Bị huyết áp không ổn định nên ăn gì? – Đây là câu hỏi mà mọi người gặp phải tình trạng này nên nắm được. Bởi một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần nâng cao sức khỏe của bệnh nhân lên đáng kể. Nếu bạn cũng đang quan tâm tìm hiểu về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Huyết áp không ổn định là gì?

Huyết áp được đo dựa trên áp lực của máu tác động trực tiếp lên thành động mạch. Huyết áp cao hay thấp tùy thuộc vào áp lực dòng chảy máu tạo ra nhiều hay ít. Mức huyết áp tối ưu ở người bình thường được lấy là 120/80 mmHg (theo công bố từ Hiệp hội tim mạch Mỹ AHA).

Chỉ số huyết áp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ dẻo dai của thành mạch máu, lực co bóp từ tim, độ nhớt của máu, thể tích tuần hoàn trong động mạch,... Người có huyết áp không ổn định là khi huyết áp của họ lên xuống thất thường, không theo quy luật cụ thể. Điều này gây mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống và công việc của người mắc. Nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn nên ăn uống lành mạnh hơn.

>>> Xem thêm: Hé lộ CÁCH HẠ HUYẾT ÁP hiệu quả!

Bị huyết áp không ổn định nên ăn gì?

Nếu bạn bị bệnh tăng huyết áp, nhân viên y tế thường sẽ đưa ra một danh sách dài những thứ không nên ăn như: Thịt đỏ, đồ chế biến sẵn, thức ăn quá nhiều muối,… Vậy, có khi nào bạn tự hỏi: Người huyết áp không ổn định nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Tin mừng là, vẫn còn khá nhiều loại thực phẩm bạn có thể thưởng thức như:

Các loại hạt

- Quả hạch: Các loại hạt có chứa nhiều chất béo omega-3, tốt cho hệ tim mạch. Vì vậy, rất nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống để ổn định huyết áp. Ngoài ra, một số loại hạt có thể làm giảm cholesterol máu – chất góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng tăng huyết áp.

cac-loai-qua-hach-tot-cho-nguoi-huyet-ap-khong-on-dinh.webp

Các loại quả hạch tốt cho người huyết áp không ổn định

- Cây họ đậu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của loại thực phẩm giàu chất xơ này trong việc kiểm soát huyết áp. Đây cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Vì vậy, thay vì dùng thịt đỏ, bạn có thể bổ sung thêm các loại đậu vào khẩu phần ăn.

- Ngũ cốc nguyên cám: Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, ngũ cốc nguyên hạt với đủ thành phần cám, mầm và nội nhũ sẽ nhiều dinh dưỡng hơn sản phẩm tinh chế. Vì vậy, bạn nên dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt như: Gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, tam giác mạch,… để giúp huyết áp luôn được kiểm soát.

Rau xanh, quả tươi

Rau lá xanh (như các loại họ cải, rau muống,…) có thể giúp ổn định huyết áp nhờ thành phần magiê. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng 300 mg magiê/ngày trong 1 tháng có thể làm tăng nồng độ khoáng chất này trong máu và giảm huyết áp. Rau xanh cũng góp phần cải thiện béo phì, nhờ đó giảm gánh nặng lên tim, qua đó hạ huyết áp. Quả tươi, điển hình như: Chuối, dừa,… chứa nhiều kali, chất này tham gia quá trình đào thải natri và nước khỏi cơ thể, làm giảm thể tích tuần hoàn cũng như ổn định huyết áp.

