Ciprofloxacin là thuốc gì? Công dụng?

Ciprofloxacin là kháng sinh phổ rộng, thuộc loại kháng sinh bán tổng hợp. Hoạt chất Ciprofloxacin thuộc nhóm kháng sinh Quinolon, thuốc tác dụng với cơ chế ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trong cơ thể. Lưu ý, thuốc không có tác dụng với những trường hợp mắc bệnh do nhiễm virus.

Do cơ chế đó, Ciprofloxacin được đánh giá là một trong những nhóm thuốc mạnh trong nhóm Fluoroquinolon. Ciprofloxacin với biệt dược nổi tiếng là Ciprobay được sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng da, xương, khớp.
  • Các bệnh nhiễm trùng phức tạp trong ổ bụng.
  • Nhiễm trùng ở đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
  • Sốt do bệnh thương hàn.
  • Các trường hợp bệnh than sau phơi nhiễm.
  • Nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục, hệ tiết niệu, thận, đường mật, mắt, hấp dưới, viêm xoang,…

Hiện có thể tìm thấy khá nhiều thuốc kháng sinh trên thị trường có chứa Ciprofloxacin như Scanax, Dorociplo, Cadiciprolox,… Tuy vậy, được sử dụng khá phổ biến hiện nay là biệt dược Ciprobay với các dạng bào chế sau:

  • Dung dịch truyền: Các hàm lượng 200mg/100ml, 400mg/200ml.
  • Viên nén bao phim: Hàm lượng Ciprofloxacin 500mg, giá tham khảo 172.000 đồng/hộp 10 viên. Ciprofloxacin 250mg, hộp 10 viên, giá tham khảo 8.000 đồng/viên. Ciprofloxacin 750mg, hộp 10 vỉ x 10 viên, giá tham khảo khoảng 1.500 đồng/viên.

thuoc-khang-sinh-ciprobay-500mg-thuong-duoc-dung-de-dieu-tri-nhiem-khuan-duong-tieu-hoa

Thuốc kháng sinh Ciprobay 500mg thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

>>>Xem thêm: Tổng hợp chi tiết về viêm đại tràng và phương pháp điều trị

Hướng dẫn sử dụng Ciprofloxacin an toàn

Để sử dụng thuốc kháng sinh này an toàn, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ/dược sĩ theo từng trường hợp cụ thể. Thông tin chia sẻ dưới đây về cách sử dụng Ciprofloxacin chỉ mang tính chất tham khảo thêm.

Cách sử dụng và liều dùng phù hợp

Với dạng bào chế dung dịch, thuốc sẽ được tiêm bởi nhân viên y tế. Đối với viên nén bao phim, cần nuốt nguyên viên thuốc với nhiều nước, không nên nhai, nghiền hoặc bẻ viên. 

Hãy sử dụng thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày, trước hoặc giữa các bữa ăn. Ciprofloxacin có thể gây mất nước, do đó hãy bổ sung nước thường xuyên. Không sử dụng cùng với sữa, sữa chua, nước trái cây.

Tùy vào từng bệnh lý, đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng cụ thể khác nhau. Liều Ciprofloxacin được khuyến cáo như sau:

Bảng 1: Liều dùng Ciprofloxacin khuyến cáo (tham khảo)

Mục đích điều trị

Liều dùng khuyến cáo

Liều dùng cho người lớn

Nhiễm trùng da

500 – 750mg/lần, cách nhau 12 giờ/lần. Dùng trong 7 – 14 ngày.

Nhiễm trùng xương khớp

500 – 750mg/lần, cách nhau 12 giờ/lần. Dùng trong 4 – 8 tuần.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa, ổ bụng

500mg/lần/12 giờ, dùng trong 5 – 14 ngày.

Tiêu chảy do nhiễm trùng

500mg/lần/12 giờ, sử dụng trong 5 – 7 ngày.

Sốt thương hàn

500mg/lần/12 giờ, dùng trong khoảng 10 ngày.

Nhiễm trùng niệu đạo, cổ tử cung không có biến chứng

250mg/lần duy nhất.

Trường hợp bệnh than sau phơi nhiễm

500mg/lần/12 giờ, sử dụng trong 60 ngày.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính

500mg/lần/12 giờ, sử dụng trong 28 ngày.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

250 – 500mg/lần/12 giờ, dùng trong 7 – 14 ngày.

Dịch hạch

500 – 750mg/lần/12 giờ, dùng trong 14 ngày.

Nhiễm trùng hô hấp dưới

500 – 700mg/lần/12 giờ, dùng trong 7 – 14 ngày.

Viêm xoang cấp tính

500mg/lần/12 giờ, dùng trong 10 ngày.

Viêm bàng quang không biến chứng

250mg/lần/12 giờ, dùng trong 3 ngày.

Liều dùng cho trẻ em

Viêm đường tiết niệu, viêm bể thận (1 – 17 tuổi)

10 – 20mg/kg/lần/12 giờ. Dùng trong 10 – 21 ngày. Liều tối đa không quá 750mg/lần.

Trường hợp bệnh than sau phơi nhiễm

15mg/kg/lần/12 giờ. Dùng trong 60 ngày, tối đa 500mg/lần.

Dịch hạch

15mg/kg/lần, 8 – 12 giờ/lần. Dùng trong 14 ngày, tối đa 500mg/lần.

Nên làm gì khi quên/quá liều thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể vô tình quên hoặc dùng quá liều Ciprofloxacin. Nếu gặp trường hợp này, người bệnh có thể xử lý như sau: 

Quên liều: Nên uống ngay liều đã quên khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu nhớ ra trong vòng 1-2 tiếng đến liều kế tiếp, người bệnh có thể bỏ qua liều đã quên, sau đó tiếp tục liệu trình điều trị. Lưu ý không dùng gấp đôi Ciprofloxacin trong 1 lần uống để bù liều, điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quá liều: Chưa có quá nhiều tài liệu, nghiên cứu về trường hợp này. Sử dụng quá nhiều Ciprofloxacin cũng có thể làm “vạ lây” đến vi khuẩn có lợi, dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột. Do đó nếu dùng quá liều, báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.

neu-qua-lieu-ciprofloxacin-can-lien-he-ngay-cho-bac-si-de-duoc-ho-tro

Nếu quá liều Ciprofloxacin cần liên hệ ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ

Các tác dụng phụ của Ciprofloxacin có thể gặp

Giống như các loại thuốc tây khác, việc sử dụng Ciprofloxacin cũng gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đặc biệt, thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cần lưu ý đến các phản ứng bất thường trong suốt quá trình dùng thuốc.

Tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế/trung tâm cấp cứu gần nhất để được trợ giúp. Cụ thể như sau:

  • Phản ứng dị ứng: Phát ban, khó thở, mặt, lưỡi cổ họng sưng, đau, sốt, rát trong mắt.
  • Phản ứng da nghiêm trọng: Đau da, màu đỏ, tím, phát ban lan rộng, phồng rộp, bong tróc nghiêm trọng.
  • Hạ đường huyết: Nhức đầu, khó chịu, đói, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim tăng nhanh, run rẩy.
  • Tổn thương thần kinh: Ngứa, đau rát, tê ở bàn tay, cánh tay bàn chân hoặc khu vực chân.
  • Dấu hiệu bị đứt gân: Sưng, bầm tím, đau đột ngột, cứng hoặc xảy ra các vấn đề liên quan đến cử động. Lúc cử động có thể nghe thấy các tiếng lục cục.
  • Có các thay đổi hành vi, tâm trạng nghiêm trọng: Kích động, lo lắng thái quá, lú lẫn, gặp các ảo giác, hoang tưởng, khó tập trung, xảy ra các vấn đề với trí nhớ. Một số trường hợp có thể xuất hiện suy nghĩ tự tử.
  • Gây tổn thương mạch máu, động mạch chủ, có thể dẫn đến chảy máu nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cần đặc biệt lưu ý nếu các vùng như dạ dày, lưng, ngực của bạn bị đau liên tục và dữ dội.
  • Đi tiểu ra máu, nhịp tim đập thình thịch, chóng mặt hoặc khó thở đột ngột, gần như ngất xỉu.
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến hô hấp, yếu cơ, không đi tiểu, đi tiểu ít, vàng da, vàng mắt.
  • Xuất hiện tăng áp lực trong hộp sọ: Ù tai, chóng mặt, đau đầu dữ dội, đau sau mắt, thị lực bị ảnh hưởng.

ciprofloxacin-co-the-gay-ra-tac-dung-phu-dut-gan-nguy-hiem

Ciprofloxacin có thể gây ra tác dụng phụ đứt gân nguy hiểm

Tác dụng phụ ít nguy hiểm

Ngoài những phản ứng trên, bạn cũng có thể bắt gặp một số tác dụng không mong muốn ít nguy hiểm hơn như đau đầu nhẹ, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, tiêu chảy,… Những tác dụng phụ này tuy không gây ảnh hưởng quá nhiều đến người bệnh, nhưng để đảm bảo an toàn, hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc

>>>Xem thêm: Tóm tắt 4 điều bạn cần lưu ý về Mesalazine trị loét đại tràng

Những lưu ý cần biết trước khi dùng Ciprofloxacin

Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần báo cho bác sĩ nếu thuộc các trường hợp cần thận trọng khi dùng Ciprofloxacin. Ngoài ra, để tránh tương tác thuốc, cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng. Cụ thể như sau:

Đối tượng không nên sử dụng Ciprofloxacin

Những đối tượng sau đây không nên hoặc cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ciprofloxacin. Cụ thể bao gồm:

