Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Gút là tình trạng viêm khớp mạn tính thường gặp ở nam giới. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gút là sự dư thừa axit uric trong máu do cơ thể sinh quá nhiều hoặc thận bài tiết kém. Một số yếu tố thúc đẩy nguy cơ bị bệnh gút là: Gen, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, ít vận động,… Đôi khi, thận yếu cũng khiến nó không thể loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể và gây ra bệnh gút.

Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Axit uric máu cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Những dấu hiệu điển hình của bệnh gút gồm có:

- Đau khớp dữ dội: Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Các khớp bị ảnh hưởng thường gặp khác bao gồm: Mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trong vòng 4 - 12 giờ đầu tiên và giảm dần vào các ngày sau đó.

- Cảm thấy khó chịu: Sau khi cơn đau gút nặng nhất giảm xuống, triệu chứng khó chịu vẫn có thể kéo dài nhiều ngày đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có khả năng gây đau đớn trong thời gian dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp.

- Viêm và đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.

- Giảm vận động: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường, gây khó khăn trong quá trình đi lại, sinh hoạt.

Để chẩn đoán bệnh gút, bạn cần thường xuyên kiểm tra máu để phát hiện tình trạng tăng axit uric càng sớm càng tốt. Khi nồng độ axit uric máu cao hoặc đã có cơn đau gút thì bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm ngăn chặn bệnh tái phát.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân khiến axit uric tăng cao ở bệnh nhân gút

Đối tượng nào dễ mắc bệnh gút?

Trước đây, người ta cho rằng, chỉ nam giới tuổi trung niên mới là đối tượng dễ mắc bệnh gút. Thực tế cho thấy, có không ít thanh niên chưa đầy 30 tuổi đã mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những đối tượng dễ bị bệnh gút “hỏi thăm”:

- Người thường xuyên ăn nhiều thịt, hải sản và dùng đồ uống có đường.

- Người thường xuyên uống rượu, bia: Rượu có thể cản trở việc thận loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, bia là thực phẩm giàu purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

- Nếu bị thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Người bị thừa cân dễ mắc bệnh gút

Người bị thừa cân dễ mắc bệnh gút

- Nếu các thành viên khác trong gia đình bị gút thì bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.

- Người dùng thuốc điều trị như: Thuốc lợi tiểu, kháng sinh, giảm đau cũng có thể làm axit uric máu tăng lên và hình thành cơn đau gút. Nếu bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc này thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

- Gút là một bệnh liên quan tới chuyển hóa nên những ai mắc phải các bệnh như tiểu đường, tim mạch,… cũng sẽ có nguy cơ bị gút cao hơn.

>>> XEM THÊM: 5 thực phẩm giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả

Người bị bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Như đã trình bày ở trên, chế độ ăn uống là nguyên nhân góp phần hình thành bệnh gút. Hiện nay, guồng quay cuộc sống vội vã, mì tôm là món ăn quen thuộc được nhiều người ưa thích bởi sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm rất nghèo dinh dưỡng và không tốt cho sức khỏe. Vậy người bị bệnh gút có ăn được mì tôm không? Theo các chuyên gia, người bị gút không nên ăn mì tôm bởi những lý do sau:

- Mì tôm chứa nhiều tinh bột trong khi các thành phần vitamin, khoáng chất, canxi cần thiết cho xương khớp lại không đầy đủ. Do đó, nếu chế độ dinh dưỡng không được cân đối, cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, nhiều khả năng xương khớp sẽ bị ảnh hưởng và nguy cơ bị hư thận là rất cao. Xương yếu, thận hư chính là vấn đề đặc biệt nguy hiểm cho người bị gút.

Người bị bệnh gút không nên ăn mì tôm

Người bị bệnh gút không nên ăn mì tôm

- Mì tôm chứa nhiều mì chính và một lượng muối lớn. Đây cũng là thành phần không tốt cho sức khỏe. Về lâu dài, người ăn mì tôm thường xuyên sẽ gặp nhiều vấn đề về bệnh tật, trong đó, khả năng cao nhất là mắc bệnh tim mạch.

Như vậy, mì tôm là thực phẩm không tốt cho sức khỏe nói chung và người mắc bệnh gút nói riêng. Chính vì vậy, khi bị gút, tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng sản phẩm này và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

>>> XEM THÊM: 3 loại cải dành cho người mắc bệnh gút

Cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa cơn đau gút tái phát hiệu quả, ngoài việc hạn chế ăn mì tôm, bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học như: Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như thịt bò, hải sản,…; Không sử dụng bia, rượu, nước ngọt đóng chai;… Hiện nay, các chuyên gia khuyên người bị gút nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để giảm axit uric, cải thiện cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính chiết xuất từ trạch tả.

Trạch tả giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Trạch tả giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Theo nhiều tài liệu y học, cây trạch tả được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như: Ba kích, nhọ nồi, nhàu, hoàng bá,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm cho người bị bệnh gút và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Qua những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết người bị bệnh gút có ăn được mì tôm không? Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ trạch tả mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!

Hồng Ngọc

Bình luận