Viêm amidan ở trẻ tái phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân của tình trạng này và cách khắc phục an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân viêm amidan ở trẻ tái phát

Đối với trẻ hay bị tái phát khi giao mùa là do thời điểm khí hậu nóng lạnh thất thường khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm. Đồng thời virus, vi khuẩn gây viêm VA, amidan phát triển mạnh, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không tốt chính là lý do khiến cho viêm amidan ở trẻ tái phát.

Đối với trẻ hay tái phát sau 15-20 ngày điều trị viêm amidan cấp bằng kháng sinh nguyên nhân tái phát là do kháng sinh chỉ điều trị được vi khuẩn, không xử lý được virus gây viêm VA, amidan ở trẻ. Mặt khác sau khi sử dụng kháng sinh cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ nên khi sử dụng kháng sinh trẻ có thể khỏi tạm thời sau 5-7 ngày, nhưng lại nhanh chóng tái trở lại, lần sau nặng hơn lần trước.

Lạm dụng kháng sinh có thể khiến viêm amidan ở trẻ tái phát thường xuyên

Lạm dụng kháng sinh có thể khiến viêm amidan ở trẻ tái phát thường xuyên

Ngoài ra, phải kể đến những nguyên nhân gây tái phát khác như sau:

  • Điều trị sai cách: Khoảng 80% nguyên nhân gây viêm amidan là do virus nên sử dụng kháng sinh không đúng lúc, đúng chỗ để điều trị sẽ không có nhiều hiệu quả và tái phát nhiều lần.
  • Điều trị không đúng lúc: Thời điểm vàng trong điều trị viêm amidan là 6-24 giờ đầu khi trẻ mới xuất hiện các dấu hiệu nhẹ như ho, ngứa rát họng,… Tuy nhiên, một số ba mẹ chủ quan đến khi bệnh chuyển nặng mới điều trị, nên viêm amidan thường lâu khỏi và đeo bám dai dẳng.
  • Điều trị không dứt điểm: Nhiều ba mẹ khi thấy triệu chứng của trẻ thuyên giảm là chủ quan, cho trẻ dừng điều trị khi chưa hết liệu trình. Điều này dẫn đến nguy cơ tái phát rất cao.

Biến chứng viêm amidan ở trẻ tái phát liên tục

Nếu để viêm amidan tái phát thường xuyên sẽ làm trẻ rất dễ nhiễm các bệnh liên quan khác như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế phổi,… ngoài ra, khi viêm quá nhiều làm cho amidan bị mất chức năng, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với việc phải nạo cắt amidan. Ngoài ra, còn có thể gây ra các biến chứng như sau:

  • Viêm amidan hốc mủ: Viêm amidan tái phát nhiều lần sẽ hình thành các hốc trên bề mặt amidan, hốc này rất dễ mắc thức ăn và tạo thành các mủ trắng trên amidan gây ra mùi hôi thối, viêm nhiễm khó điều trị.
  • Áp xe amidan: Tình trạng amidan nhiễm khuẩn, sưng to, viêm tấy, tạo thành một túi đầy mủ nằm về một bên amidan.
  • Viêm cầu thận cấp: Kháng thể được sinh ra để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm amidan. Tấn công nhầm vào thận, gây viêm cầu thận.
  • Nhiễm trùng huyết: Trường hợp điều trị sai cách, lạm dụng kháng sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong đường máu. Dẫn tới nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Viêm amidan tái phát thường xuyên có thể gây áp xe amidan

Viêm amidan tái phát thường xuyên có thể gây áp xe amidan

Phòng ngừa viêm amidan tái phát ở trẻ như thế nào?

Tỷ lệ gặp biến chứng ở trẻ cao hơn mỗi lần viêm VA, amidan tái phát. Do vậy ở những trẻ thường xuyên bị tái phát, cần ưu tiên phòng ngừa mỗi khi thời tiết thay đổi. Dựa trên nguyên tắc giữ ấm cho phần cổ họng đồng thời tăng cường sức đề kháng cho vùng họng và các bộ phận xung quanh tránh nhiễm trùng, tổn thương.

Những thói quen tốt giúp bảo vệ và ngăn ngừa viêm amidan tái phát ở trẻ hiệu quả:

  • Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của trẻ bằng cách rèn luyện cơ thể, cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh.
  • Giữ trẻ tránh xa khói thuốc, ô nhiễm. Hạn chế uống nước đá và các thực phẩm quá lạnh.
  • Khi sử dụng điều hoà, quạt hơi nước,… không nên để nhiệt độ quá thấp, nên để ở chế độ xoay, tránh để cố định hướng vào họng hoặc cổ của trẻ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5-2 lít nước.
  • Không tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng, rửa tay thường xuyên, súc họng bằng nước muối ấm ít nhất 2 lần/ngày.

Vệ sinh miệng họng giúp giảm nguy cơ viêm amidan tái phát

Vệ sinh miệng họng giúp giảm nguy cơ viêm amidan tái phát

>>> Xem thêm: Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng tại nhà

Cải thiện và phòng ngừa tái phát viêm amidan ở trẻ bằng dung dịch xịt/nhỏ lợi khuẩn hô hấp

Bên cạnh áp dụng các phương pháp giúp phòng ngừa viêm amidan tái phát cho trẻ nêu trên, cha mẹ hãy tăng cường sức đề kháng đường hô hấp của con bằng cách bổ sung lợi khuẩn hô hấp hàng ngày cho con.

Hai loại lợi khuẩn có khả năng sống cao và có tác dụng tích cực trên đường hô hấp là Bacillus clausii và Bacillus subtilis. 

Sử dụng lợi khuẩn từ 2-3 lần/ngày vừa giúp duy trì độ ẩm niêm mạc mũi, họng, giảm quá tải cho cơ quan VA, amidan phải hoạt động liên tục. Từ đó giúp giảm kích ứng, thông thoáng đường thở, làm dịu êm niêm mạc mũi họng, giảm nhẹ các triệu chứng đau họng, khò khè khụt khịt, ho, đau rát họng, sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ.

Sử dụng lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng đường hô hấp, giảm nguy cơ trẻ bị viêm amidan tái phát

Sử dụng lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng đường hô hấp, giảm nguy cơ trẻ bị viêm amidan tái phát

Về lâu dài, lượng lợi khuẩn hô hấp được bổ sung đủ sẽ kích thích sản xuất kháng thể IgA tại vùng mũi họng giúp chống lại virus, vi khuẩn; tạo hàng rào miễn dịch tại vùng “cửa ngõ” đường hô hấp giúp giảm nguy cơ bé gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp trên như viêm VA, amidan, phòng chống tái phát bệnh hiệu quả.

Điểm ưu việt của lợi khuẩn hô hấp trong sản phẩm được bào chế bằng công nghệ vi nang đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn bền vững, sống sót đến niêm mạc hô hấp và phát huy tác dụng.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích để cha mẹ chủ động cải thiện và phòng ngừa viêm VA, amidan cho trẻ. Đặc biệt, giải pháp sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp giúp giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm là một trong những lựa chọn tối ưu cha mẹ nên thực hiện sớm!

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

 

Bình luận