Thuốc huyết áp Amlodipin và công dụng

Thuốc Amlodipin (Amlor) là thuốc chẹn kênh canxi và điều trị tình trạng tăng huyết áp. Thuốc có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp cùng các loại thuốc khác. Khi huyết áp tăng cao, tim và động mạch sẽ phải làm việc nhiều hơn. Amlodipin sẽ tác động và làm hạ huyết áp, giảm gánh nặng cho tim.

Thuốc hoạt động với cơ chế làm giãn các mạch máu, từ đó giúp máu được lưu thông tốt hơn. Vì vậy, Amlodipin (Amlor) được chỉ định cho các trường hợp bị tăng huyết áp, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim có kèm theo cơn co thắt ổn định.

Hiện tại, Amlodipin dược sản xuất dưới nhiều tên biệt dược khác nhau như: Amlodipin STADA, Apitim, Amlodipin, Amlor,… Tuy vậy, với biệt dược Amlor, thuốc được sản xuất dưới hàm lượng Amlodipin 5mg. Giá bán hiện tại cho hộp 30 viên nén Amlodipin (Amlor) tham khảo khoảng 280.000 đồng/hộp. Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng Amlodipin 2,5mg và Amlodipin 10mg ở các biệt dược khác.

thuoc-amlodipin-duoc-dung-de-ha-huyet-ap-va-giam-dau-that-nguc.webp

Thuốc Amlodipin được dùng để hạ huyết áp và giảm đau thắt ngực

5 điều cần biết để dùng Amlodipin an toàn

Để sử dụng Amlodipin hạ huyết áp hiệu quả và đảm bảo được an toàn, người bệnh cần thực hiện đúng với hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần hiểu thêm về các thông tin liên quan như tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định và tương tác của Amlodipin đối với thuốc/thực phẩm khác.

Cần sử dụng Amlodipin đúng liều lượng

Những thông tin sau đây về cách dùng, liều dùng của Amlodipin chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Cách dùng và liều dùng thuốc

Để sử dụng Amlodipin, bạn nên uống nguyên viên với nước. Sử dụng trước hoặc sau khi ăn. Nên sử dụng thuốc cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Trong trường hợp việc nuốt nguyên viên quá khó khăn, bạn cũng có thể hòa tan viên thuốc với nước và uống ngay sau đó.

Về liều dùng, thuốc sẽ được kê đơn chính xác theo từng mục đích điều trị, đối tượng điều trị. Cụ thể khuyến cáo như sau:

Điều trị tăng huyết áp

  • Người lớn: Bắt đầu với 5mg/ngày. Sau đó có thể tăng liều 2,5mg/ngày từ 7 – 14 ngày tiếp theo. Liều duy trì từ 5 – 10mg/ngày. Không quá 10mg/ngày.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: 2,5 – 5mg/ngày.

Điều trị đau thắt ngực

Lưu ý thuốc chỉ dùng cho những trường hợp đau thắt ngực ổn định, người bị bệnh mạch vành không bị suy tim, có phân suất tống máu dưới 40%. Liều dùng khuyến cáo như sau:

  • Liều khuyến cáo người lớn: 5 – 10mg/ngày và duy trì 10mg/ngày các ngày tiếp theo.
  • Liều cho người lớn tuổi: 2,5 – 10mg/ngày, duy trì 10mg/ngày cho các ngày tiếp theo.
  • Với người bị suy gan cần điều chỉnh còn khoảng 2.5.mg/ngày.

Làm gì khi bị bỏ lỡ hoặc quá liều?

Nếu trong trường hợp quên liều, hãy uống ngay khi đã nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã quá 12 giờ kể từ thời điểm dùng thuốc, hãy bỏ qua liều đã quên, tiếp tục liệu trình như bình thường. Không dùng gấp đôi liều.

Quá liều Amlodipin có thể gây ra một số phản ứng như tăng nhịp tim nhanh, đỏ, nóng ở khu vực chân hoặc cánh tay, thậm chí ngất xỉu. Vì vậy, trong trường hợp quá liều, hãy liên hệ cho bác sĩ điều trị của bạn để được hỗ trợ.

Trong trường hợp huyết áp đã ổn định, bạn không nên ngừng dùng thuốc. Hãy tiếp tục duy trì Amlodipin kiên trì hoặc chỉ ngưng thuốc khi được bác sĩ yêu cầu. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp tốt hơn.

qua-lieu-amlodipin-co-the-khien-nguoi-benh-ngat-xiu.webp

Quá liều Amlodipin có thể khiến người bệnh ngất xỉu

Ai không nên dùng thuốc Amlodipin?

Thuốc Amlodipin có thể dùng cho tất cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên, một số trường hợp cần lưu ý khi dùng thuốc Amlodipin. Cụ thể gồm những đối tượng sau đây:

  • Người đang bị hoặc có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với Amlodipin, các thuốc chẹn beta hay bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người bị các vấn đề liên quan đến suy gan, suy tim chưa được điều trị ổn định.
  • Người vừa trải qua một cơn nhồi máu cơ tim.
  • Người bị vấn đề liên quan đến van tim là hẹp eo động mạch chủ.

Phụ nữ mang thai, cho con bú: Chưa có nhiều xác minh về ảnh hưởng của Amlodipin về nhóm đối tượng này. Do đó, sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích, nguy cơ khi điều trị huyết áp ở nhóm đối tượng này.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Amlodipin

Amlodipin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như những loại thuốc khác. Tuy nhiên, có thể không phải ai cũng gặp những phản ứng này. Để đảm bảo quá trình điều trị huyết áp cao bằng Amlodipin được an toàn, người bệnh cần đặc biệt lưu ý quan sát các phản ứng kỳ lạ. Các phản ứng phụ được chia thành các nhóm như sau.

