Tăng huyết áp vô căn là căn bệnh phổ biến, chiếm đến gần 95% các trường hợp tăng huyết áp và thường gặp ở người cao tuổi. Căn bệnh này là gì, có nguy hiểm không, cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn hay còn được gọi là tăng huyết áp nguyên phát, là tình trạng tăng áp lực của máu lên thành động mạch mà không rõ nguyên nhân gây ra.

Có đến 95% các ca bệnh tăng huyết áp là tăng huyết áp vô căn và không biểu hiện triệu chứng, người bệnh chỉ phát hiện khi vô tình đi thăm khám. Điều này có thể khiến người bệnh điều trị muộn, làm tăng nguy cơ bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.

Tuy tăng huyết áp vô căn không xác định được nguyên nhân những các chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp vô căn, bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì, vòng bụng lớn (trên 102cm đối với nam và trên 89cm đối với nữ giới), lười vận động.
  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ăn quá nhiều đường.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều rượu, bia, các đồ uống có cồn và dùng các chất kích thích.
  • Căng thẳng lo âu thường xuyên.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp vô căn

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp vô căn

Bệnh tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ tăng huyết áp. Nếu huyết áp càng tăng cao, không được kiểm soát về mức an toàn thì càng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên điều làm cho căn bệnh này trở nên nguy hiểm nhất chính là đặc điểm không biểu hiện triệu chứng của bệnh. Bệnh không được phát hiện sớm và điều trị thì có thể gây nên biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Đột quỵ: Tăng huyết áp có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ nhồi máu não hoặc làm vỡ mạch máu gây đột quỵ xuất huyết não. 
  • Suy tim: Là sự suy giảm chức năng tim, hậu quả bởi tăng huyết áp trong thời gian dài. Có đến gần 30% ca bệnh tăng huyết áp có thể phát triển thành biến chứng suy tim và từ đó làm tăng nguy cơ tử vong.
  • Suy thận: Tăng huyết áp làm tổn thương hệ mạch máu và bộ lọc cầu thận, làm giảm cung cấp máu đến thận, ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến suy thận.
  • Tổn thương mắt: Tăng huyết áp gây tổn thương, vỡ các mạch máu ở mắt, gây chảy máu trong mắt, phù gai thị, nhìn mờ, giảm thị lực…
  • Sa sút trí tuệ mạch máu: Xảy ra khi hệ mạch máu nhỏ trong não bị hư hại, không thể dẫn 
  • Bệnh mạch máu ngoại vi: Có đến 55% ca bệnh mạch máu ngoại vi có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể gây tử vong

Nhồi máu cơ tim là biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm có thể gây tử vong

Chẩn đoán tăng huyết áp vô căn

Người bệnh sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp vô căn khi có chỉ số huyết áp trung bình đo 3 lần gần nhất đều trên ngưỡng 140/90 mmHg đối với người bình thường và trên 130/90 mmHg với người bệnh bị tiểu đường. Những lần đo này phải là riêng biệt và cách nhau ít nhất từ 1-2 phút, người bệnh phải ngồi yên ít nhất 5 phút trước khi đo, phải đo bổ sung nếu hai kết quả đo ban đầu khác nhau với sự chênh lệch lớn hơn hoặc bằng 10 mmHg. Ngoài ra người bệnh không mắc các bệnh lý trên thận, bệnh tuyến giáp…

Ngoài đánh giá trên chỉ số huyết áp, người bệnh cũng phải được tầm soát các dấu hiệu tổn thương cơ quan, nội tạng do tăng huyết áp để có phác đồ điều trị được tốt nhất, bao gồm:

  • Đo điện tâm đồ: đánh giá các nguy cơ tim mạch như phì đại thất trái, suy tim.
  • Soi đáy mắt để tìm tổn thương trên võng mạc.
  • Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tầm soát bệnh tiểu đường, mỡ máu, gút, bệnh trên thận…
  • Chỉ số áp lực mắt cá chân - cánh tay để tầm soát bệnh mạch máu ngoại vi.
  • Siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh và chụp cắt lớp vi tính não bộ để kiểm tra tổn thương trên não, tim.

Đo huyết áp bằng máy đo chuyên dụng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp vô căn

Đo huyết áp bằng máy đo chuyên dụng để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp vô căn

>>> Xem thêm: Gợi ý 10 cách ổn định huyết áp không cần dùng thuốc

Cách điều trị tăng huyết áp vô căn hiệu quả

Nguyên tắc chung trong điều trị tăng huyết áp là phải điều trị lâu dài, theo dõi chặt chẽ. Mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về càng gần mức bình thường càng tốt, tức là huyết áp phải thấp hơn hoặc bằng 130/80 mmHg, giảm tối đa nguy cơ gặp biến chứng tim mạch.

Để điều trị tăng huyết áp vô căn đạt hiệu quả tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị bao gồm:

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Dựa vào các yếu tố như tuổi tác, bệnh đi kèm như bệnh thận mạn tính, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não mà sẽ có các khuyến cáo riêng về dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. 

Theo khuyến cáo mới nhất, phối hợp thuốc trong điều trị tăng huyết áp ngay từ những lần điều trị đầu tiên có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch tốt hơn. Những thuốc thường được kê đơn cho người bệnh có thể kể đến như:

  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Enalapril, Lisinopril…

Là nhóm thuốc đầu tay, được kê đơn nhiều nhất trong điều trị tăng huyết áp nói chung là tăng huyết áp vô căn nói riêng. Nhóm thuốc này được ưu tiên sử dụng vì không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, mỡ máu, góp phần giảm được các nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên thuốc chống chỉ định với trường hợp hẹp động mạch thận hai bên vì có thể gây suy thận cấp (hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng). Tác dụng phụ nổi bật khác là ho khan, tụt huyết áp khi dùng liều khởi đầu, tăng kali máu, phù mạch…

  • Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin (ARB): Losartan, Irbesartan, Eprosartan…

Nhóm thuốc này có hiệu quả điều trị tương đương và cũng có các tác dụng phụ như thuốc ức chế men chuyển. Tuy nhiên thuốc có ưu điểm là ít tác dụng phụ ho khan hơn.

Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định để kiểm soát chỉ số trong ngưỡng an toàn

Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo đúng chỉ định để kiểm soát chỉ số trong ngưỡng an toàn

  • Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipin, Felodipin…

Thuốc chẹn kênh canxi thường được chỉ định nếu người bệnh không có bệnh lý mắc kèm. Thuốc làm hạ huyết áp nhưng không gây tăng lipid máu hoặc kháng insulin, ít gây phản xạ bù nước và tăng nhịp tim, dùng được với bệnh nhân suy thận bị chống chỉ định với thuốc ức chế men chuyển. 

Thuốc có thể phối hợp với các thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể để tăng hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở tất cả các giai đoạn.

Như các thuốc dược lý khác, một số tác dụng phụ như nhức đầu, đỏ bừng mặt, phù chi, phù cổ chân, hồi hộp, táo bón…

>>> Xem thêm: 5 điều cần biết để dùng thuốc hạ huyết áp Amlodipin an toàn

  • Thuốc lợi tiểu

Nhóm lợi tiểu thiazid thường được ưu tiên sử dụng nhất, có thể được kết hợp với các thuốc khác. Thuốc chống chỉ định với người bệnh gút vì có thể gây tác dụng phụ làm tăng acid uric máu, ngoài ra thuốc lợi tiểu thiazid còn có thể làm tăng cholesterol, triglyceride, gây rối loạn điện giải…

  • Thuốc chẹn beta

Vì những tác dụng phụ nghiêm trọng gây co thắt phế quản, che dấu các cơn hạ đường huyết, tăng mỡ máu nên thuốc chẹn beta chỉ được dùng để điều trị tăng huyết áp với những người bệnh có mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, suy tim…

*Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp sẽ dựa vào tính chất cá thể của từng người bệnh, tức là không thể áp dụng đơn thuốc huyết áp của người này cho người kia. 