Thực phẩm nguồn gốc động vật

- Cá: Mọi người đều cần protein, nhưng thịt đỏ chắc chắn không phải là lựa chọn sáng suốt nếu bạn đang cố gắng kiểm soát huyết áp. Vì thế, hãy thay thế chúng bằng cá. Loại thực phẩm này chứa ít chất béo bão hòa, nhiều axit béo omega-3, có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo đó, cá bơn, cá ngừ và cá hồi là những những gợi ý hay bạn nên thử.

ca-tot-cho-nguoi-huyet-ap-khong-on-dinh.webp

Cá tốt cho người huyết áp không ổn định

- Sữa ít béo: Một số nghiên cứu cho thấy, sữa có lợi cho việc hạ huyết áp, miễn là bạn chọn loại ít chất béo. Chế độ ăn kiêng DASH - được ca ngợi là có tác dụng hạ huyết áp cũng khuyến khích mọi người kết hợp các sản phẩm sữa ít béo vào chế độ ăn kiêng.

>>> Xem thêm: Người tăng huyết áp uống nước dừa được không? CLICK NGAY!

Kiểm soát huyết áp an toàn, hiệu quả nhờ thảo dược thiên nhiên

Để cải thiện tình trạng huyết áp không ổn định, bạn hãy ăn uống – sinh hoạt điều độ, dùng thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của chuyên gia. Tuy vậy, các thuốc điều trị hiện nay chỉ tác dụng trên 1 cơ chế hạ áp nên cần kết hợp ít nhất 2 nhóm thuốc mới đạt mục tiêu điều trị, đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ. Hơn nữa, khi dùng thuốc, huyết áp sẽ hạ xuống cả lúc nghỉ ngơi và hoạt động nên dễ gây mệt mỏi, thậm chí trụy tim mạch do hạ áp quá mức. Dù có tác dụng hạ huyết áp tạm thời nhưng chưa có biện pháp nào tác động toàn diện vào đa cơ chế gây tăng huyết áp mà không ảnh hưởng lên huyết áp bình thường, đảm bảo không gây mệt mỏi hoặc làm hạ áp quá mức (phần gốc).

Vì thế, các nhà khoa học khuyên bạn nên sử dụng cần tây - loại rau quả có khả năng kiểm soát huyết áp rất tốt. Một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy: Cao cần tây giúp hạ chỉ số huyết áp từ 23 - 38 mmHg. Tác dụng hạ áp này kéo dài ngay cả khi đã ngừng sử dụng do độ đào thải của hoạt chất N-butylphthalide trong cần tây ra khỏi cơ thể rất chậm. Cao cần tây chỉ tác động lên tình trạng tăng huyết áp mà không ảnh hưởng trên huyết áp bình thường, không gây tụt huyết áp, đặt biệt rất phù hợp với bệnh nhân bị tình trạng huyết áp không ổn định. Cao cần tây không độc ngay cả khi dùng liều rất cao là 5000mg/kg cân nặng. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho thấy: Cao lá cần tây vừa có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, vừa giúp giảm lipid máu.

 Cần tây tốt cho bệnh cao huyết áp   

Cần tây giúp cải thiện tăng huyết áp 

Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp của cần tây, các chuyên gia đã lấy làm thành phần chính, kết hợp với nhiều dược liệu khác tạo nên viên nén tiện dùng.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường tác động vào đa cơ chế gây huyết áp cao:

- Làm giảm độ nhớt máu nhờ chứa thành phần nattokinase.

- Làm giãn mạch và tăng tính đàn hồi của mạch máu với: Cao cần tây, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, cao tỏi.

- Điều hòa nhịp tim bằng: Cao cần tây, cao tỏi, kali clorid, dâu tằm, magiê citrate.

- Hạ mỡ máu, làm trơn láng lòng mạch nhờ: Cao tỏi, cao hoàng bá, cao cần tây.

- Giảm thể tích tuần hoàn máu nhờ thành phần chính cao cần tây. 

Sản phẩm giúp ổn định huyết áp từ nguyên nhân sâu xa bên trong, hạ và ổn định huyết áp lâu bền, có thể sử dụng với thuốc tây y mà không gây tương tác thuốc. 

Để cải thiện sức khỏe tim mạch, bạn nên ăn uống điều độ theo các gợi ý trong bài, uống thuốc hạ áp theo chỉ dẫn và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính chiết xuất từ cần tây mỗi ngày nhé.

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận