Losartan (Cozaar) là loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị vấn đề huyết áp cao, đau tim cũng như hỗ trợ điều trị bệnh thận. Tuy nhiên để sử dụng an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc. Theo dõi bài viết sau để nắm rõ toàn bộ những thông tin bạn cần biết trước khi điều trị bệnh bằng losartan.

Thuốc Losartan là gì?

Losartan là thuốc kê đơn thuộc nhóm chẹn thụ thể mới là angiotensin II và thường được sử dụng để chống tăng huyết áp ở cả người lớn và trẻ em. Các loại thuốc losartan hiện nay thường là dạng tổng hợp của losartan và hydrochlorothiazide hoặc chì gồm thành phần chính là losartan potassium (muối kali). 

Bạn có thể mua losartan dưới dạng thuốc gốc hoặc thuốc biệt dược Cozaar. Tuy thuốc gốc có giá thấp hơn nhưng không đa dạng liều lượng hoặc loại thuốc như biệt dược. Ngoài Cozaar, tại Việt Nam cũng có một số thương hiệu khác cũng sản xuất losartan như Stada Việt Nam, Parapharmacy, Dược Hậu Giang, Savi,..Hiện nay losartan được sản xuất chủ yếu dưới dạng bào chế là viên nén bao phim với nhiều khối lượng khác nhau:

  • Viên nén losartan 25mg: tương đương với 25mg losartan kali và các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
  • Viên nén losartan 50mg:  tương đương với 50mg losartan kali và các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
  • Viên nén losartan 100mg:  tương đương với 100mg losartan kali và các tá dược khác vừa đủ 1 viên.

Giá bán thuốc losartan tùy thuộc theo từng thương hiệu sản xuất, bạn có thể tham khảo như sau:

  • Thuốc Cozaar 50mg: Hộp 28 viên 50mg có giá khoảng 270.000 đồng.
  • Thuốc Losartan Stada: Hộp 30 viên 50mg có giá khoảng 75.000 đồng.
  • Thuốc Savi Losartan 50: Hộp 30 viên 50mg có giá khoảng 85.000 đồng.
  • Thuốc Losartan 50 - Dược Hậu Giang: Hộp 30 viên 50mg có giá khoảng 72.000 đồng.

thuoc-losartan-dang-duoc-nhieu-thuong-hieu-san-xuat-va-phan-phoi-tren-thi-truong.webp

Thuốc losartan đang được nhiều thương hiệu sản xuất và phân phối trên thị trường

Losartan có tác dụng gì?

Losartan có khả năng ngăn chặn và kiểm soát angiotensin II liên kết với thụ thể AT có trong các mô như cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận,.. Nếu liên kết này được hình thành sẽ khiến mạch máu co thắt, thu hẹp và kích thích tăng lượng tiết aldosteron của thận. Aldosteron là chất có tác dụng duy trì nồng độ Natri và Kali máu, giữ gìn sự thăng bằng thể tích máu và huyết áp động mạch.

Với cơ chế này, thuốc thường được chỉ định cho những người gặp các tình trạng sau:

  • Điều trị cho tình trạng huyết áp cao ở cả người lớn và trẻ em.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị cao huyết áp, phì đại tâm thất trái hoặc các bệnh tim mạch khác.
  • Dùng để điều trị các bệnh thận, hạn chế các tổn thương do thận ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và mắc chứng huyết áp cao.

>>>XEM THÊM: 5 vấn đề cần biết để sử dụng thuốc Coversyl hạ huyết áp an toàn

Cách sử dụng thuốc trị tăng huyết áp Losartan

Để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần tuân theo hướng dẫn sử dụng, đơn thuốc và chỉ định sử dụng của bác sĩ, chuyên gia y tế. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách sử dụng thuốc do nhà sản xuất đưa ra dưới đây.

Cách dùng và liều dùng Losartan

Cách dùng Losartan theo từng dạng thuốc như sau:

  • Ở dạng viên: Dùng theo đường uống với một ít nước. Sử dụng trước hoặc sau khi ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ở dạng dung dịch: Dùng theo đường uống. Bạn cần lắc đều chai thuốc trước khi uống và bảo quản vào tủ lạnh ngay sau khi sử dụng để giữ nguyên dược tính của thuốc. Sử dụng dung dịch tối đa trong 4 tuần sau khi pha chế.

Liều dùng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, cụ thể như sau:

Tăng huyết áp

  • Ở người lớn: Sử dụng liều khởi đầu thông thường là 50mg/1 lần/ngày, tối đa là 100mg/1 lần/ngày khi cần thiết. Với người mắc tình trạng suy giảm nổi mạch, liều khởi đầu được khuyến nghị là 25mg/1 lần/ngày.
  • Ở trẻ em: Sử dụng liều khởi đầu thông thường là 0.7mg/1 lần/ngày, tối đa là 50mg. 

