Cách sơ cứu tại chỗ và điều trị đột quỵ não nhất định phải biết
Đột quỵ não là gì? Sự nguy hiểm của đột quỵ não
Đột quỵ não và tai biến là tình trạng não bị tổn thương do thiếu hụt oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, điều này xảy ra khi mạch máu lên não bị tắc hoặc vỡ dẫn đến lưu lượng máu lên não giảm. Khi đột quỵ, các tế bào não bắt đầu chết dần và chỉ trong vài phút không được cấp cứu có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Đột quỵ não là một tình huống cấp cứu y tế, nếu như không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến sự tê liệt, hôn mê sâu hoặc nguy hiểm hơn là tử vong ở người bệnh. Tại Việt Nam, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đến từ đột quỵ não. Trong trường hợp nếu được phát hiện và cấp cứu, người bệnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác sau đột quỵ. Ví dụ như:
- Suy giảm hoặc mất một số chức năng, chết tế bão não.
- Liệt nửa người hoặc liệt toàn phần.
- Mắc chứng rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm giác.
- Suy giảm trí nhớ hoặc rơi vào hôn mê (trạng thái thực vật ngay cả khi đã được cấp cứu).
Đột quỵ não không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng
Nguyên nhân đột quỵ não và yếu tố nguy cơ
Đột quỵ não chủ yếu được phân thành 2 loại là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết não dựa trên chính nguyên nhân gây ra nó.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là nguyên nhân đột quỵ não phổ biến nhất. Nó xảy ra khi máu lên não bị giảm lưu lượng nghiêm trọng do các động mạch, tĩnh mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Nguồn gốc của hiện tượng này có thể là do mạch máu có một lượng chất béo tích tụ hoặc cục máu đông, các chất cặn đi qua và đọng lại.
Đột quỵ do xuất huyết: Hiện tượng mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ hay còn gọi là xuất huyết não là nguyên nhân thứ 2 gây ra đột quỵ.
Bên cạnh đó còn có trường hợp bị thiếu máu cục bộ tạm thời còn gọi là TIA, lưu lượng máu lên não chỉ bị giãn đoạn trong thời gian ngắn và không để lại triệu chứng lâu dài.
Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác dẫn đến mắc bệnh đột quỵ não, chúng được chia thành 3 nhóm. Bao gồm:
Yếu tố nguy cơ về lối sống:
- Người có lối sống không lành mạnh sử dụng các chất cấm như cocain, methamphetamine.
- Người không thường xuyên hoạt động thể dục thể thao, ăn uống không điều độ dẫn đến thừa cân béo bì.
- Người uống nhiều rượu bia và dùng các chất kích thích.
Yếu tố nguy cơ về y tế:
- Người bị các bệnh nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về tim mạch.
- Người bị khó thở khi ngủ.
- Người có cholesterol máu cao.
- Người có gen di truyền bị đột quỵ, đau tim, TIA.
- Người bị nhiễm Covid - 19.
Một số yếu tố nguy cơ đột quỵ khác
- Tuổi tác: Người già hoặc sau 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ.
- Chủng tộc: Người mang chủng tộc Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao.
- Giới tính: Phụ nữ có ít nguy cơ đột quỵ hơn đàn ông.
- Nội tiết tố: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Lối sống không lành mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não
Triệu chứng, biểu hiện cảnh báo có thể bị đột quỵ não
Đột quỵ não thường sẽ xảy ra rất đột ngột, các triệu chứng có thể diễn biến chỉ sau một vài phút và nhanh chóng trở nên nặng hơn. Bạn có thể nhận biết đột quỵ thông qua một số biểu hiện cảnh báo sau đây:
- Mất khả năng nói và nhận thức: Người bệnh có thể bị nói ngọng, ú ớ không thành lời, không hiểu người khác đang nói gì.
- Tê liệt một số bộ phận: Người bệnh đột quỵ có thể đột ngột bị tê liệt hoặc yếu một bên mặt hay tay chân.
- Bị rối loạn thị giác: Thị lực bỗng giảm sút, tầm nhìn mờ, mắt thâm đen là triệu chứng đột quỵ thường thấy.
- Đau nhức đầu: Người đột quỵ thường cảm thấy đầu đau nhức dữ dội, đột ngột có thể kèm theo chóng mặt, nôn mửa.
- Đi lại khó khăn: Mất khả năng giữ thăng bằng, dễ vấp ngã, khó phối hợp các bộ phận cũng là dấu hiệu điển hình của đột quỵ.
Méo miệng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não thường gặp
Hướng dẫn xử trí đột quỵ não tại nhà
Người bị đột quỵ não có thể được cứu chữa và hồi phục sức khỏe tốt hơn khi được xử trí tạm thời đúng cách và cấp cứu sớm trong thời gian vàng. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân hoặc người khác bị đột quỵ bạn cần nhận biết nhanh và thực hiện ngay các động tác sơ cứu phù hợp.
Làm gì khi nghi ngờ bị đột quỵ não?