  • Người bị dị ứng, mẫn cảm với Ciprofloxacin hoặc thành phần khác trong thuốc.
  • Từng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Ciprofloxacin hoặc bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
  • Người đã từng được cấy ghép nội tạng.
  • Người bị huyết áp cao.
  • Đang/đã từng gặp các vấn đề liên quan đến xương, khớp, gân.
  • Đang/đã từng bị tiểu đường, đường huyết thấp, gặp các vấn đề về tim, đau tim.
  • Đang/đã từng bị các vấn đề liên quan đến thần kinh, gan, thận.
  • Đang/đã từng bị yếu/nhược cơ, phình động mạch hoặc các vấn đề liên quan đến lưu thông máu, co giật, khối u não, chấn thương đầu.
  • Đang/đã từng gặp tình trạng hạ kali máu, hội chứng kéo dài khoảng QT (là một trong những bệnh lý về tim khi hệ thống điện tim trở nên bất thường. Trong trường hợp này, cơ tim cần nhiều thời gian hơn bình thường để nạp điện giữa các nhịp đập làm xáo trộn điện ở tim và thường có thể nhìn thấy trên điện tâm đồ).
  • Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

khong-su-dung-ciprofloxacin-neu-co-tien-su-man-cam-voi-thuoc

Không sử dụng Ciprofloxacin nếu có tiền sử mẫn cảm với thuốc

Tương tác thuốc của Ciprofloxacin cần lưu ý

Ciprofloxacin có thể xảy ra tương tác với bất kỳ loại thuốc, vitamin, thảo dược nào. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng. Đặc biệt với các thuốc sau:

  • Các loại thuốc kháng axit (chứa canxi, nhôm hoặc magie), thuốc trị loét: Uống trước khi dùng Ciprofloxacin 2 giờ hoặc sau khi dùng Ciprofloxacin 6 giờ.
  • Các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như Methotrexate.
  • Thuốc chữa động kinh như Phenytoin.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid – NSAIDs như: Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Meloxicam, Indomethacin, Diclofenac,...
  • Thuốc điều trị bệnh hen suyễn như: Theophylline, Aminophylline.
  • Thuốc điều trị chứng cứng cơ như: Tizanidine.
  • Thuốc chống đông máu như: Warfarin.
  • Thuốc kháng sinh Macrolid, chống loạn thần, chống trầm cảm ba vòng.
  • Một số loại thuốc lợi tiểu, điều trị tim mạch, điều trị tiểu đường.
  • Thuốc Steroid như Prednisone.
  • Các sản phẩm có chứa caffein trong thành phần.
  • Một số loại thuốc khác như: Clozapine, Cyclosporine, Phenytoin,…

Lời khuyên từ dược sĩ về thuốc Ciprofloxacin

Trong quá trình sử dụng, để tránh nguy cơ kháng thuốc, cần dùng đúng liều lượng và hết liệu trình được bác sĩ chỉ định ngay cả khi tình trạng bệnh đã có chuyển biến tốt hơn. Hãy bảo quản thuốc với điều kiện tiêu chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Lưu ý không bỏ thuốc vào tủ lạnh, không sử dụng khi đã hết hạn, đổi màu, xuất hiện nấm mốc.

Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý thêm, việc sử dụng Ciprofloxacin có thể làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ khiến da dễ bị cháy nắng hơn. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng, các biện pháp giúp bảo vệ da dù vào mùa đông hoặc những ngày không có ánh nắng trực tiếp.

Để giảm thiểu những tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng Ciprofloxacin, đặc biệt với người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột, có thể sử dụng kèm các loại thảo dược như Cao Bạch Truật, Cao Sử quân tử, Cao Hoàng cầm, Cao Mộc hương.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp thêm các sản phẩm có chứa ImmunebioV để giúp cải thiện các chứng rối loạn tiêu hóa. Các thảo dược, thành phần này cũng giúp tăng sức đề kháng cho đường ruột, phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó cũng giúp người bệnh hạn chế được tình trạng sử dụng các loại thuốc tây y trong thời gian dài.

cao-bach-truat-giup-ho-tro-tang-cuong-suc-de-khang-cho-duong-ruot

Cao Bạch Truật giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho đường ruột

Tuy có thể sử dụng Ciprofloxacin để điều trị nhiều trường hợp nhiễm trùng khác nhau, nhưng nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc là rất cao. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng trong thời gian dài.

Hy vọng với những thông tin tham khảo về Ciprofloxacin ở trên sẽ giúp bạn dùng thuốc an toàn hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các thuốc kháng sinh điều trị cho trường hợp nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ giải đáp.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc No-spa điều trị co thắt đại tràng

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/medicines/ciprofloxacin/ 

https://www.drugs.com/ciprofloxacin.html 

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-7748/ciprofloxacin-oral/details 

Dược sĩ Ánh Ngọc

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dai-trang-a-au.webp

Bình luận