Đau bụng sau khi ăn là bệnh gì? Những dấu hiệu cần đi khám ngay
Đau bụng sau khi ăn là một tình trạng phổ biến. Thông thường tình trạng này có thể xảy ra khi bạn ăn quá nhiều, ăn đồ chưa chín hoặc không hợp vệ sinh. Tuy nhiên, nếu đau bụng không thuyên giảm dù đã thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.
Đau quặn bụng sau khi ăn là gì?
Đau bụng sau khi ăn là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở vùng hạ vị, quanh rốn hay đau ở vùng thượng vị. Về mức độ, đau quặn bụng sau ăn là cảm giác đau dữ dội xảy ra đột ngột sau bữa ăn, đau thường đi kèm theo các biểu hiện khác như:
- Cảm thấy buồn đi vệ sinh ngay lập tức.
- Mệt mỏi, buồn nôn, đau quặn bụng dưới trong thời gian ngắn.
- Đau thắt vùng ngực từng cơn với cường độ tăng dần và liên tục.
- Tâm trạng khó chịu, căng thẳng, dễ kích động.
- Đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt, sợ thức ăn.
- Tiêu chảy và sốt nhẹ sau khi ăn.
Cảm giác căng tức và đau vùng bụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày và gây bất tiện cho việc ăn uống. Do đó bạn không được chủ quan với tình trạng này.
Đau quặn bụng sau khi ăn báo hiệu hệ tiêu hoá của bạn đang không ổn
Nguyên nhân phổ biến gây đau bụng sau khi ăn
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng sau khi ăn, gồm:
- Ăn quá nhiều gây đau tức bụng
- Dị ứng hay bất dung nạp thực phẩm
- Ngộ độc thực phẩm
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa
- Trào ngược dạ dày
- Viêm loét dạ dày - tá tràng
- Hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng
- Viêm tuỵ, sỏi mật
- Thiếu máu cục bộ đường ruột
- Ung thư dạ dày hoặc thực quản
- Căng thẳng, stress
Khi nào đau quặn bụng sau khi ăn là triệu chứng nghiêm trọng?
Phần lớn các trường hợp đau bụng sau ăn thường không đáng lo ngại, xảy ra trong một thời gian rất ngắn và sau đó biến mất. Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội, kèm theo các triệu chứng như:
- Bụng đau dữ dội, cơn đau không cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng.
- Các cơn đau xuất hiện ngay cả khi ngừng ăn.
- Nôn ói, vã mồ hôi, người mệt mỏi mất nước.
- Đi ngoài phân đổi màu, phân lẫn máu hoặc chất nhầy.
Trong những trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Đau bụng sau ăn có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh lý nguy hiểm bên trong đại tràng
Làm thế nào để cải thiện đau quặn bụng sau khi ăn?
Hầu hết các triệu chứng đau bụng sau ăn là do hệ tiêu hóa bị kích thích, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thường biến mất sau khi đi vệ sinh hoặc nghỉ ngơi một thời gian ngắn. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc phù hợp.
- Thuốc giảm đau
- Thuốc hạ sốt nếu người bệnh có dấu hiệu sốt cao.
- Đau bụng do nhiễm khuẩn đường ruột sẽ được điều trị với kháng sinh thích hợp.
- Táo bón lâu ngày gây đau quặn bụng có thể được xử lý bằng thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ.
- Một số các thuốc khác có thể được chỉ định như: thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy, thuốc chống dị ứng, kháng viêm, các thuốc giải độc phù hợp...
Ngoài ra nếu bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, điện giải có thể xem xét việc truyền phục hồi.
Can thiệp tại nhà
Nếu chỉ là đau bụng nhẹ, không kèm các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện nhờ các biện pháp sau:
- Chườm ấm
- Nằm nghỉ ngơi
- Uống nước ấm
- Không vận động nặng hay đi lại cho đến khi cơn đau cải thiện
- Massage quanh vùng bị đau, có thể dùng kết hợp cao nóng để tăng lưu thông máu, giảm đau
- Có thể làm ấm cơ thể, giảm đau bằng việc uống một cốc trà gừng hoặc trà hoa cúc.
Chườm ấm giúp giảm cảm giác khó chịu do đau bụng sau ăn
Thủ thuật ngoại khoa
Đau bụng do ngộ độc hay không dung nạp thực phẩm có thể cần gây nôn bắt buộc, dùng than hoạt tính thậm chí rửa dạ dày để loại bỏ độc tố nhanh chóng khỏi đường tiêu hoá.
Giảm đau bụng sau ăn do bệnh đại tràng nhờ thảo dược Đông y
Nếu nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn là do bệnh lý đại tràng thì bạn có thể sử dụng thêm các thảo dược Đông Y điển hình như
- Sử quân tử: Hạt của Sử quân tử có chứa axit quisqualic, alkaloid pyridin và kali quisqualata có khả năng tiêu diệt giun sán. Bên cạnh đó, Sử quân tử còn chứa các hoạt chất sinh học hỗ trợ chữa lành vết thương, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, thảo dược này giúp giảm đau bụng, kháng vi rút, kháng nấm, sát trùng, chống tiêu chảy hiệu quả.
- Bạch truật: Thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch, giảm căng thẳng. Ngoài ra, Bạch truật còn được sử dụng để tăng sự thèm ăn, làm giảm nhẹ các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích gây ra.
- Hoàng cầm: Hoàng cầm có chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chống viêm, chống ung thư đại tràng, kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống oxy hóa, có hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng.
- Mộc hương: Các hoạt chất lacton và dihydrocostunolid trong Mộc hương có khả năng ức chế sự co thắt hồi tràng, giúp điều hòa nhu động ruột, chống loét, chống viêm. Tại Trung Quốc, thảo dược này còn được dùng để giúp cải thiện đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, chán ăn do viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài.
Hiện nay, các thảo dược này đã được kết hợp với lợi khuẩn thành dạng viên nén tiện dụng. Người bị đau bụng sau khi ăn do bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Bình luận