Bệnh tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (CVA) là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do não bộ không được cung cấp đủ máu và oxy do mạch máu bị tắc hoặc vỡ. Dẫn đến hỏng hoặc chết tế bào não và gây đột quỵ. Người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể dẫn đến tử vong.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị tai biến mạch máu não ngày càng nhiều. Mỗi năm, ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị tai biến, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% những người sống sót là bình phục hoàn toàn (không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác). Tỷ lệ bệnh nhân tai biến ở Việt Nam chia theo giới tính thì nam nhiều gấp 4 lần so với nữ.

tai-bien-mach-mau-nao-xay-ra-o-nam-gioi-nhieu-gap-4-lan-so-voi-nu-gioi.webp

Tai biến mạch máu não xảy ra ở nam giới nhiều gấp 4 lần so với nữ giới

Tai biến mạch máu não được chia thành mấy loại?

Tai biến mạch máu não được chia làm 2 dạng chính. Cụ thể như sau:

  • Nhồi máu não: Nhồi máu não hay thiếu máu não cục bộ, tắc mạch não, xuất hiện mạch máu trong não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông, huyết khối, mảng xơ vữa động mạch, gây ra vùng hoại tử và thiếu máu não. Nhồi máu não chiếm tới 80% số ca bị tai biến mạch máu não.
  • Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị vỡ, khiến máu tràn vào mô não, gây tổn thương não. Xuất huyết não chiếm 20% số ca bị tai biến, hay gặp do tăng huyết áp, bệnh mạch máu dạng bột hoặc do dị dạng mạch máu não,...

Bên cạnh đó, cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay cơn đột quỵ não thoáng qua, cơn đột quỵ nhẹ cũng là dấu hiệu cần cảnh giác. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra bởi tình trạng thiếu máu lên não. Các dấu hiệu tuy xảy ra nhanh chóng nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan mà bỏ qua, bởi đột quỵ não có thể xảy ra ngay sau đó.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Cục máu đông (huyết khối) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tai biến (80% trường hợp tai biến), đặc biệt ở thể nhồi máu não. Cục máu đông xuất hiện gây bít tắc mạch máu, khiến máu không được lưu thông lên não, khiến các tế bào não bị hoại tử dần, gây ra tình trạng tai biến nhồi máu não. Cục máu đông gây ra bởi nhiều yếu tố như: Thành mạch bị tổn thương, xơ vữa động mạch, các bệnh lý tim mạch...  

Tai biến mạch máu não có thể do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra. Cụ thể đó là:

  • Cao huyết áp: Thống kê cho thấy, người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tai biến cao hơn nhiều lần so với người có huyết áp ổn định. Cao huyết áp làm tăng áp lực  gây giãn mạch có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây chảy máu não.
  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa, mỡ thừa tích tụ lâu ngày và chuyển thành các cục máu đông làm tắc mạch máu não,  dẫn đến tình trạng tai biến.
  • Các bệnh tim mạch: Một số bệnh mạch vành, suy tim, rung nhĩ,... đều là yếu tố nguy cơ khiến cơn tai biến hình thành.
  • Các bệnh chuyển hóa: Tiểu đường, mỡ máu đều làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, từ đó gây tai biến mạch máu não.
  • Dị dạng mạch máu: Đây là tình trạng các mạch máu trong não bị bất thường, tiến triển âm thầm khiến mạch máu ngày càng giãn ra và yếu đi. Khi mạch máu bị căng tức quá mức sẽ dẫn đến vỡ mạch máu não và gây xuất huyết não.
  • Các yếu tố khác: Giới tính, tuổi tác, di truyền, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, căng thẳng stress,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh tai biến mạch máu não.

tai-bien-mach-mau-nao-do-nhieu-yeu-to-gay-nen.webp

Tai biến mạch máu não do nhiều yếu tố gây nên

Những ai có nguy cơ bị  tai biến mạch máu não nhất?

Tai biến mạch máu não có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên người cao tuổi thường gặp hơn cả. Bên cạnh đó những đối tượng sau cũng dễ gặp phải nguy cơ tai biến mạch máu não hơn người bình thường, đó là:

  • Người cao huyết áp.
  • Người mắc các bệnh chuyển hóa như: Tiểu đường, mỡ máu,...
  • Người mắc các bệnh tim mạch: Rung nhĩ, suy tim, mạch vành, nhồi máu cơ tim...
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng các chất kích thích
  • Người có tiền sử tai biến mạch máu não.

Dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến

Việc nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng, biểu hiện tai biến mạch máu não sẽ giúp bạn sớm có biện pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là 10 triệu chứng tai biến nhất định bạn cần phải ghi nhớ, đặc biệt là người có nguy cơ cao:

Méo miệng

Méo miệng, tê cứng cơ mặt, cười rủ xuống, nói lắp và nói không rõ chữ. Đây là dấu hiệu rõ ràng mà người bệnh tai biến mạch máu não có thể gặp.

Cơn thiếu máu thoáng qua

Khi khả năng cung cấp máu cho não bị suy giảm sẽ làm thiếu hụt lượng oxy và dưỡng chất cho một số vùng não, gây ra các cơn đau đầu thoáng qua. 

Thị lực giảm

Khi thiếu oxy lên não gây nên tình trạng thùy não bộ hoạt động kém khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh thường cảm thấy mắt nhòe đi, mờ dần.

Giao tiếp khó khăn

Người bệnh tai biến gặp khó khăn trong việc giao tiếp và khả năng truyền đạt bởi khả năng nhận thức giảm và miệng méo gây khó nói. 

Nấc theo cơn

Đây là một dấu hiệu mà nhiều người thường không để ý đến. Nếu cơn nấc cục xảy ra liên tục sẽ khiến cơ hoành giữa ngực và bụng co thắt liên tục, gây chèn ép ngực… dễ gây tai biến. 

Khó thở tim đập nhanh

Những người có tiền sử rung nhĩ, rối loạn nhịp, suy tim… thường có biểu hiện khó thở, thở hổn hển tim đập nhanh kèm theo khi cơn tai biến xuất hiện.

Yếu chân tay

Chân tay người bị tai biến yếu hơn so với bình thường, thường ở một bên, khó cử động, yếu và run.

Ngáp nhiều

Khi thiếu máu cung cấp lên não, các tế bào não sẽ thiếu hụt oxy, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, từ đó sinh ra những cơn ngáp ngủ liên tục.

Một số dấu hiệu về rối loạn ý thức

Người bệnh tai biến còn có thể bị rối loạn ý thức dẫn đến trạng thái lú lẫn, hôn mê, ngủ sâu,...

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Người bị tai biến thường cảm thấy đau đầu kèm buồn nôn, đầu óc quay cuồng có thể dẫn tới ngất xỉu.

nguoi-bi-tai-bien-thuong-xuat-hien-nhung-con-dau-dau-chong-mat.webp

Người bị tai biến thường xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt 

Các biến chứng tai biến mạch máu não thường gặp

Tai biến mạch máu não nếu không được phát hiện và xử lý, điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt có thể khiến người bệnh bị liệt nửa người. Cụ thể như sau:

Khó khăn khi giao tiếp 

Tai biến gây tổn thương dây thần kinh số 7, do đó khiến người bệnh bị méo miệng, lệch mặt. Điều này khiến người bệnh tai biến mắc chứng khó nói, nói ngọng, giao tiếp khó khăn.

Suy giảm thị lực

Mắt mờ, thị lực giảm là một trong những di chứng mà người bệnh tai biến gặp phải. 

Suy giảm nhận thức

Tai biến mạch máu não còn gây sa sút trí tuệ cho người bệnh bởi não bộ bị tổn thương nặng nề. Người bệnh bị suy giảm nhận thức thường có các biểu hiện như: Hay quên, lú lẫn, trí nhớ suy giảm, thậm chí không nhận ra người thân của mình...

Rối loạn cảm xúc

Việc không thể tham gia các hoạt động, khó khăn trong giao tiếp, cuộc sống phụ thuộc vào người thân khiến người bệnh tai biến cảm thấy tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động,…

Rối loạn đại, tiểu tiện

Người bệnh tai biến thường không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức, cảm giác. Do đó, khi chăm sóc người bệnh tai biến cần chú ý đảm bảo vệ sinh giúp phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. 

Liệt nửa người

Liệt nửa người là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh tai biến. Người mắc có thể liệt bên trái hoặc liệt bên phải. Mọi sinh hoạt hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc.

liet-nua-nguoi-khien-nguoi-benh-tai-bien-gap-kho-khan-trong-sinh-hoat.webp

Liệt nửa người khiến người bệnh tai biến gặp khó khăn trong sinh hoạt

Làm gì để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não ? 

Phòng ngừa tai biến mạch máu não là giải pháp thiết thực nhất giúp tránh nguy cơ tai biến và các di chứng mà bệnh gây ra. Một số lưu ý giúp phòng chống tai biến hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt những yếu tố trên bằng thuốc, ăn uống, tập luyện,...
  • Tập thể dục: Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế khả năng bị tai biến. Nên tập luyện tập ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập phù hợp. 
  • Ăn uống khoa học: Chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa, nhiều rau quả; Hạn chế sử dụng đồ ăn không lành mạnh,...
  • Khám sức khỏe định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể, ngăn chặn nguy cơ tai biến.
  • Lối sống khoa học: Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích quá nhiều. Tránh các thói quen xấu như ăn kiêng, kiểm soát giấc ngủ, kiểm soát cân nặng.

Bệnh tai biến mạch máu não có thể chữa được không?

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại thì tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thời gian phát hiện bệnh và được đưa đi cấp cứu: Người bệnh được phát hiện và cấp cứu càng sớm càng tốt, điều đó sẽ giúp hạn chế tối đa hậu quả mà tai biến gây ra.
  • Tình trạng bệnh: Mức độ tổn thương càng lớn thì quá trình điều trị và phục hồi càng khó khăn. Nhiều trường hợp không thể phục hồi hoàn toàn sau tai biến do di chứng để lại quá nặng nề.
  • Phương pháp điều trị: Việc cấp cứu kịp thời và điều trị đúng cách có thể giúp người bệnh tai biến khỏi hoàn toàn, hoặc nếu có di chứng thì cũng không đáng kể.

Điều trị tai biến mạch máu não

Việc điều trị tai biến sẽ tuân thủ theo một số các nguyên tắc như: Đảm bảo thông thoáng đường thở, kiểm soát tốt các chỉ số sống còn của người bệnh (mạch, huyết áp, hô hấp,...), ổn định đường huyết nếu bệnh nhân có tiền sử tiểu đường. Dựa vào mức độ sẽ có những phương pháp điều trị như sau: 

Sử dụng thuốc điều trị

Với mỗi loại tai biến mạch máu não sẽ có những loại thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể:

Đối với thể nhồi máu não

Người bị tai biến do nhồi máu não sẽ được chỉ định điều trị những loại thuốc sau:

- Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel có tác dụng phá vỡ liên kết giữa các tiểu cầu trong máu và ngăn chúng dính lại với nhau, ngăn ngừa cục máu đông hình thành.

- Thuốc chống đông máu: Heparin, Warfarin, Coumarin, Indandion,… tác động vào quá trình đông máu để làm tan cục máu đông sẵn có và ngăn cục máu khác hình thành.

- Thuốc bảo vệ tế bào não: Nootropyl, Stugeron, Tanakan (Ginkgo Biloba), Cerebrolysin, Duxil,… giúp điều trị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ suy giảm, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu não…

Đối với thể xuất huyết não 

Sử dụng thuốc cầm máu để ngăn chặn tình trạng chảy máu trong não, tránh lan rộng tổn thương. Sau đó, tiến hành cho người bệnh sử dụng các loại thuốc chống co thắt mạch theo đường truyền từ 5-7 ngày. Ngoài ra thuốc bảo vệ tế bào não, tăng cường tuần hoàn não sẽ được dùng trong giai đoạn bệnh đã ổn định.

su-dung-aspirin-de-du-phong-va-dieu-tri-tai-bien-mach-mau-nao.webp

Sử dụng aspirin để dự phòng và điều trị tai biến mạch máu não

Phẫu thuật tai biến mạch máu não

Một số phương pháp phẫu thuật tai biến mạch máu não thường được áp dụng như: Phẫu thuật động mạch cảnh, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông bằng dụng cụ cơ học, cắt phình động mạch, sửa chữa dị tật động mạch… Phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp tổn thương não quá lớn.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Song song với việc sử dụng các biện pháp tây y, không ít người tìm đến các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện tai biến và các di chứng của nó. Điển hình là sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính nattokinase ra đời năm 2006. 

Nattokinase có tác dụng phòng ngừa và phá vỡ cục máu đông cải thiện các di chứng sau tai biến. Hiệu quả của sản phẩm với người bệnh tai biến được kiểm định lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Các kết quả đều cho thấy, sản phẩm giúp cải thiện các di chứng sau tai biến mạch máu não và an toàn cho người bệnh. 

