Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê, tỷ lệ người trưởng thành bị thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) khoảng 30%. Nguyên nhân gây bệnh không chỉ do sự lão hóa của cơ thể mà còn bởi nhiều yếu tố khác như: mang vác nặng, chấn thương, bệnh lý cột sống,...
Đề phòng nguy cơ mắc gút do dùng thuốc
Gút thứ phát chiếm tỷ lệ thấp (5-10%) nhưng thường nặng và khó điều trị hơn so với gút nguyên phát. Việc dùng thuốc tây y dài ngày là một trong những nguyên nhân gây gút thứ phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Vẩy nến không lây nhiễm sang người khác
Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những biểu hiện ngoài da làm bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, những người xung quanh thường có tâm lý lo lắng về khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, họ có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh vì y học đã khẳng định: vẩy nến hoàn toàn không lây.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Bệnh nhân thoái hóa khớp (THK) thường xuyên phải chịu những cơn đau dai dẳng và đứng trước nguy cơ tàn phế. Tuy nhiên, nếu điều trị tích cực kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học thì người bệnh có thể làm chậm quá trình THK, cải thiện triệu chứng, từ đó trở lại cuộc sống gần như bình thường.
96% u xơ tử cung xuất hiện ở thân tử cung
U xơ tử cung thường là khối u lành tính, xuất hiện ở vị trí thân tử cung nhiều nhất (chiếm tới 96%), 4% còn lại xuất hiện ở vị trí eo và cổ tử cung.
Tổn thương dây thanh do sử dụng giọng nói quá mức
Cổ vũ, la hét, mải mê hát hò, vui vẻ với bạn bè, hoặc do yêu cầu công việc phải nói to, nói liên tục,... có thể làm dây thanh bị tổn thương, khiến bệnh nhân dễ bị khản tiếng, mất giọng.
Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ở nhân viên văn phòng
Không chỉ những người thường xuyên mang vác, lao động nặng mà nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) đốt sống cổ. Tuy nhiên, trước biểu hiện đau do TVĐĐ, nhiều người chủ quan và không điều trị kịp thời dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau này.
Phòng ngừa đột quỵ não ở người cao tuổi vào mùa hè
Theo giáo sư Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ não (ĐQN) trong tháng 6 và tháng 7 thường cao hơn so với các thời điểm khác trong năm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thời tiết quá nóng bức.
Cần sớm điều trị u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là bệnh lành tính khá phổ biến, chiếm khoảng 80% các khối u buồng trứng. Khối u có thể chỉ là u cơ năng do rối loạn hoạt động nội tiết, nhưng có khi là u thực thể xuất phát từ bệnh lý và gây nhiều biến chứng. Việc khám phụ khoa định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng sẽ giúp chị em phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Hạn chế vận động do thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp (THK) thường gặp ở các khớp chịu lực như: khớp gối, khớp háng, cột sống... Trong đó, THK gối là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động, thậm chí khiến bệnh nhân bị tàn phế.
Thiếu máu não thoáng qua: Không thể chủ quan!
Một trong những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhồi máu não (ĐQNMN) là "cơn thiếu máu não thoáng qua". Do các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua thường diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều người chủ quan không đi khám và có chế độ dự phòng ĐQNMN sớm.
Tại sao đốt sống cổ và thắt lưng dễ bị thoái hóa?
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông - Giám đốc trung tâm Đột quỵ não, bệnh viện TƯ Quân đội 108, thoái hóa cột sống (THCS) thường xảy ra tại đốt sống cổ và thắt lưng. Bệnh gây đau, hạn chế vận động, thậm chí có thể dẫn đến tàn phế.