người cao tuổi. Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ ngày càng tăng do những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

roi-loan-tuan-hoan-mau-nao-la-benh-ly-nguy-hiem-thuong-gap-o-trung-nien-va-nguoi-gia.webp

Rối loạn tuần hoàn máu não là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trung niên và người già

Triệu chứng rối loạn tuần hoàn não và hậu quả

Các triệu chứng của rối loạn tuần hoàn não thường là tổ hợp nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy vậy, nó có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý thông thường khác và thường bị bỏ qua. Do đó, gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho người bệnh.

Triệu chứng cần cảnh giác của rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác nhau nên triệu chứng của nó rất đa dạng. Tình trạng giảm lưu lượng máu lên não có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính).

Những biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não có thể là:

  • Đau đầu: Có khoảng 90% người bệnh rối loạn tuần hoàn não gặp phải triệu chứng này. Những cơn đau có thể mang tính chất co thắt, đau lan tỏa ở nhiều khu vực khác nhau như trán, chẩm gáy.
  •  Chóng mặt, xuất hiện các dị cảm (những cảm giác không thật trên cơ thể do sự tê bì chân, ngón tay, ngón chân)
  • Buồn nôn, mất ý thức, khó nói, giảm trí nhớ, …
  • Mất thăng bằng, đứng không vững.
  • Thị lực giảm, ù tai hoặc bị giảm thính lực đột ngột thoáng qua.
  • Tê liệt tạm thời, yếu đột ngột ở các chi.

Rối loạn tuần hoàn máu não có nguy hiểm không?

Rối loạn tuần hoàn máu não là bệnh lý rất nguy hiểm. Nếu nghi ngờ tuần hoàn máu não bị rối loạn thiếu máu lên não bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm để nhanh phục hồi và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng của nó có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề nếu không phát hiện và điều trị sớm. 

Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn tuần hoàn não:

  • Thiếu oxy lên não: Não bộ thiếu oxy sẽ dẫn đến giảm trí nhớ, hôn mê, có thể là tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
  • Phù não: Khi rối loạn tuần hoàn khiến máu trong não khó lưu thông, tích tụ nhiều làm tăng thể tích não dẫn đến hiện tượng bệnh phù não.
  • Chảy máu não: Quá trình lưu thông máu bị rối loạn có thể làm tăng áp lực lên động mạch và làm vỡ nó rồi xuất huyết ra khoang não. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng.
  • Tai biến mạch máu não: Sự tắc nghẽn mạch máu lên não dẫn đến hình thành các cục máu đông làm chết một số tế bào não và đột quỵ có thể xảy ra. Các chức năng của não bộ cũng vì thế mà ảnh hưởng. Tỷ lệ tử vong vì bệnh tai biến mạch máu não rất cao. Đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến ở những người bị rối loạn tuần hoàn não.
  • Đột quỵ: Đây là biến chứng nguy hiểm của rối loạn tuần hoàn não. Đột quỵ có thể gây ra tử vong ở người bệnh.

roi-loan-tuan-hoan-nao-co-the-dan-den-dot-quy.webp

Rối loạn tuần hoàn não có thể dẫn đến đột quỵ

Xem thêm: Cách sơ cứu tại chỗ và điều trị đột quỵ não nhất định phải biết

Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não

Có rất nhiều lý do dẫn đến bệnh rối loạn tuần hoàn não, điển hình như:

  • Xơ vữa động mạch: Tại các vị trí động mạch bị viêm, một lượng lớn cholesterol tích tụ và hình thành nên mảng bám dày làm thu hẹp lòng động mạch, giảm lưu thông máu lên não.
  • Chèn ép mạch máu: Mạch máu bị chèn ép do khối u có thể là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Người có hồng cầu hình liềm dễ tạo máu đông, điều này có thể là lý do cản trở sự lưu thông của máu.
  • Chức năng tim suy giảm: Rối loạn nhịp tim, đau tim làm hoạt động bơm máu của tim diễn ra bất thường có thể làm giảm lưu thông máu tại các bộ phận của cơ thể, giảm lượng oxy lên não.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số trường hợp ngay từ khi sinh ra hệ thống động mạch không được hoàn chỉnh hoặc yếu ớt, thành mạch mỏng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu não.

xo-vua-dong-mach-la-nguyen-nhan-chu-yeu-dan-den-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn tuần hoàn não

Ngoài những nguyên nhân đó, những yếu tố nguy cơ khác cũng sẽ làm tăng khả năng bị rối loạn tuần hoàn máu não. Ví dụ như:

  • Đái tháo đường hoặc béo phì, tiền sử gia đình có người bị tim mạch.
  • Tuổi tác, stress kéo dài.
  • Thói quen sinh hoạt, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn không khoa học, lười vận động.
  • Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống, sản phẩm có nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. 

