Nhồi máu não là gì?

Nhồi máu não là tình trạng giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng não, hay nói dễ hiểu hơn đó là sự thiếu máu cung cấp lên não. Nhồi máu não xảy ra khi máu trong thành động mạch bị phân hủy trong lòng động mạch, gây tắc mạch máu. Đây là một trong những thể nguyên nhân gây trực tiếp gây ra đột quỵ não.

Nhồi máu não chiếm tới 80% số ca đột quỵ não, gấp 4 lần so với xuất huyết não - một thể còn lại của đột quỵ. Người bệnh nhồi máu não nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Nếu qua khỏi họ cũng phải gánh chịu nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt sau này.

Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu não

Nhồi máu não do nhiều yếu tố gây nên nhưng nguyên nhân hàng đầu được xác định là do cục máu đông (huyết khối) xuất hiện trong mạch máu não. Cụ thể:

Cục máu đông trong não: Khi mạch máu bị tổn thương cục máu đông có thể được hình thành, lớn dần gây hẹp và tắc nghẽn động mạch não. Từ đó khiến máu không thể lưu thông, các tế bào não không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng sẽ bị hoại tử, khiến người bệnh nhanh chóng rơi vào tình trạng nhồi máu não.

Do tắc mạch: Tình trạng này có thể do cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa được hình thành tại tim hoặc ngoài tim, theo hệ thống tuần hoàn sẽ lên não. Khi đến nơi có mạch máu hẹp, nhỏ hơn so với kích thước của chúng, khiến chúng bị ứ đọng lại, lúc này tình trạng tắc nghẽn sẽ xảy ra.

Nhồi máu ổ huyết: Nguyên nhân này phổ biến ở những người cao tuổi. Nhồi máu não sẽ xảy ra khi các ổ nhồi máu nhỏ xuất hiện và gây tắc do bị thoái hóa mỡ hoặc thoái hóa kính (lớp màng giữa các động mạch nhỏ).

Do các yếu tố khác: Hút thuốc lá, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, người ít vận động, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, môi trường sống bị ô nhiễm, căng thẳng stress,... cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu não.

cuc-mau-dong-la-nguyen-nhan-gay-nhoi-mau-nao-hang-dau.webp

Cục máu đông là nguyên nhân gây nhồi máu não hàng đầu

Các triệu chứng nhồi máu não thường gặp

Về cơ bản triệu chứng của nhồi máu não tương tự như dấu hiệu của cơn đột quỵ cấp. Người bệnh nhồi máu não có những biểu hiện sau đây:

  • Cơn đau đầu đến đột ngột: Những cơn đau đầu thường xuất hiện đột ngột, dữ dội cùng với các triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt,...
  • Thị lực giảm: Tầm nhìn của người bệnh đột ngột giảm, mắt mờ, không nhìn rõ ở một bên hoặc ở cả hai bên.
  • Chân tay yếu: Người bệnh có cảm giác chân tay yếu, khó kiểm soát, các hoạt động cầm nắm, đi lại đơn giản cũng trở nên khó khăn, thậm chí có cảm giác tê liệt nửa người.
  • Hô hấp khó khăn: Cảm thấy khó thở, tức ngực
  • Mặt lệch, rủ xuống một bên, miệng méo, khó giao tiếp, khó nói, nói ngọng hoặc không nói được.
  • Có biểu hiện của việc rối loạn nhận thức: Trí nhớ suy giảm, gặp khó khăn trong việc biểu đạt thông tin.

Cách chẩn đoán nhồi máu não

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán nhồi máu não, bao gồm: Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện bên ngoài (chẩn đoán lâm sàng) và chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm, thủ thuật (chẩn đoán cận lâm sàng). Với các dấu hiệu  như trên cũng giúp ích cho việc chẩn đoán nhồi máu não dễ dàng hơn. Tuy nhiên để biết được chính xác vị trí nhồi máu não và nguyên nhân gây bệnh thì cần đến các xét nghiệm và thủ thuật sau:

Chụp cắt lớp vi tính sọ não: Phương pháp này giúp xác định tình trạng tổn thương não, mức độ nhồi máu não, vị trí mạch máu bị tắc, được tiến hành nhanh chóng và có tính phổ biến cao.