Triệu chứng đột quỵ não rất dễ bị hiểu nhầm sang các chứng bệnh tuổi già hay các bệnh lý thông thường khác nên ảnh hưởng đến việc phán đoán, nhận biết. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tiến hành kiểm tra nhanh chóng bằng các hành động đơn giản sau đối với người bệnh nghi ngờ bị đột quỵ não:
- Yêu cầu nâng cả hai tay qua đầu nếu một tay rơi xuống thì có thể đó là dấu hiệu đột quỵ não.
- Yêu cầu người đó cố gắng cười: một bên miệng của người bị đột quỵ có thể bị xệ xuống.
- Yêu cầu người đó nói một cụm từ đơn giản xem họ có hiểu hay có bị ngọng hay không.
Nếu nhận thấy một trong những biểu hiện đột quỵ trên bạn cần gọi cấp cứu 115 khẩn cấp, điều trị đột quỵ não càng sớm thì mức độ tổn thương não và nguy cơ tàn tật càng giảm.
Cách sơ cứu đột quỵ tại chỗ hiệu quả
Trong lúc chờ cấp cứu đến, bạn có thể tiến hành sơ cứu đột quỵ não cho người bệnh bằng những cách sau đây:
- Đỡ người bệnh để họ ngồi xuống hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.
- Kiểm tra nhịp thở và tiến hành hô hấp nhân tạo để cung cấp oxy cho não nếu cần.
- Không cho người bệnh ăn uống thêm gì.
- Nói chuyện để trấn an giúp người bệnh bình tĩnh lại, thở đều.
- Giữ ấm cho người bệnh.
- Cách xử lý khi bị đột quỵ cần lưu ý là quan sát kỹ các thay đổi triệu chứng của người bệnh để báo lại chi tiết, chính xác cho nhân viên cấp cứu, đặc biệt là thời điểm bạn nhận thấy biểu hiện đột quỵ đầu tiên.
Sơ cứu đột quỵ não kịp thời làm giảm các biến chứng nguy hiểm
Phương pháp điều trị đột quỵ não khẩn cấp
Tùy vào tình trạng thực tế của người bệnh sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cấp cứu đột quỵ não phù hợp. Cụ thể, để điều trị đột quỵ não khẩn cấp sẽ có những trường hợp như sau.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Với những cơn đột quỵ do nguyên nhân là thiếu máu cục bộ, bác sĩ sẽ tiến hành khôi phục lượng máu lên não bằng các phương pháp:
Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông: Loại bỏ cục máu đông phải được thực hiện nhanh trong vòng 4 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng đột quỵ đầu tiên. Tiêm tĩnh mạch khẩn cấp bằng tPA (chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp) được gọi là phương pháp chuẩn vàng trong cấp cứu đột quỵ não do thiếu máu cục bộ.
Thực hiện thủ thuật can thiệp nội mạch: Đây là phương pháp điều trị trực tiếp trong mạch máu bị gián đoạn, tắc nghẽn cho kết quả tốt và hạn chế được những biến chứng sau điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Có 2 cách là đưa tPA trực tiếp vị trí não đang bị tổn thương hoặc đặt stent khi cục máu đông lớn không thể sử dụng thuốc để làm tan hoàn toàn.
Ngoài ra còn cách chữa đột quỵ cắt nội mạc động mạch và phẫu thuật nong mạch:
- Cắt nội mạc động mạch: Việc tiến hành phẫu thuật để loại bỏ các mảng bám gây tắc nghẽn tại động mạch cảnh sẽ làm giảm tỷ lệ bị thiếu máu cục bộ.
- Phẫu thuật nong mạch: Phương pháp luồn ống thông chuyên dụng vào động mạch bẹn để nong mạch cũng được sử dụng nhiều để giảm tắc nghẽn mạch máu.
Thời điểm vàng để cấp cứu đột quỵ não là trong vòng 3 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
Đột quỵ do xuất huyết
Cấp cứu đột quỵ não do xuất huyết chủ yếu tập trung làm giảm áp lực trong não và kiểm soát vấn đề chảy máu não. Có 6 phương pháp điều trị như sau:
Sử dụng thuốc điều trị đột quỵ não: Đột quỵ xuất huyết cần làm đông máu và ngăn cản sự chảy. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc chống lại các yếu tố làm loãng máu hoặc các thuốc làm giảm huyết áp, áp lực trong não, ngăn ngừa sự co thắt mạch máu.
Sử dụng kẹp túi phình động mạch: Đây là loại phương pháp ngăn cản dòng máu đến đáy túi phình động mạch bằng cách đặt một cái kẹp nhỏ ở đáy của nó. Việc này giúp cho túi phình không bị vỡ hoặc không bị xuất huyết trở lại.
Thuyên tắc nội mạch: Phương pháp này bác sĩ sẽ đặt các cuộn dây nhỏ vào túi phình động mạch hoặc những chỗ thành mạch yếu thông qua một ống thông dài từ động mạch bẹn lên não. Điều này giúp giảm lưu lượng dòng máu đến các vị trí dễ bị xuất huyết từ đó giảm chảy máu.
Phẫu thuật: Nếu khu vực chảy máu não lớn, người bệnh cần được làm phẫu thuật giảm áp lực nội sọ sau hoặc cắt túi phình động mạch đã vỡ để ngăn chảy máu.
Cấp cứu đột quỵ não cần nhanh chóng kiểm soát vấn đề chảy máu não
Điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ và phòng ngừa
Sau điều trị đột quỵ não, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các biện pháp để phục hồi chức năng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp thêm các lưu ý để giúp phòng ngừa đột quỵ não tốt hơn.
Điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ
Người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi lại chức năng sau đột quỵ để có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Dựa trên những ảnh hưởng đối với cơ thể, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch trị liệu phù hợp nhất với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Thực hiện các hoạt động thể chất
Tập luyện, hoạt động thể chất là một trong các yếu tố được khuyến khích với người bệnh sau đột quỵ não. Cụ thể như sau:
- Tập luyện kỹ năng vận động: Các bài tập vận động nhẹ sẽ cải thiện chức năng của các khối cơ của người bệnh (ví dụ như khả năng nuốt), giúp họ cải thiện sức khỏe hiệu quả.
- Vận động nhờ các thiết bị hỗ trợ: Cơ thể sau khi đột quỵ rất yếu và chân tay có thể bị tê liệt. Người bị đột quỵ có thể sử dụng các thiết bị như gậy chống, xe lăn, khung tập đi để hỗ trợ di chuyển từ từ.
- Giảm căng cơ: Sau đột quỵ các cơ cứng và căng ra, do đó cần thực hiện các bài tập và phương pháp chuyên dụng để làm giảm tình trạng này.
Sử dụng công nghệ hỗ trợ vận động
Đối với những trường hợp nặng hơn và chưa thể tự vận động, người bệnh sẽ được sử dụng các thiết bị hỗ trợ kích thích phục hồi chức năng. Những phương pháp này ví dụ như:
- Kích thích điện: Sử dụng điện để tái tạo cơ bắp, kích thích các cơ bị suy yếu co lại.
- Máy hỗ trợ các chi chuyển động: Việc sử dụng các thiết bị thông minh, hỗ trợ các chi lặp lại các động tác nhiều lần giúp chúng dần dần có cảm giác và lấy lại chức năng cơ bản.
Một số liệu pháp khác
- Kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ để cải thiện vận động.
- Sử dụng công nghệ sinh học tế bào gốc trong điều trị phục hồi.
- Sử dụng phương pháp châm cứu, xoa bóp.
Tập luyện kết hợp sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên sau đột quỵ để phục hồi, ngăn ngừa tái phát
Hầu hết người bị đột quỵ đều cần kiên trì tập hồi phục chức năng từ vài tháng cho đến vài năm. Ngoài việc chăm chỉ thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, nếu người bệnh kết hợp sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên hằng ngày sẽ cho hiệu quả phục hồi đáng kể.
Đặc biệt enzyme nattokinase có nhiều trong hạt đậu tương lên men đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng làm tan cục máu đông, cải thiện tuần hoàn, cải thiện di chứng méo miệng, khó nói và hạn chế tái phát rất tốt. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều sản phẩm nguồn gốc tự nhiên có chứa enzyme nattokinase giúp người bệnh sử dụng thuận tiện hơn. Trong đó, sản phẩm chứa nattokinase được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn được nhiều người sử dụng hơn cả. Ra đời năm 2006, sản phẩm có thành phần chính nattokinase giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ và phục hồi các di chứng liệt, méo miệng, nói ngọng,... Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh tại nhiều nghiên cứu được thực hiện tại các bệnh viện lớn. Đặc biệt nghiên cứu tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh của sản phẩm còn được đăng tải trên tạp chí Y khoa Pubmed.
Lưu ý trong phòng ngừa đột quỵ
Khi kiểm soát được các yếu tố tăng nguy cơ bị đột quỵ, người bệnh có thể bảo vệ được bản thân trước đột quỵ và các biến chứng sau đột quỵ. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây trong phòng ngừa đột quỵ:
- Kiểm soát tốt huyết áp: Thường xuyên kiểm tra huyết áp, sử dụng các biện pháp khắc phục nếu huyết áp tăng/giảm bất thường.
- Hạn chế các loại thức ăn chứa cholesterol, chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tăng cường bổ sung thêm chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và vitamin.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia, duy trì cân nặng phù hợp, thường xuyên tập thể dục để giúp tăng sức khỏe tổng thể và sức khỏe tim mạch, mạch máu.
- Quản lý bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết trong máu. Quản lý hoặc điều trị ngay các triệu chứng liên quan đến giấc ngủ như OSA.
Đột quỵ não là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra những di chứng và khiếm khuyết kéo dài. Do đó, người bệnh cần được chú trọng vào việc chăm sóc, phục hồi chức năng sau đột quỵ, chống đột quỵ tái phát một cách khoa học và lâu dài. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến những vấn đề xung quanh đột quỵ não, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/diagnosis-treatment/drc-20350119
https://www.medicinenet.com/stroke_symptoms_and_treatment/article.htm
https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm
https://www.webmd.com/stroke/home-after-stroke
Bình luận