Điều trị cao huyết áp ở người phì đại tâm thất trái: Người bệnh nên kết hợp sử dụng losartan và hydrochlorothiazide để tăng hiệu quả thuốc. Liều khởi đầu thông thường là 50mg losartan + 12.5mg hydrochlorothiazide, tối đa có thể lên tới 100mg  losartan + 25mg hydrochlorothiazide.

Điều trị bệnh thận do tiểu đường loại 2: Liều khởi đầu thông thường là 50mg/1 lần/ngày, tối đa là 100mg.

>>>XEM THÊM: Cách dùng Diamicron trị tiểu đường giảm biến chứng suy thận

Điều trị tình trạng suy gan: Liều khởi đầu thông thường là 25mg/1 lần/ngày.

Với dung dịch thuốc: Pha chế theo tỷ lệ 10ml nước tinh khiết USP + 10 viên nén 50mg và lắc đều trong vòng 2 phút. Để yên dung dịch trong 1 giờ và sau đó tiếp tục lắc trong 1 phút để hòa tan đều thuốc. Thêm 190ml hỗn hợp 50/50 Ora-Plus ™ /Ora- Sweet SF ™ vào chai này vào lắc trong 1 phút để phân tán đều các thuốc.

losartan-duoc-chi-dinh-trong-dieu-tri-cac-benh-than.webp

Losartan được chỉ định trong điều trị các bệnh thận

Xử lý khi sử dụng Losartan quên liều hoặc quá liều

Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc quá liều hoặc quên liều, đừng lo lắng mà hãy xử lý theo các bước sau:

Quên liều: Dùng ngay khi bạn nhớ ra. Nếu sắp tới thời điểm sử dụng liều tiếp theo thì có thể bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng thêm thuốc để bổ sung cho liều đã quên.

Quá liều: Nếu bạn dùng quá nhiều losartan có thể gặp một số triệu chứng như tim đập nhanh, yếu ớt, chóng mặt, buồn ngủ,... Lúc này bạn cần ngừng sử dụng thuốc và tới các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. 

Lưu ý một số vấn đề khi dùng Losartan

Sử dụng thuốc losartan có thể gây một số phản ứng phụ không mong muốn ở một số đối tượng. Bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc.

Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng Losartan

Nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng sau đây, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc:

Chống chỉ định, không sử dụng thuốc ở những người:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người mắc tiểu đường có sử dụng aliskiren ( amturnide, tekturna, tekamlo,...)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Cần thận trọng giám sát, giảm liều sử dụng thuốc ở những người đang gặp tình trạng:

  • Người mắc bệnh gan, thận như hẹp động mạch thận, chỉ còn một bên thận, suy thận.
  • Người mắc suy tim sung huyết.
  • Người mất nước, mất cân bằng điện giải, người đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc có các yếu tố có thể dẫn tới hạ huyết áp.

phu-nu-mang-thai-cho-con-bu-khong-nen-su-dung-thuoc-losartan.webp

Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên sử dụng thuốc losartan

Các tác dụng phụ ngoài mong muốn của Losartan

Sử dụng thuốc losartan ở một số người có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Tùy theo cơ địa mỗi người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng như sau:

Tác dụng phụ thường gặp

Các tác dụng phù này thường gặp ở 1/100 người sử dụng thuốc:

  • Hạ huyết áp.
  • Mất ngủ, choáng váng.
  • Nội tiết - chuyển hóa: Tăng kali huyết.
  • Táo bón, tiêu chảy
  • Hạ nhẹ hemoglobin và hematocrit.
  • Ðau lưng, đau chân, đau cơ.
  • Ho, sung huyết mũi, viêm xoang.

Tác dụng phụ ít gặp

Các tác dụng phù này thường gặp ở 1/1000 người sử dụng thuốc:

  • Các vấn đề tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đau ngực, tim đập nhanh,..
  • Các vấn đề thần kinh:  Lo âu, lú lẫn, trầm cảm, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt, viêm kết mạc, giảm thị lực, nhức mắt, ù tai,..
  • Các vấn đề nội tiết gây rụng tóc, viêm da, da khô, nhạy cảm ánh sáng, ngứa, mày đay, vết bầm, ngoại ban,..
  • Các vấn đề tiêu hóa như: Bệnh gút, đầy hơi, nôn, mất vị giác, viêm dạ dày,...
  • Các vấn đề tiết niệu, gan thận như: Giảm tình dục, đái nhiều, đái đêm, nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ bilirubin, tăng creatinin,..
  • Các vấn đề về xương: mẫn cảm xương, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ.
  • Các vấn đề hô hấp: Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng.

