Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm xoang là một trong những bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong các bệnh viêm đường hô hấp, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Chính vì thế mà ngày 13 tháng 9 hàng năm được chọn làm Ngày Nhận thức về Sức khỏe Xoang Thế giới, nhằm nâng cao nhận thức về bệnh viêm xoang - một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến đường hô hấp. 

Viêm xoang là gì?

Các xoang là những khoang rỗng trong xương sọ mặt, xung quanh hốc mũi và có liên kết với hốc mũi. Những khoang này được lót bởi lớp niêm mạc tương tự như niêm mạc hô hấp. Ở người lớn, có năm đôi xoang, được phân thành hai nhóm. Nhóm xoang trước bao gồm: xoang sàng trước, xoang trán và xoang hàm, chúng được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi. Nhóm xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm, dẫn lưu vào khe trên.

Viêm xoang gây phù nề, tắc nghẽn mũi và đau nhức đầu

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót trong các xoang. Khi lớp niêm mạc trước đây hoàn toàn khỏe mạnh bị viêm thì được gọi là viêm mũi xoang cấp tính. Nếu tình trạng này kéo dài trên 12 tuần, bệnh sẽ chuyển sang dạng mạn tính.

Chức năng chính của các xoang là thông khí và dẫn lưu. Hai chức năng này được thực hiện thông qua các lỗ thông của xoang, cho phép dịch được vận chuyển vào hốc mũi và thực hiện quá trình trao đổi khí. Khi các lỗ thông này bị tắc, xoang sẽ trở thành môi trường ứ đọng dịch, dẫn đến viêm xoang.

Xoang có nhiều vai trò quan trọng như thở, ngửi, bảo vệ, phát âm và nghe, do đó viêm xoang có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Các xoang giúp giảm trọng lượng của khối xương mặt, vì vậy khi bị viêm, người bệnh thường cảm thấy nặng nề ở vùng mặt do sự tích tụ dịch viêm thay vì không khí trong lòng xoang.

Viêm mũi xoang có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Xoang sàng là xoang đầu tiên có thể bị viêm ngay từ lúc mới sinh, trong khi xoang hàm thường bị viêm từ 4-5 tuổi, các xoang khác thường có xu hướng viêm muộn hơn.

Nguyên nhân gây viêm xoang

Có thể phân loại nguyên nhân gây viêm xoang thành các nhóm chính như sau:

Nhóm viêm nhiễm:

Vi khuẩn: Nhiễm trùng ở vùng mũi họng là nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm viêm họng, viêm amidan và viêm VA ở trẻ em.

Răng miệng: Các vấn đề như viêm lợi, sâu răng và viêm tủy có thể gây viêm xoang hàm, thường gặp ở các răng số 4 đến số 6.

Virus: Một số loại virus cũng có thể gây viêm xoang.

Vi khuẩn và virus là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang

Nhóm dị ứng:

Dị ứng có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, bệnh dị ứng ở mũi xoang thường dẫn đến viêm xoang mạn tính.

Chấn thương:

Các chấn thương cơ học, như vỡ xoang do tác động mạnh hoặc tụ máu trong xoang, có thể gây viêm. Chấn thương áp lực có thể dẫn đến xuất huyết và phù nề niêm mạc, gây ra viêm xoang.

Nguyên nhân cản trở dẫn lưu xoang:

Dị dạng ở vách ngăn, khe giữa hoặc trong xoang, các khối u trong xoang và hốc mũi, hay việc nhét mèche mũi lâu ngày có thể gây viêm xoang.

Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):

Dịch vị axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, họng và thanh quản, gây viêm nhiễm ở vùng mũi họng, trong đó có viêm xoang.

Cơ địa:

Những người có tình trạng sức khỏe yếu, rối loạn nội tiết như đái tháo đường hoặc rối loạn điện giải thường dễ bị viêm xoang hơn.

Biến chứng viêm mũi xoang

Biến chứng liên quan đến các cơ quan lân cận: Viêm mũi xoang có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản và viêm phổi. Đặc biệt, viêm mũi xoang mạn tính có thể gây ra hội chứng xoang - phế quản (Mounier-Kuhn), dẫn đến giãn phế nang không thể phục hồi.

Biến chứng ở mắt do viêm xoang: Bệnh viêm xoang ảnh hưởng trực tiếp lên mắt, gây ra các biến chứng như viêm mô tế bào trước vách (áp xe mi mắt), viêm tấy ổ mắt, viêm túi lệ (tuyến nước mắt), áp xe ổ mắt, viêm thần kinh thị giác hậu nhãn cầu. Những biến chứng này gây đau mắt, sưng ở mắt, suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy giảm thị lực không hồi phục, rất nguy hiểm cho người mắc phải. 

Viêm xoang gây sưng bọng mắt

Điều trị kết hợp phòng ngừa là mấu chốt đẩy lùi bệnh viêm xoang

Với những người bị viêm xoang mạn tính, việc kết hợp vừa điều trị vừa phòng ngừa tái phát là mấu chốt để đẩy lùi bệnh viêm xoang. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm xịt xoang thảo dược an toàn, lành tính, có thể dùng trong lúc viêm xoang để điều trị bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và dùng hàng ngày để phòng ngừa viêm xoang tái phát. Nhưng nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kết hợp dược chất Hinokitiol với các thảo dược tự nhiên. 

Trong đó Hinokitiol là dược chất có trong tinh dầu cây tuyết tùng đỏ - loại cây được người dân vùng Bắc Mỹ sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chống chọi với cái lạnh, đã được các chuyên gia hàng đầu của ngành tai mũi họng đánh giá có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tương tự như kháng sinh, lại có thêm công dụng tiêu diệt virus, loại bỏ bụi bẩn và giảm viêm.

Các thảo dược quý là xạ can, cát cánh, lược vàng và hoa kim ngân được chiết xuất bằng công nghệ lượng tử, có tác dụng thông xoang, giảm tiết dịch, làm loãng dịch nhầy, giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi và giảm đau đầu do ứ đọng dịch trong các xoang. 

Hinokitiol có trong tinh dầu cây tuyết tùng đỏ

Sự kết hợp giữa 2 thành phần này là bí quyết độc đáo cho người bị viêm xoang, giúp làm sạch mũi họng, tiêu diệt virus, vi khuẩn; Giúp dịu ngứa, giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, sưng viêm mũi họng; Tăng cường hệ miễn dịch hô hấp, phòng ngừa viêm xoang tái phát hiệu quả

Nhân ngày sức khỏe Xoang thế giới 13/9, hãy cùng chung tay đẩy lùi bệnh viêm xoang, trả lại cuộc sống khỏe mạnh nhé.

Dược sĩ Ngọc Thảo

cong-bo-xit-mui-hong-khiet-thanh.webp

Bình luận