Chụp cộng hưởng từ não: Giúp phát hiện tổn thương chảy máu hay thiếu máu, đánh giá được chi tiết cấu trúc giải phẫu của não.

Siêu âm: Siêu âm tim, siêu âm Doppler xuyên sọ cũng đánh giá được khả năng tổn thương mạch máu như động mạch não giữa, động mạch cảnh trong sọ; nghi ngờ cục máu đông trong tim,...

Xét nghiệm máu: Nhằm xác định các chỉ số về đường máu, đông máu, công thức máu, sinh hóa máu cơ bản,...

Việc chẩn đoán nhồi máu não rất quan trọng, cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp người bệnh nhồi máu não sớm có được phương án điều trị hợp lý.

chan-doan-nhoi-mau-nao-bang-phuong-phap-chup-cong-huong-tu-nao.webp

Chẩn đoán nhồi máu não bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ não

Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không?

Nhồi máu não thực sự là một bệnh lý nguy hiểm bởi hậu quả mà nó gây ra là không hề nhỏ. Thống kê cho thấy 80% số ca đột quỵ não thuộc về nhồi máu não. Trong đó, hàng năm trên thế giới lại có 6.5 triệu người tử vong vì căn bệnh này, tức trung bình cứ 6 giây lại có một người chết do đột quỵ nhồi máu não.

Nhồi máu não gây ra nhiều di chứng nặng nề, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở Việt Nam. Cụ thể có 10-13% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bị tàn phế, nằm liệt giường, 12% hồi phục một phần và 25% bệnh nhân có thể đi lại bình thường.

Những con số biết nói trên phần nào cũng cho thấy sự nguy hiểm của nhồi máu máu não gây ra cho người bệnh. Đây thật sự là một căn bệnh cần hết sức cẩn thận và đề phòng.

Biến chứng của nhồi máu não mà người bệnh có thể gặp

Nhồi máu não còn nguy hiểm ở yếu tố dù đã được điều trị những vấn có thể gặp các biến chứng khác. Ví dụ như:

Rối loạn ngôn ngữ: Nhồi máu não có thể gây liệt dây thần kinh số 7 làm méo miệng, nói ngọng. Từ có khả năng giao tiếp của người bệnh cũng khó khăn hơn, nói khó, không rõ chữ, biểu đạt kém,...

Rối loạn vận động: Người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn, liệt bên trái, liệt bên phải, liệt nửa người. Đây là di chứng thường gặp nhất, khiến mọi sinh hoạt của người bệnh hầu như phải phụ thuộc vào người xung quanh. Thậm chí liệt người có thể gây ra các biến chứng khác như: Teo cơ, loét do nằm lâu,...

Rối loạn cảm xúc: Người bệnh nhồi máu não thường tự ti, mặc cảm khi mọi sinh hoạt của họ đều phụ thuốc và người thân. Từ đó tâm lý chán nản, cáu gắt, bực bội xuất hiện, lâu dần có thể bị trầm cảm.

Rối loạn nhận thức: Nhồi máu não khiến não bộ bị tổn thương, trí nhớ suy giảm hoặc mất trí nhớ, gây lú lẫn, không hiểu được mọi người  xung quanh.

Rối loạn đại tiểu tiện: Người bệnh có thể không kiểm soát được việc đi vệ sinh. Do đó, người chăm sóc cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh tránh để nhiễm khuẩn tiết niệu,...

nhoi-mau-nao-khien-nguoi-benh-doi-mat-voi-nguy-co-bi-liet-van-dong.webp

Nhồi máu não khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị liệt vận động

Người bệnh nhồi máu não sống được bao lâu?

Người bệnh nhồi máu não hoàn toàn có thể sống và phục hồi bình thường nếu được cấp cứu và điều trị tích cực. Thời gian sống của người bệnh nhồi máu não còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời gian được cấp cứu, mức độ tình trạng bệnh, khả năng kiểm soát các yếu tố nguy cơ, độ tuổi,...

Một nghiên cứu được thực hiện tại Canada cho thấy, những người bệnh nhồi máu não có độ tuổi từ 80 trở lên có tỷ lệ tử vong cao nhất. ở độ tuổi 70-79 tỷ lệ tử vong do nhồi máu não chiếm 13.4%, độ tuổi từ 60-69 chiếm 8.6%, còn dưới 59 tuổi chiếm 5.7%.

Người bệnh nhồi máu não được phát hiện và điều trị càng sớm thì tỷ lệ sống sót càng cao. Khả năng phục hồi sau nhồi máu não sẽ tốt hơn nếu người bệnh kiên trì điều trị, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, huyết áp, mỡ máu,... 

Điều trị bệnh nhồi máu não như thế nào?

Việc điều trị cho người đột quỵ nhồi máu não rất phức tạp và lâu dài. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hợp lý. Bên cạnh đó cần có một chế độ chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não thích hợp để quá trình phục hồi đạt kết quả tốt nhất.

Các phương pháp điều trị hiện nay

Một số các phương pháp điều trị nhồi máu não thường được sử dụng đó là:

Sử dụng thuốc tiêu sợi huyết

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu não, do đó, sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, làm tan cục máu đông là biện pháp bắt buộc phải thực hiện.

  • Aspirin và các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác được sử dụng trong hầu hết các trường hợp nhồi máu não, trừ trường hợp người bệnh bị dị ứng hoặc không dung nạp được với các thuốc này.
  • Trong trường hợp người bệnh bị rung nhĩ, bệnh van tim, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu Heparin hoặc các thuốc chống đông khác
  • Có thể sử dụng Enoxaparin với liều lượng 1mg/kg/12h trong trường hợp chức năng thận của  người bệnh hoàn toàn bình thường.

dieu-tri-nhoi-mau-nao-bang-thuoc-chong-dong-mau-heparin.webp

Điều trị nhồi máu não bằng thuốc chống đông máu Heparin

Phá tan huyết khối bằng dụng cụ cơ học

Đây là phương pháp sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy cục máu đông (huyết khối) ra khỏi mạch máu, giúp lưu thông dòng chảy, được áp dụng khi thời gian phát hiện lên đến 8 tiếng. Sử dụng stent Solitaire và hệ thống hút huyết khối Penumbra là bộ dụng cụ cơ học thường dùng để lấy hoặc phá tan cục máu đông trong lòng mạch.

Hỗ trợ điều trị bằng thảo dược

Hỗ trợ điều trị và cải thiện nhồi máu não bằng thảo dược cũng là một giải pháp an toàn, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều loại thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện các di chứng, phục hồi chức năng não bộ sau đột quỵ nhồi máu não khiến người dùng không khỏi băn khoăn.

Các chuyên gia đầu ngành khuyên người dùng nên sử dụng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính nattokinase đầu tiên tại Việt Nam. Nattokinase giúp phòng ngừa và trực tiếp làm tiêu sợi huyết, phá tan cục máu đông. Đồng thời giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn não, ổn định huyết áp, hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ nhồi máu não. Sản phẩm có thành phần chính nattokinase ra đời năm 2006 là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Với nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại các bệnh viện lớn trên cả nước, sản phẩm cho thấy công dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, từ đó ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu não hiệu quả.

nattokinase-tu-dau-tuong-len-men-giup-lam-tan-cuc-mau-dong-rat-tot_1.webp

Nattokinase từ đậu tương lên men giúp làm tan cục máu đông rất tốt

Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh nhồi máu não

Người bệnh được chăm sóc đúng cách kết hợp với việc luyện tập hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể di chứng mà bệnh gây ra, giúp người bệnh nhồi máu não nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.

Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần lưu ý những gì?

Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não bao gồm cả chăm sóc về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần:

  • Chú ý chăm sóc các vấn đề vệ sinh thân thể, răng miệng, hỗ trợ đại tiểu tiện cho người bệnh nhồi máu não hàng ngày. Bao gồm: Sử dụng nước ấm 37-45 độ để lau người hoặc tắm cho người bệnh. Nên tắm trong phòng kín gió với thời gian không quá lâu.Giúp người bệnh đánh răng thường xuyên. Sử dụng bỉm hoặc đệm lót chống tràn trong trường hợp người bệnh bị liệt. Để tránh bị viêm nhiễm, cần vệ sinh sạch sẽ vùng đại tiểu tiện.
  • Đảm bảo các chỉ số hô hấp, thông khí huyết áp của người bệnh bằng cách sử dụng thuốc, đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh đờm rãi, sặc...
  • Phòng chống loét cho người bệnh bị liệt phải nằm lâu: Chú ý phải thường xuyên xoay trở người, đổi tư thế nằm cho người bệnh.
  • Giúp đỡ bệnh nhân thực hiện các bài tập giúp cải thiện di chứng, phục hồi chức năng.
  • Động viên tinh thần, làm công tác tư tưởng tâm lý cho người bệnh nhồi máu não, tránh để người bệnh xuất hiện những ý nghĩ tiêu cực.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhồi máu não

Người bệnh nhồi máu não nên ăn gì, kiêng gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ, đẩy nhanh quá trình cải thiện, phòng ngừa nhồi máu não tái phát.

  • Người bệnh nhồi máu não nên ưu tiên nguồn thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, sạch: Rau xanh nhiều chất xơ, trái cây, hạt, đậu, quả hạch,...
  • Các loại đậu như: Đậu lăng, đậu Hà Lan,... cung cấp một lượng lớn protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Những loại đậu thường ít chất béo và nhiều folate, kali , sắt, magie, không chứa cholesterol và giàu chất xơ rát tốt cho người bệnh nhồi máu não.
  • Các loại cá béo chứa chất béo không bão hòa cũng rất tốt cho người bị bệnh về tim mạch.

thuc-an-mem-tot-cho-nguoi-benh-dot-quy-nhoi-mau-nao.webp

Thức ăn mềm tốt cho người bệnh đột quỵ nhồi máu não

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, đường,... do những thức ăn này góp phần tích tụ các mảng bám, xơ vữa gây đột quỵ nhồi máu não. Một nghiên cứu ở các giáo viên tại California vào năm 2020 cho thấy những phụ nữ sử dụng quá nhiều đồ uống có đường (soda, nước tăng lực, nước trái cây có thêm đường) có khả năng bị đột quỵ hơn những người ít khi uống loại nước này.
  • Đối với người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề nhai, nuốt thức ăn thì chế độ ăn nên ưu tiên những món mềm như: Súp, cháo loãng, rau nên hấp mềm và thịt cũng nên hầm nhừ, thái nhỏ... giúp bệnh nhân không bị sặc khi ăn.

Nhồi máu não là căn bệnh nguy hiểm, khi thấy có những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đột quỵ nhồi máu não, cần nhanh chóng liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích mà bài viết đem lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn căn bệnh này, giúp phòng ngừa nhồi máu não cho bản thân và người thân xung quanh. Nếu còn băn khoăn về nhồi máu não, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để để được giải đáp sớm nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.news-medical.net/health/Cerebral-Infarction.aspx 

https://www.everydayhealth.com/stroke/diet-after-a-stroke.aspx 

https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/brain-infarction 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20446593/ 

Bình luận