Các tác dụng phụ  phổ biến và ít gặp này có thể biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần khi bạn đã quen với các thành phần thuốc. Tuy nhiên nếu chúng kéo dài và nghiêm trọng hơn, hãy ngừng dùng thuốc và thăm khám kịp thời.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Losartan có thể gây phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ nghiêm trọng ở một số người. Liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp tình trạng sau:

  • Phát ban trên da: Bong tróc da, ngứa, đỏ, phồng rộp da.
  • Cảm thấy tức ngực, tức cổ họng, khó thở, khó nói, thở khò khè.
  • Sưng phù mặt, miệng, môi, lưỡi, cổ họng.

Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ khác không được liệt kê trong danh sách này. Dù gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn cũng cần liên lạc với bác sĩ hoặc tới bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

losartan-co-the-gay-cac-phan-ung-di-ung-nghiem-trong-nhu-phat-ban-noi-man-ngua-phong-rop-da.webp

Losartan có thể gây các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, nổi mẩn ngứa, phồng rộp da,..

Tương tác của Losartan với các loại thuốc khác

Losartan khi sử dụng với các thuốc khác có thể gây tăng hoặc giảm hiệu quả hoạt động của thuốc. Bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng losartan nếu đang sử dụng một số loại thuốc sau: 

  • Lithium trị rối loạn lưỡng cực: Dùng chung với losartan có thể làm tăng nồng độ lithium trong cơ thể.
  • Rifampin trị lao: Dùng chung với losartan có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp 
  • Nhóm thuốc huyết áp: Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (irbesartan, candesartan,..), thuốc ức chế men chuyển (lisinopril, fosinopril,..) dùng chung với losartan có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, tổn thương thận và tăng nguy cơ huyết áp thấp.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen: Dùng chung với losartan có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận và giảm tác dụng hạ huyết áp.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu như hydrochlorothiazide, furosemide, spironolactone: Dùng chung với losartan có thể tăng nguy cơ huyết áp thấp.
  • Các thuốc chứa kali, chất bổ sung kali như kali clorua, kali gluconat, kali bicromat: Losartan có thể làm tăng mức kali trong máu.

Ngoài ra bạn có thể gặp các tương tác thuốc khác không được liệt kê trong danh sách dưới đây. Vì vậy để tránh xảy ra những tương tác không mong muốn, bạn cần cung cấp cho bác sĩ tất cả loại thuốc hay thực phẩm hỗ trợ đang sử dụng để có phương án điều trị thích hợp. 

Trên đây là toàn bộ những lưu ý bạn cần biết khi sử dụng losartan. Tăng huyết áp là vừa là nguyên nhân, vừa là biến chứng của suy thận mạn. Do vậy, đối với những người huyết áp cao ngoài sử dụng các thuốc điều trị được kê đơn, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có thành phần chính từ dành dành để hỗ trợ điều trị bệnh. Theo nghiên cứu được tiến hành vào năm 2017 của nhóm tác giả tại các trường đại học Y dược và Y học cổ truyền tại Trung Quốc, thành phần từ dịch chiết thân cây và quả dành có tác dụng điều hòa huyết áp, giảm tổn thương mô kẽ thận và giúp làm chậm xơ hóa thận tiến triển. Khi kết hợp dành dành với một số loại thảo dược lợi tiểu, giúp làm bền thành mạch như mã đề, hoàng kỳ, râu mèo,... giúp điều hòa huyết áp và bảo vệ thận trước những tổn thương tiến triển.

Theo cuộc khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021, có 92,9% người dùng hài lòng với sản phẩm chứa các thành phần thảo dược trên trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận.

danh-danh-giup-kiem-soat-huyet-ap-va-bao-ve-than.webp

Dành dành giúp kiểm soát huyết áp và bảo vệ thận

Dành dành được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng ổn định huyết áp, làm bền thành mạch, giảm các biến chứng trên mạch máu của bệnh lý huyết áp cao. Ngoài ra, thảo dược dành còn giúp bảo vệ thận, ngăn chặn quá trình xơ hóa thận tiến triển và tăng cường chức năng thận hiệu quả.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Sản phẩm có thành phần chính là dành dành khi kết hợp với các thảo dược lợi tiểu, bổ thận, giảm xơ hóa thận khác như mã đề, đan sâm, râu mèo,... rất tốt cho quá trình kiểm soát huyết áp và biến chứng suy thận.

Thông tin trong bài chỉ mang tình chất tham khảo. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới việc sử dụng losartan, bạn có thể liên hệ theo hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn nhanh chóng.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/losartan-oral-tablet#side-effects
  2. https://www.drugs.com/losartan.html
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  4. https://www.webmd.com/drugs/2/drug-6616/losartan-oral/details
  5. https://www.nhs.uk/medicines/losartan/
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận