U đại tràng là gì? Có bao nhiêu loại?

U đại tràng là những khối mô (khối u) xuất hiện bên trong lòng đại tràng. Những khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu từ ruột già và kéo đến phần cuối của hệ tiêu hóa. U đại tràng được phân thành 2 loại chính là u đại tràng lành tính và u đại tràng ác tính. Cụ thể như sau:

U đại tràng lành tính

Những khối u lành tính thường không lây lan sang bộ phận khác. Hầu hết u đại tràng lành tính sẽ bao gồm những loại như sau:

Polyp tăng sản

Polyp là các khối mô bao quanh nhô ra bên trong lòng đại tràng. Polyp tăng sản hay còn được gọi là siêu sản, chúng thường được tìm thấy ở các khu vực đỉnh nếp gấp, van niêm mạc của đại tràng xích ma. Có nhiều loại polyp tăng sản khác nhau, bao gồm:

  • Hamartomas: Hỗn hợp bất thường của nhiều mô bình thường.
  • Polyp vị thành niên: Thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Polyp của Peutz-Jeghers: Xảy ra đơn lẻ hoặc nhiều trong hội chứng Peutz-Jeghers (bệnh hiếm gặp về nhiễm sắc thể bội). Những polyp này sẽ có thêm các hắc tố, sắc tố.

Polyp viêm

Một số loại u đại tràng lành tính khác thường được hình thành do sự viêm nhiễm hoặc bất thường của niêm mạc, hay được gọi là các polyp viêm. Đây là các nubbins niêm mạc tái tạo bị viêm quanh các vết loét, thường được tìm thấy ở những người bị viêm ruột lâu năm.

Polyp bạch huyết

Bao gồm các polyp lympho (tăng sản hoặc u lành tính) thường xuất hiện thành từng cụm ở đoạn cuối hồi tràng. Các polyp này có thể gây chảy máu tại đại tràng, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu.

polyp-bach-huyet-la-mot-loai-u-dai-trang-lanh-tinh

Polyp bạch huyết là một loại u đại tràng lành tính

U tổn thương trung mô – nhóm này bao gồm:

  • U lipoma: Là u mỡ phát triển lành tính phổ biến thứ 2 của đại tràng. Chúng được hình thành từ sự lắng đọng của các mô liên kết mỡ trong thành ruột.
  • U Leiomyoma: Là các u cơ trơn lành tính tại đại đàng, thường khá hiếm gặp.

Một số loại u đại tràng lành tính khác

Ngoài những loại u trên, sẽ có những loại u đại tràng lành tính khác như:

  • Adenomas: Hay u tuyến, là những tổn thương lành tính. Thường có 3 dạng chính là u hình ống, u hình nhung, răng cưa, u không cuống hoặc u hỗn hợp. U tuyến càng lớn khả năng ung thư càng cao.
  • U thần kinh: Là những u sợi thần kinh ở đại tràng, đây cũng là bệnh lý hiếm gặp.
  • U máu: Là nhóm khối u đại tràng hiếm gặp nhất. Bao gồm u máu mao mạch và thể hang.

>>>Xem thêm: Tổng hợp chi tiết về viêm đại tràng và phương pháp điều trị

U đại tràng ác tính

U đại tràng ác tính chính là hệ quả của u lành tính khi không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, hay còn được gọi là ung thư đại tràng. Lúc này, quá trình thay thế bình thường các tế bào niêm mạc tại đại tràng gặp trở ngại, quá trình phân chia tế bào cũng thường xuyên xảy ra sai lầm. Ung thư đại tràng có thể bắt đầu từ ruột kết đến trực tràng.

Theo thống kê từ CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 tại đất nước này. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cũng cho biết thêm, khoảng 1/23 nam giới và 1/25 nữ giới có thể bị ung thư đại tràng tại Mỹ.

Tổ chức ACS cũng cho biết thêm, vào năm 2021 dự đoán có khoảng 104.270 người tại Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng. Do đó, các chuyên gia sức khỏe đem ra lời khuyên rằng bạn nên thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Đặc biệt là ở những người đang thuộc độ tuổi từ 45 – 75.

u-dai-trang-ac-tinh-co-the-gay-ra-cac-bien-chung-nguy-hiem-khac

U đại tràng ác tính có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác

Nguyên nhân hình thành u đại tràng

Nguyên nhân hình thành u đại tràng chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc hình thành khối u là do một số yếu tố nguy cơ tác động đến quá trình tăng trưởng, phát trình bình thường của tế bào khỏe mạnh.