Các cách điều trị rối loạn tuần hoàn não

Điều trị rối loạn tuần hoàn máu não chủ yếu là làm giảm các triệu chứng mà nó gây ra như: đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, tê liệt tạm thời… Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, xuất hiện những biến chứng nguy hiểm sẽ cần được cấp cứu và điều trị bằng những phương pháp riêng tương ứng với những biến chứng.

Người bị rối loạn tuần hoàn não uống thuốc gì?

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng gây ra bởi rối loạn tuần hoàn máu não. 

  • Một số thuốc giãn mạch, tăng lưu thông máu có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não như: Stugeron, duxil, piracetam.
  • Một số thuốc được dùng để điều trị chóng mặt, đau nửa đầu, chóng mặt tiền đình như: betaserc, tanganil, sibelium…

su-dung-thuoc-tay-de-dieu-tri-giam-cac-trieu-chung-gay-ra-do-roi-loan-tuan-hoan-mau-nao.webp

Sử dụng thuốc tây để điều trị giảm các triệu chứng gây ra do rối loạn tuần hoàn máu não

Các phương pháp điều trị khác

Ngoài sử dụng thuốc điều trị, người bệnh rối loạn tuần hoàn máu não có thể được chỉ định thêm một số phương pháp điều trị sau.

Phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa

Những biện pháp phẫu thuật hay can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng cho những người bệnh rối loạn tuần hoàn máu não có biểu hiện đột quỵ tạm thời do xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông.

Tương tự như điều trị cấp cứu đột quỵ não, có những phương pháp như sau:

  • Phẫu thuật loại bỏ huyết khối.
  • Phẫu thuật khai thông động mạch giúp máu lưu thông dễ dàng.

Sử dụng thảo dược để hỗ trợ

Có rất nhiều thảo dược tự nhiên có công dụng bổ não, cải thiện tuần hoàn máu não, kích thích não hấp thụ dinh dưỡng và oxy, giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Một số loại thảo dược có nhiều trong các bài thuốc cổ truyền chữa rối loạn tuần hoàn não như sinh địa, thục dung, sơn tra, nữ trinh tử…

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng enzym nattokinase chiết xuất từ đậu tương để hỗ trợ làm tan cục máu đông hiệu quả. Nattokinase là loại enzym đặc biệt đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng giảm nguy cơ bị tai biến, đau thắt ngực hay nhồi máu não do tắc mạch. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase có khả năng tiêu sợi huyết, chống kết tập tiểu cầu cao gấp 4 lần so với plasmin.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm có thành phần chính là nattokinase chiết xuất từ đậu tương lên men tại Việt Nam để hỗ trợ điều trị và làm giảm nguy cơ bị rối loạn mạch máu não. Sản phẩm đã được kiểm định lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên cả nước.

nattokinase-chiet-suat-tu-dau-tuong-len-men-dem-lai-hieu-qua-trong-lam-tan-cuc-mau-dong.webp

Nattokinase chiết xuất từ đậu tương lên men đem lại hiệu quả trong làm tan cục máu đông

Phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào

Để cải thiện hoặc làm giảm nguy cơ mắc rối loạn tuần hoàn não hiệu quả bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Lưu ý về chế độ ăn:

  • Bữa ăn nên có nhiều rau xanh, củ quả, nên bổ sung thêm ngũ cốc và các loại hạt để bổ sung dinh dưỡng.
  • Kiểm soát lượng chất béo và tinh bột trong bữa ăn.
  • Hạn chế những món chiên rán, dầu thực vật.
  • Sử dụng dầu oliu trong các món ăn giúp tăng cường vitamin E và chất chống oxy hóa để ổn định hoocmon trong cơ thể.
  • Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều magie như: hạnh nhân, bơ, các loại đậu, cá hồi, cá thu… tốt cho người bị đau đầu, chóng mặt.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho việc lưu thông máu như: Hành tây, củ cải, cà chua, hạt óc chó, gừng, nghệ, cá...
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích, k nên hút thuốc lá, thuốc lào.

Lưu ý về chế độ luyện tập:

  • Thể dục thể thao hằng ngày để kiểm soát cân nặng và rèn luyện sức khỏe. Không nên luyện tập quá sức.
  • Không tắm nước lạnh ngay khi vừa từ ngoài trời nắng trở về. 
  • Mặc ấm vào mùa đông, không ngủ ở những vị trí có gió thổi vào.

xay-dung-che-do-an-uong-va-sinh-hoat-lanh-manh-de-phong-ngua-roi-loan-tuan-hoan-nao.webp

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não

Rối loạn tuần hoàn não là bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng con người. Do đó, bạn cần tăng cường ăn uống, tập thể dục, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để tăng cường chức năng tuần hoàn máu não. Khi nhận thấy những triệu chứng nghi ngờ bản thân đang bị rối loạn tuần hoàn não cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời. Nếu còn những vấn đề khác cần giải đáp liên quan đến bệnh lý não bộ, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/cerebral-circulation

https://www.medicalnewstoday.com/articles/184601#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322275#symptoms

Dược sĩ Lan Khuê

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Nattospes.webp

Bình luận