Cách xử lý và chăm sóc người tai biến mạch máu não

Xử lý đúng cách khi gặp người bị tai biến sẽ giúp họ thoát khỏi cơn nguy kịch. Do đó, việc nắm rõ cách sơ cứu tai biến và chăm sóc người bệnh tai biến rất quan trọng.

Sơ cứu người bệnh tai biến

Các bước sơ cứu người bệnh tai biến cần nhớ đó là:

  • Gọi xe cứu thương: Gọi 115 để nhận được sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.
  • Đặt người bệnh tai biến nằm tư thế an toàn: Đối với người bệnh đã bất tỉnh, đặt nằm nghiêng một bên với đầu cao, nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu thông máu lên não, tránh tình trạng bệnh nhân nôn mửa. Nếu người bệnh tỉnh táo có thể đặt họ theo tư thế thoải mái nhất, còn trong trường hợp người bệnh hôn mê, vẫn ưu tiên tư thế nằm nghiêng và theo dõi liên tục. 
  • Theo dõi các triệu chứng và hỏi người bệnh: Hỏi về các bệnh sử và các loại thuốc mà họ có thể đang dùng. Cung cấp những thông tin này cho nhân viên y tế sau đó.
  • Không tự ý cho người bệnh uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì vì điều này có thể gây nghẹn, bít tắc đường thở của bệnh nhân.
  • Không thực hiện các phương pháp như cạo gió, bấm huyệt, châm cứu,... vì điều này có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng.

so-cuu-nguoi-bi-tai-bien-dung-cach-giup-tranh-khoi-nguy-co-tu-vong.webp

Sơ cứu người bị tai biến đúng cách giúp tránh khỏi nguy cơ tử vong

Chăm sóc người bệnh tai biến

Sau khi người bệnh tai biến đã qua khỏi cơn nguy kịch thì người nhà cần có 1 kế hoạch chi tiết giúp chăm sóc bệnh nhân tai biến thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất.

Lập kế hoạch chăm sóc người tai biến

Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não chi tiết sẽ giúp quá trình cải thiện thuận lợi hơn:

  • Thường xuyên theo dõi toàn trạng của bệnh nhân tai biến thông qua các chỉ số: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, tình trạng liệt, tình trạng loét do nằm lâu, các biến chứng khác,...
  • Giúp người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc, thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật,...
  • Giúp người bệnh tai biến vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Hướng dẫn, giúp đỡ người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi chức năng, cải thiện các di chứng.

Người bệnh tai biến nên ăn gì?

Để cải thiện tình trạng tai biến mạch máu não, các chuyên gia khuyên người bệnh nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Hoa quả mọng: Lựu, việt quất là hai loại quả chứa hàm lượng flavonoid và chất chống oxy hóa rất cao. Sử dụng những loại quả này sẽ giúp người bệnh bảo vệ được tế bào thần kinh, giảm cholesterol, giảm yếu tố nguy cơ gây tai biến.
  • Cá hồi: Trong cá hồi chứa lượng Omega- 3 dồi dào rất có lợi cho người tai biến, hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến hiệu quả. Người bệnh tai biến nên ăn 2-3 bữa cá hồi trong 1 tuần.
  • Quả hạch và hạt: Vitamin E trong loại thực phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào não, giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
  • Các loại đậu: Đậu chứa magie - chất được chứng minh có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh. Một số loại đậu mà người bệnh tai biến nên dùng đó là: Đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu tương,...

mot-che-do-an-day-du-chat-dinh-duong-giup-nguoi-benh-tai-bien-phuc-hoi-tot-hon.webp

Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh tai biến phục hồi tốt hơn

Người bị tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm ưu tiên thì cũng có những thực phẩm người bị tai biến cần hạn chế, đó là: Đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ uống chứa cồn, nước ngọt, thức ăn nhiều đường hay nhiều muối,... Việc dung nạp quá nhiều những loại thực phẩm này sẽ làm gia tăng các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não mang tính chất cấp tính cần được phát hiện ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo và được cấp cứu kịp thời. Do đó việc nắm vững những kiến thức cơ bản về căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng tránh được tai biến tốt hơn. Nếu còn băn khoăn về tình trạng tai biến mạch máu não, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/stroke#embolic-stroke

https://www.flintrehab.com/foods-that-help-stroke-recovery/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/diagnosis-treatment/drc-20350119

Bình luận