Điều này khiến cho các tế bào bắt đầu phân chia một cách bất thường và ngay cả khi không có tế bào mới. Từ đó hình thành các khối u đại tràng lành tính. Khi những tế bào này phát triển không kiểm soát và chết ở vòng đời bình thường, ung thư đại tràng sẽ xuất hiện.

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ diễn ra sự bất thường này như:

  • Gen di truyền: Nếu gia đình, người thân của bạn từng bị u đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng, đa polyp tuyến, hội chứng Gardner, hội chứng Lynch, hội chứng Turcot, hội chứng Peutz – Jeghers, hội chứng Muir – Torre,… bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn. 
  • Béo phì, thói quen sinh hoạt, ăn uống: Lối sống lười vận động, ăn ít chất xơ, tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, rượu, thịt đỏ,… Những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, từ đó tăng khả năng xuất hiện các loại u đại tràng.
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: Nguy cơ bị u đại tràng tăng cao hơn nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng từ ba loại đồ uống có cồn trở lên mỗi ngày.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến u đại tràng
  • Đang gặp các tình trạng viêm đường ruột: Ví dụ như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn tại đại tràng,…
  • Tuổi tác: Theo thống kê, khoảng 90% người từ 50 tuổi trở lên được chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng đang phổ biến hơn ở những người dưới 50 tuổi.
  • Đang bị các bệnh ung thư khác như: Ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung.
  • Đang thực hiện xạ trị các bệnh ung thư khác.

mot-so-yeu-to-lam-tang-nguy-co-bi-u-dai-trang

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị u đại tràng

Cách xác định u đại tràng hiện nay

Để xác định u đại tràng, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và thực hiện thêm chẩn đoán cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Dựa vào triệu chứng u đại tràng

Hầu hết, các u lành tính thường sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Các triệu chứng u đại tràng chỉ xuất hiện rõ rệt khi u lành tính đã chuyển biến xấu hoặc đã thành u ác tính. Cụ thể sẽ có những triệu chứng như sau:

Giai đoạn đầu

  • Táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa.
  • Phân bị thay đổi màu sắc hoặc hình dạng (phân hẹp hoặc tống phân không hoàn toàn), xuất hiện máu trong phân.
  • Chướng bụng, chuột rút ở bụng, đau bụng.
  • Thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện không tự chủ.

Giai đoạn chuyển biến xấu

  • Chảy máu đại tràng gây đau.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Chán ăn, cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân.
  • Các thay đổi trong phân giống giai đoạn đầu nhưng kéo dài hơn một tháng.
  • Có cảm giác ruột không rỗng hoàn toàn.
  • Khi các khối u đã di chuyển sang bộ phận khác, bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng: Sưng bàn tay, bàn chân, vàng da, vàng mắt, khó thở, đau đầu kinh niên, tầm nhìn mờ, gãy xương.

>>>Xem thêm: Cách sử dụng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin điều trị nhiễm trùng

Dựa vào chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài các triệu chứng, bác sĩ có thể thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác loại u đại tràng. Bao gồm:

Xét nghiệm phân: Đánh giá sự hiện diện của máu trong phân, đánh giá DNA trong phân để xác định có các khối u không. Nếu dương tính, bạn sẽ được thực hiện các phương pháp nội soi ngay sau đó.

Nội soi đại tràng: Nếu phát hiện có khối u, bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu mô sinh khiết để phân tích.

Nội soi đại tràng ảo (CT Colonography): Là xét nghiệm xâm lấn tối thiểu sử dụng chụp CT để kiểm tra các khối u có xuất hiện trong đại tràng không.

Nội soi đại tràng Sigma linh hoạt: Sử dụng ống mảnh, có đèn và máy ảnh để đưa vào kiểm tra đại tràng.

noi-soi-la-phuong-phap-thuong-duoc-su-dung-de-chan-doan-u-dai-trang

Nội soi là phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán u đại tràng

Sử dụng thuốc xổ bari cản quang kép: Là phương pháp chụp X-quang, trong đó, bari được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc xổ để có thể mở rộng đại tràng, giúp quá trình chẩn đoán dễ dàng hơn.

U đại tràng có nguy hiểm không?

U đại tràng lành tính ít gây ra nguy hiểm cho người bệnh bởi có thể điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, nếu u đại tràng chuyển qua giai đoạn ác tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Tắc ruột: Đây là biến chứng thường gặp của u đại tràng, bao gồm tắc ruột bán phần hoặc hoàn toàn. Có khoảng 30% trường hợp bị ung thư đại tràng cần cấp cứu khẩn cấp do chuyển biến thành tắc ruột.

Thủng ruột: Lỗ thủng ruột có thể xuất hiện ở ngay tại khối u hoặc ngoài khối u. Đây là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Xuất hiện áp-xe quanh khối u: Áp-xe khối u đại tràng không hiếm gặp, tuy nhiên khó có thể phát hiện ra nó và thường bị nhầm lẫn với áp-xe ruột thừa.

Di căn: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bất kỳ loại ung thư nào, bao gồm ung thư đại tràng. Lúc này, các tế bào ung thư (u ác tính) đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể và làm người bệnh bị suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của họ.

di-can-la-bien-chung-nguy-hiem-cua-u-dai-trang-ac-tinh

Di căn là biến chứng nguy hiểm của u đại tràng ác tính

Các lựa chọn điều trị u đại tràng hiện nay

Hiện tại, phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị đang được áp dụng nhiều nhất. Đối với trường hợp u đại tràng đã chuyển thành ung thư, người bệnh có thể thực hiện thêm hóa trị liệu, xạ trị, sử dụng thuốc hỗ trợ. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Trong giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ thực hiện hiện các phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bao gồm:

Giai đoạn đầu – bao gồm các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như:

  • Loại bỏ polyp bằng nội soi: Thực hiện khi khối u còn nhỏ, khu trú. Thực hiện bằng việc chèn một ống mỏng, dẻo và có gắn camera, đèn để loại bỏ khối u đó.
  • Nội soi cắt bỏ niêm mạc: Cần rạch một đường nhỏ ở bụng, thực hiện trong trường hợp khối u có kích thước lớn hơn.
  • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Khi những phương pháp ở trên không loại bỏ được khối u, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.

Giai đoạn nặng hơn – thực hiện các phẫu thuật như:

  • Cắt bỏ một phần: Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần đại tràng, trực tràng chứa các khối u, tế bào ung thư liên quan.
  • Phẫu thuật tạo đường cho chất thải ra khỏi cơ thể: Khi các phần tế bào, mô lành mạnh của đại tràng không thể kết nối lại với nhau, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Do đó, sẽ cần tạo một đường/lỗ nhỏ để chất thải có thể ra ngoài.
  • Phẫu thuật loại bỏ bạch huyết: Là phương pháp cần thiết nếu các hạch bạch huyết gần đó đã bị các khối u xâm chiếm.

Giai đoạn muộn

Với giai đoạn này, các khối u ác tính đã tiến triển nặng, sức khỏe tổng thể của người bệnh bị suy giảm nhiều. Lúc này, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giải phóng sự tắc nghẽn tại đại tràng. Những phẫu thuật này không thể chữa khỏi được tình trạng ung thư đại tràng, chúng chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giảm đau, chảy máu cho người bệnh.

phau-thuat-la-cach-dieu-tri-u-dai-trang-thuong-duoc-su-dung

Phẫu thuật là cách điều trị u đại tràng thường được sử dụng

Các phương pháp điều trị tại chỗ

Ngoài phẫu thuật, các phương pháp điều trị tại chỗ để giúp loại bỏ các khối u, tế bào ung thư cũng được chỉ định cho người bệnh. Bao gồm:

Hóa trị liệu

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc để can thiệp vào quá trình phân chia tế bào, phá vỡ các protein, DNA để làm hỏng/tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng. Hóa trị liệu có thể được sử dụng trước/sau khi đã phẫu thuật hoặc khi tế bào ung thư đã di căn.

Những loại thuốc hóa trị liệu được sử dụng ví dụ như capecitabine (Xeloda), fluorouracil, oxaliplatin (Eloxatin), irinotecan (Camptosar). Tuy vậy, quá trình hóa trị liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, nôn mửa, mệt mỏi,… cho người bệnh.

Xạ trị

Xạ trị sẽ sử dụng các tia gamma năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được yêu cầu như một cách điều trị độc lập để giúp thu nhỏ các khối u đại tràng, tiêu diệt tế bào ung thư.

Đối với người bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn ung thư đại tràng, xạ trị sẽ không được sử dụng cho giai đoạn sau mà chỉ nên thực hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, hoặc khi khối u/tế bào ung thư đã di chuyển đến các hạch bạch huyết gần đó. Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ như thay đổi màu sắc trên da giống như bị rám/cháy nắng, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn, giảm cân.

Phương pháp điều trị nội khoa

Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cũng là một trong các biện pháp để điều trị u đại tràng, đặc biệt là khi đã chuyển sang ung thư đại tràng. Thuốc sẽ dùng ở giai đoạn cuối không đáp ứng các loại điều trị khác, khi các tế bào đã di căn sang bộ phận khác. Một số loại thuốc ung thư thường được sử dụng như:

  • Bevacizumab (Avastin), ramucirumab (Cyramza).
  • Ziv-aflibercept (Zaltrap), cetuximab (Erbitux).
  • Panitumumab (Vectibix), regorafenib (Stivarga).
  • Pembrolizumab (Keytruda), nivolumab (Opdivo), ipilimumab (Yervoy).

nguoi-benh-co-the-duoc-su-dung-thuoc-de-ho-tro-dieu-tri-u-dai-trang

Người bệnh có thể được sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị u đại tràng

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc No-spa điều trị co thắt đại tràng

Ngăn ngừa u đại tràng như thế nào?

Để có thể ngăn ngừa u đại tràng, bạn cần tác động từ những yếu tố nguy cơ của bệnh. Bạn nên áp dụng ngay những phương pháp phòng ngừa xuất hiện u đại tràng hoặc ngăn ngừa chuyển biến thành u ác tính như sau:

Thực hiện tầm soát ung thư đại tràng

Các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát ung thư sớm. Điều này sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm các khối u, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống, lối sống

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quá trình phòng ngừa, giảm nguy cơ bị u đại tràng. Cụ thể:

Bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt: Đây đều là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa khối u, ung thư.

Hạn chế uống rượu, thuốc lá: Nếu có thể, hãy loại bỏ rượu ra khỏi cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp bắt buộc, chỉ nên uống tối đa 1 ly/ngày với nữ giới và 2 ly/ngày với nam giới. Nên cai thuốc lá càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ bị bệnh.

Tập thể dục nâng cao sức đề kháng: Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và tất cả các ngày trong tuần. Nếu bạn mới bắt đầu hoạt động thể chất lại sau một thời gian dài, hãy bắt đầu từ từ cho đến khi có thể tăng lên được 30 phút/ngày.

Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn đang bị tình trạng béo phì. Thực hiện ăn uống lành mạnh, tập thể dục để duy trì nếu cân nặng đã ở mức hợp lý.

vitamin-khoang-chat-tu-rau-xanh-co-vai-tro-quan-trong-trong-phong-ngua-u-dai-trang

Vitamin, khoáng chất từ rau xanh có vai trò quan trọng trong phòng ngừa u đại tràng

Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ

Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra u đại tràng, nhưng nguyên nhân sâu xa của u đại tràng và các bệnh lý đại tràng khác là sự suy giảm miễn dịch ở thành niêm mạc. Ngoài ra, tình trạng bị nhiễm giun sán cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trong đó có đại tràng.

Các phương pháp điều trị không xâm lấn hiện nay như sử dụng thuốc Tây y chỉ mới tác động vào các triệu chứng mà chưa loại bỏ được những nguyên nhân sâu xa này. Việc sử dụng các loại thuốc Tây y thường xuyên cũng có thể khiến người bệnh trở nên nhờn thuốc, giảm tác dụng. Ngoài ra, lạm dụng thuốc tây cũng sẽ làm cho người bệnh gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đau bụng.

Do đó, để có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị u đại tràng, thời gian phục hồi nhanh hơn, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược, kháng sinh từ thực vật lành tính. Ví dụ như sử quân tử, hoàng cầm, bạch truật, mộc hương,...

Khi phối hợp những thảo dược này với thành phần ImmunebioV (vách tế bào Lactobacillus rhamnosus), kẽm gluconat có thể đem lại những công dụng sau:

  • Tăng cường miễn dịch cho thành niêm mạc của đại tràng, đặc biệt ImmunebioV có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tốt hơn so với vi khuẩn sống nhiều lần.
  • Hỗ trợ phục hồi thành niêm mạc bị tổn thương tại đại tràng do các khối u gây ra.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân sống,...
  • Sát khuẩn, loại bỏ giun sán có trong đại tràng.

mot-so-loai-thao-duoc-ho-tro-phuc-hoi-phong-ngua-u-dai-trang

Một số loại thảo dược hỗ trợ phục hồi, phòng ngừa u đại tràng

U đại tràng tuy đa số là lành tính, nhưng chúng thường phát triển âm thầm và ít có biểu hiện rõ rệt. Khi phát hiện bệnh thường đã chuyển biến và giai đoạn nguy hiểm. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay lập tức để giúp sàng lọc bệnh tốt hơn.

Trên đây chỉ là những chia sẻ mang tính chất tham khảo về u đại tràng. Để biết thêm các thông tin chi tiết liên quan khác, vui lòng đặt câu hỏi ngay dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK6994/

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/colon-polyps/symptoms-causes/syc-20352875

https://www.cdc.gov/cancer/colorectal/basic_info/what-is-colorectal-cancer.htm

Dược sĩ Ánh Ngọc

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dai-trang-a-au.webp

Bình luận