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Khi gặp những tác dụng phụ này, hãy ngưng sử dụng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu gần nhất. Bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với Amlodipin: Khó thở, sưng mặt, mồm, cổ họng hoặc lưỡi, nổi mề đay, phát ban.
  • Cơn đau thắt ngực trầm trọng hơn: Đau/tức ngực hơn bình thường, cơn đau có thể lan tỏa đến hàm, vai, đổ mồ hôi, buồn nôn.
  • Rối loạn ngoại tháp: Bồn chồn, co thắt cơ hoặc cứng cơ, run, chuyển động chậm hoặc cử động co giật.
  • Buồn ngủ nghiêm trọng, có cảm giác gần như ngất đi hoặc ngất lịm.
  • Nhịp tim đập thình thịch trong lồng ngực.
  • Sưng ở mắt cá chân, bàn chân bất thường.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng

Những tác dụng phụ này thường phổ biến hơn và ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Nó có thể biết mất sau vài ngày hoặc sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các phản ứng này có thể kéo dài và làm bạn khó chịu. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn gặp trường hợp đó. Nhóm tác dụng phụ này bao gồm:

  • Cơ thể phù do giữ nước.
  • Buồn ngủ, chóng mặt hoặc cảm thấy ốm yếu.
  • Vàng da, vàng mắt, đau cơ, đau khớp.
  • Đau dạ dày, buồn nôn.
  • Bốc hỏa, nóng, đỏ hoặc có cảm giác ngứa ran.
  • Sưng mắt cá nhân, chuột rút.
  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc khó thở.
  • Ở nam giới có thể xuất hiện rối loạn tình dục.

su-dung-amlodipin-khong-can-than-co-the-lam-dau-that-nguc-tram-trong-hon.webp

Sử dụng Amlodipin không cẩn thận có thể làm đau thắt ngực trầm trọng hơn

Lưu ý về tương tác của thuốc Amlodipin

Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị, vitamin hoặc thảo dược nào. Amlodipin có thể xảy ra tương tác từ mức độ nhẹ đến nặng với nhiều loại thuốc khác nhau.

Đặc biệt, Amlodipin có thể bị thay đổi tác dụng, gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ nếu sử dụng chung với các loại thuốc sau đây. Bao gồm:

  • Thuốc chống nấm: Ketoconazole hoặc Itraconazole, có thể làm tăng nồng độ của Amlodipin khi dùng.
  • Các loại thuốc điều trị HIV: Indinavir, Ritonavir hoặc Nelfinavir.
  • Thuốc kháng sinh Clarithromycin, Rifampicin hoặc Erythromycin.
  • Thuốc tim mạch khác như Verapamil hoặc Diltiazem.
  • Thuốc hạ huyết áp khác như Lisinopril, Ramipril,… Sử dụng chung với Amlodipin có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp khiến người bệnh chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Thuốc miễn dịch như Sirolimus, Tacrolimus, Everolimus hoặc Temsirolimus.
  • Thuốc giảm cholesterol Simvastatin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như Cyclosporine.
  • Thuốc St. John’s Wort.

Bạn cũng cần lưu ý thêm không sử dụng Amlodipin với bưởi hoặc nước ép bưởi. Sự kết hợp này có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong máu, từ đó có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc.

Lời khuyên từ dược sĩ về hạ huyết áp

Ngoài việc sử dụng Amlodipin, bạn cần kết hợp thêm các biện pháp khác để giúp kiểm soát được huyết áp tốt hơn. Những biện pháp này có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn uống khoa học và có lối sống lành mạnh, bỏ thuốc lá, giảm bớt stress và vận động thường xuyên.

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ hạ áp. Sử dụng kết hợp các thảo dược sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc hiệu quả. 

Các thảo dược có tác dụng tốt trên huyết áp có thể kể đến như cao tỏi, cao cần tây, cao hoàng bá,... Trong đó, nổi bật nhất là cao cần tây với tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả. Không chỉ vậy, cao cần tây còn có khả năng hỗ trợ cải thiện mỡ máu, tác động vào những nguyên nhân gây chứng cao huyết áp. Kết quả của một nghiên cứu vào năm 2013 tại Iran cho rằng: Cần tây giúp hạ huyết áp ở người bệnh và không tác động lên huyết áp bình thường. Đặc biệt, khi sử dụng với liều cao lên đến 5000mg/kg cân nặng thì thảo dược này cũng không gây độc cho cơ thể. Tạp chí Kinh Tế Việt Nam đã tiến hành một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của người bệnh cao huyết áp khi sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cao cần tây và cho kết quả lên đến 92,8%. Do đó, sử dụng cần tây kết hợp với các thảo dược khác như: Tỏi, hoàng bá, lá dâu tằm sẽ cho hiệu quả ổn định huyết áp tốt hơn.

toi-co-kha-nang-ho-tro-ha-huyet-ap-rat-hieu-qua.webp

Tỏi có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp rất hiệu quả

>>> XEM THÊM: 5 loại sữa dành cho người cao huyết áp.

Việc sử dụng Amlodipin nói riêng và các loại thuốc hạ huyết áp khác nói chung cần đặc biệt cẩn thận. Nếu sử dụng không đúng với chỉ dẫn có thể khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Trên đây là những thông tin tham khảo liên quan đến thuốc Amlodipin (Amlor). Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được dược sĩ hỗ trợ.

Link tham khảo:

https://www.drugs.com/amlodipine.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-5891/amlodipine-oral/details

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324283#interactions

https://www.medicines.org.uk/emc/product/3473/pil#gref

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/amlodipine-oral-route/before-using/drg-20061784

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23735001/

Bình luận