Việc tập thể dục thể thao có thể góp phần giúp ngăn chặn những cơn đau gút và giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng mà bệnh gút gây ra. Một câu hỏi được mọi người bệnh thắc mắc đó là: Người bị bệnh gút có nên đi bộ không?. Để có câu trả lời chính xác, mời bạn cùng duocphamaau.com tìm hiểu vấn đề này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Sự tăng sinh bất thường của nồng độ axit uric trong máu được cho là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau gút. Khi phân tử axit uric trong máu cao trên 420 μmol/L ở nam giới, trên 360 μmol/L ở nữ giới thì chúng sẽ tích tụ, kết tủa thành tinh thể muối urat ngay tại vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm nhiễm, sưng tấy khớp, gây đau đớn cho người bệnh. Axit uric được sản sinh ra từ sự phân hủy của purin có mặt trong tất cả các mô, tế bào của cơ thể. Đồng thời, purin cũng được hấp thụ khá nhiều từ thức ăn hàng ngày. Nếu không kiểm soát tốt, chúng sẽ là tác nhân chính, kích thích sự gia tăng axit uric trong máu, dẫn tới sự hình thành bệnh gút và khiến chúng trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khởi phát lên các cơn đau gút trong xã hội.

 Bệnh gút do sự tăng cao của axit uric máu

Bệnh gút do sự tăng cao của axit uric máu

>>> Xem thêm: Bệnh gút và những điều bạn cần biết

Bị bệnh gút có nên đi bộ không?

Bệnh gút gây sưng và viêm cơ ở đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân, cổ tay và ngón chân cái. Nguyên nhân của những lần phát tác đau đớn là do sự hoạt động không hiệu quả của hệ bài tiết hoặc toàn bộ cơ thể, gây ra sự tích tụ axit uric. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết bị bệnh gút có nên đi bộ hay không?

 Bệnh gút làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Bệnh gút làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Như bạn đã biết, tình trạng bệnh gút đang ngày càng phổ biến và độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hóa. Bệnh gút gây ra những cơn đau nhức dữ dội, làm giảm vận động nếu để tình trạng bệnh nặng sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì thế khi bệnh mới chớm, bạn nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Để đẩy lùi gút, mọi người thường hay uống thuốc giúp giảm các cơn đau nhanh nhưng gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài phương pháp này thì còn có một phương pháp mới giúp cải thiện tình trạng bệnh vô cùng hiệu quả mà khá ít người biết, đó chính là tập luyện thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.

Nhiều người nghĩ rằng, bị bệnh gút thì nên hạn chế vận động mạnh, để tránh tổn thương cho xương khớp. Nhưng theo một nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Y khoa tại Mỹ: Tập luyện thể dục nói chung và đi bộ nói riêng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm tại các đầu khớp xương. Ngoài ra, đi bộ còn thúc đẩy tuyến yên tiết ra nhiều hormone, kích thích sụn tiết ra nhiều chất nhờn, giúp bôi trơn phần khớp, đẩy lùi triệu chứng đau nhức cho những người bị bệnh gút.

 Đi bộ mỗi ngày là cách giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả

Đi bộ mỗi ngày là cách giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả

Với những người bị bệnh gút thì phần khớp xương khá nhạy cảm, dễ bị tổn thương, vì thế, việc đi bộ cần đảm bảo tránh được áp lực mạnh lên các đầu khớp xương, tránh làm tổn thương khớp. Việc đi bộ nhẹ nhàng, đúng cách có thể giúp ngăn chặn những cơn gút tái phát. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tập luyện không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm cơ. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và thảo luận để có phương pháp đi bộ khoa học, phù hợp với bản thân để đẩy lùi bệnh gút.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Để đẩy lùi các cơn đau gút, ngoài chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao, đi bộ mỗi ngày, thì việc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe nguồn gốc thảo dược thiên nhiên đang là một trong những xu hướng mới được giới chuyên gia khuyên dùng, bởi chúng có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gút hiệu quả mà rất an toàn. Tiêu biểu là sản phẩm chứa thành phần chính chiết xuất từ cây trạch tả, kết hợp với một số thảo dược quý khác như nhàu, hoàng bá, thổ phục linh, nhọ nồi, ba kích,… có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giảm sưng đau các khớp, chống viêm và ngăn ngừa bệnh gút tái phát.

 Cay-trach-ta-giup-cai-thien-benh-gut-hieu-qua.webp

Cây trạch tả giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được câu trả lời cho thắc mắc: Bệnh gút có nên đi bộ không? và đưa ra một số gợi ý để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gút an toàn. Chúc bạn sức khỏe!

Thái Minh

 

Bình luận