Người bệnh nên dùng thuốc đều đặn hằng ngày, không nên bỏ thuốc, ngưng thuốc hay tự ý tăng, giảm liều thuốc.

Nếu gặp các tác dụng phụ kể trên, người bệnh cần thông báo lại với bác sĩ để được cân nhắc đổi thuốc khác.

Thuốc trị tăng huyết áp có thể gây tác dụng phụ ho khan

Thuốc trị tăng huyết áp có thể gây tác dụng phụ ho khan

Áp dụng chế độ lối sống lành mạnh

Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị tăng huyết áp vô căn áp dụng được cho tất cả người bệnh tăng huyết áp. Chỉ riêng thay đổi lối sống cũng đã có thể làm giảm tới 15% các biến cố tim mạch. 

Trong suốt thời gian điều trị tăng huyết áp người bệnh cần kiểm soát, quản lý các vấn đề sau:

  • Cân nặng: Giảm cân và đưa chỉ số khối cơ thể BMI về dưới hoặc hoặc bằng 25cm, giảm vòng bụng về dưới 90cm với nam giới và dưới 80cm với nữ giới. 
  • Hạn chế muối, chỉ nên dùng dưới 5g muối/ ngày.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tập thể dục đều đặn, tốt nhất là nên dành ít nhất 5 buổi tập/ tuần, mỗi buổi từ 30-45 phút.
  • Ăn uống khoa học: Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt…

>>> Xem thêm: Bị huyết áp không ổn định nên ăn gì? 6 gợi ý hay nhất dành cho bạn

Thảo dược hỗ trợ điều trị tăng huyết áp vô căn

Xu hướng mới hiện nay là kết hợp sử dụng thảo dược an toàn lành tính với các biện pháp tây y để tăng hiệu quả điều trị mà giảm được các tác dụng phụ của thuốc tây. Các loại thảo dược đầu bảng tốt nhất cho người bệnh tăng huyết áp có thể được kể đến như:

  • Cần tây: Theo nghiên cứu tại Trung tâm công nghệ dược phẩm Iran năm 2013 cho thấy, cần tây có thể làm hạ thấp chỉ số huyết áp từ 23-38 mmHg mà không tác động đến huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp quá mức. Cần tây có thể làm hạ huyết áp theo đa cơ chế như lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển… vì thế rất phù hợp với những người bệnh tăng huyết áp vô căn, huyết áp không ổn định.  
  • Chiết xuất tỏi: Các hoạt chất có trong tỏi có thể làm giảm khoảng 10mmHg thâm thu và 8 mmHg tâm trương nhờ cơ chế tăng cường tiết nitric oxide nội mô (NO) giúp giãn mạch và làm hạ huyết áp hiệu quả.
  • Hoàng bá: Berberin có trong hoàng bá có thể làm giảm tình trạng viêm trong nội mạc mạch máu, ngăn chặn sự tổn thương thành mạch do tăng huyết áp. Đồng thời berberin còn giúp giãn mạch (tăng sinh nitric oxide) và thông qua ức chế men chuyển để điều hòa huyết áp. 
  • Đậu tương lên men: Thảo dược này với hoạt chất chính là enzym nattokinase có thể làm giảm sự kết dính hồng cầu, làm giảm độ nhớt máy và giúp giảm huyết áp.

Sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả

Sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp hiệu quả

Dựa trên kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta hàng ngàn năm nay và các nghiên cứu khoa học, hiệu quả hỗ trợ điều trị tăng huyết áp là không thể chối cãi. Người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm thảo dược có chứa đầy đủ các thảo dược kể trên để giúp kiểm soát huyết áp luôn nằm trong ngưỡng an toàn, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về tăng huyết áp vô căn và các phương pháp điều trị. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc cần giải đáp hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết này. Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết hơn cho bạn. 

Link tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6939331/

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1078588408000476

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK539859/

Dược sĩ Mai Phương

Bình luận