Nổi mề đay (còn gọi mày đay) là bệnh da liễu rất phổ biến, thống kê cho thấy có khoảng 1/4 dân số thế giới bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Bệnh gây nổi sẩn phù với quầng đỏ, có kích thước từ 1mm đến vài cm, tồn tại kéo dài trong vài giờ hoặc vài tháng. Để tìm hiểu về những cách trị nổi mề đay tại nhà, giảm ngứa rát cực hiệu quả, hãy xem ngay bài viết dưới đây bạn nhé.

5 cách chữa nổi mề đay ngay tại nhà an toàn, hiệu quả

Mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, dễ gây nhiều rủi ro nếu không được xử trí đúng cách

Một số những thông tin cần biết về bệnh mề đay

Nổi mề đay là loại phát ban trên da với các nốt đỏ nổi lên, gây ngứa, sần khiến da không phẳng như bình thường. Tình trạng này xảy ra khi một tác nhân nào đó kích hoạt bên trong cơ thể khiến lượng histamin, các chất dẫn truyền hóa học khác được giải phóng quá nhiều. Những chất này làm cho các mạch máu ở vùng da phản ứng dẫn đến phù cấp hoặc phù mạn tính và rò rỉ. Các nốt mề đay thường xuất hiện với màu đỏ hoặc hồng, chất lỏng rò rỉ trong các mô gây sưng tấy và ngứa. Mề đay có thể nổi ở khắp các bộ phận của cơ thể như tay, chân, mắt, môi, lưỡi, cổ, lưng, bụng và cả bộ phận sinh dục.

6 cách chữa nổi mề đay ở trẻ em nhanh chóng hiệu quả an toàn

Mề đay xảy ra nhiều khi thời tiết thay đổi, gây ngứa rát khó chịu cho người mắc

Bất kỳ ai cũng có thể nổi mề đay, thường gặp nhất với người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ. Theo thống kê từ Bệnh viện da liễu Trung ương, cứ 100 người thì có 15 – 20 người mắc bệnh nổi mề đay. Trong đó, khoảng 70% bệnh nhân tiến triển thành mề đay mãn tính (đặc biệt ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi).

Nổi mề đay có 2 loại gồm:

  • Nổi mề đay cấp tính: Triệu chứng kéo dài dưới 24 giờ và tình trạng này không kéo dài quá 6 tuần.
  • Nổi mề đay mạn tính: Các đợt tái phát xảy ra ít nhất 2 lần/tuần kéo dài trên 6 tuần (nữ thường gặp hơn nam), khó xác định nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, có thể kể đến như sau:

  • Dị ứng thức ăn (hải sản, đậu phộng, hạt óc chó, chế phẩm từ sữa, trứng, sứa…)
  • Ô nhiễm môi trường (khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mủ cao su…)
  • Mỹ phẩm, hóa chất.
  • Thời tiết thay đổi do giao mùa,  nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh khiến da khô, mất độ ẩm tự nhiên dễ kích thích nổi mề đay.
  • Một số thành phần thuốc (kháng sinh, kháng viêm, vitamin)
  • Côn trùng đốt
  • Thay đổi nội tiết tố, thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh…
  • Di truyền: cha mẹ mắc bệnh mề đay thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người mắc bệnh gan, thận, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường…
  • Áp lực lên da: mặc quần áo bó sát, ngồi hoặc đeo túi xách, balô trong thời gian dài.
  • Dính nước bẩn hoặc dùng nước còn chứa nhiều Clo.
  • Tâm lý bất ổn: stress, xúc động quá mức

Những cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả, an toàn

Nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi theo thời gian, khỏi hoàn toàn trong vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nổi mề đay mạn tính sẽ lâu khỏi, thường xuyên tái lại, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cơ bắp, phổi. Riêng các trường hợp bệnh nhân nổi mề đay do di truyền, khả năng tự khỏi thấp, thường tái phát nhiều lần nên chỉ điều trị tạm thời để giảm bớt ngứa, khó chịu. Sau đây là những cách giải quyết tình trạng mề đay tại nhà hiệu quả, được nhiều người bệnh áp dụng cho hiệu quả cao:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nổi mề đay: Như côn trùng cắn, stress, ánh nắng mặt trời, một số thành phần dị ứng trong thuốc điều trị (kháng sinh, aspirin, ibuprofen), khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mủ cao su, thực phẩm mà người bệnh dị ứng…
  •  Giữ cơ thể mát mẻ: Người dễ nổi mề đay cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng, chất liệu cotton hút ẩm tốt, không dùng vải khô cứng dễ tổn thương.
  • Tránh sử dụng sản phẩm gây kích ứng da: Như mỹ phẩm, hóa chất, nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, kem đánh răng, chất tạo màu, chất bảo quản sử dụng trong thực phẩm, vitamin, gia vị…
  • Dùng dung dịch chống ngứa: Người bị nổi mề đay thường gãi nhiều dễ dẫn đến tổn thương da, do đó cần vệ sinh bằng các dung dịch giảm ngứa như bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,…
  • Chữa nổi mề đay bằng thuốc: Với những thuốc không kê đơn, người bệnh có thể mua nhưng cần nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn như thuốc kháng histamin, calamine (thuốc bôi ngoài da), cetirizine, loratadine, fexofenadine, benadryl.
  • Bổ sung vitamin và các dưỡng chất: Bổ sung bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau, trái cây tươi, uống nhiều nước… giúp tăng sức đề kháng cho da, hạn chế nổi sẩn mề đay. 
  • Sử dụng thêm những giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng da. Trong đó, sự kết hợp của bộ 3 Cao gan, cao Nhàu, L-Carnitine fumarate đang đem lại hiệu quả tốt nhất và trở thành sự lựa chọn của nhiều người nhờ tác động đến 3 cơ chế: Tăng cường khả năng giải độc của gan (cao Gan) - Tăng cường khả năng giải độc của thận (cao Nhàu) - Tăng cường sức đề kháng của cơ thể (L-Carnitine fumarate). Nhờ đó, khi sử dụng đồng thời các giải pháp này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng mề đay, dị ứng, mẩn ngứa trên da, đồng thời có hiệu quả ngăn ngừa tái phát.

Nếu còn băn khoăn cần tư vấn về tình trạng mề đay, dị ứng và mẩn ngứa, bạn có thể bình luận bên dưới bài viết để chuyên gia hỗ trợ trực tiếp bạn nhé.

wp-9-4.png

 

 

 

Bình luận