Đau dạ dày về đêm là tình trạng khá phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản. Cảm giác đau rát, khó tiêu, ợ chua... có thể làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dau-da-day-ban-dem-anh-huong-den-giac-ngu-cua-nguoi-benh.webp

Đau dạ dày ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh

Những nguyên nhân gây đau dạ dày về đêm thường gặp nhất

Cơn đau dạ dày về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên bao gồm 3 nhóm chính bao gồm thói quen ăn uống, lối sống và mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.

Thói quen ăn uống không khoa học

Những cơn đau dạ dày xuất hiện bởi cách ăn uống chưa thực sự điều độ mà hầu hết giới trẻ hiện nay hay mắc phải như:

  • Ăn quá no: Đặc biệt là trước khi đi ngủ, dạ dày không kịp tiêu hóa sẽ gây áp lực và khó chịu.
  • Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn này kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, gây viêm loét.
  • Đồ uống có ga, rượu bia, cà phê: Các chất kích thích này làm tăng tiết axit dạ dày, gây khó tiêu.
  • Bỏ bữa: Khi đói, dạ dày sẽ tiết nhiều axit hơn, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Do các bệnh lý về dạ dày

Đây thường là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau dạ dày về đêm, bao gồm các bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Các vết loét gây ra cảm giác đau rát, đặc biệt khi dạ dày rỗng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát và đau.
  • Viêm dạ dày mãn tính: Viêm dạ dày kéo dài gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau.

Các yếu tố khác

Bao gồm lối sống chưa điều độ, dùng thuốc bừa bãi và lây nhiễm loại vi khuẩn có khả năng sống và sinh sôi nảy nở ở niêm mạc dạ dày:

  • Căng thẳng, stress: Tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc.
  • Dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn này gây viêm loét dạ dày.

Stress-la-nguyen-nhan-gay-dau-da-day-thuong-gap.webp

Stress cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày về đêm

Các triệu chứng đau dạ dày về đêm thường gặp

Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình của cơn đau dạ dày về đêm như:

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đôi khi lan rộng ra các vùng xung quanh.
  • Ợ hơi, ợ chua: Đây là những triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt khi dạ dày chứa nhiều axit.
  • Nôn: Nôn có thể xảy ra khi dạ dày bị kích ứng quá mức hoặc khi có quá nhiều axit.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Cảm giác no căng, khó chịu ở vùng bụng sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn khuya.
  • Cảm giác nóng rát sau xương ức: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, ợ chua.
  • Mất ngủ: Cơn đau dạ dày về đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Mệt mỏi: Do mất ngủ và các triệu chứng khác, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Bạn cần lưu ý rằng các triệu chứng trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Cách điều trị đau dạ dày về đêm hiệu quả

Việc điều trị đau dạ dày về đêm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, một số biện pháp chung sau đây có thể giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Do nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp ở người có chế độ ăn uống chưa điều độ, vì vậy điều chỉnh lối sống là giải pháp hữu hiệu cải thiện cơn đau dạ dày về đêm. Cho nên bạn cần lưu ý:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Tránh thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống có ga.
  • Uống đủ nước ấm.
  • Không ăn quá no trước khi ngủ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.

an-uong-dieu-do-giup-giam-dau-da-day.webp

Ăn uống điều độ giúp cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả

Điều chỉnh lối sống

Tương tự chế độ ăn uống, lối sống thiếu lành mạnh cũng khiến bạn hay gặp phải cơn đau dạ dày hơn, do đó bạn hãy thay đổi một số thói quen xấu của mình như:

  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Hãy tìm cách thư giãn như tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách...
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Tránh thức khuya: Thức khuya làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Dùng thuốc điều trị bệnh dạ dày

Nếu bạn thường xuyên bị đau dạ dày về đêm và các triệu chứng không thuyên giảm hoặc gặp các dấu hiệu như: đau bụng dữ dội, kéo dài; nôn ra máu hoặc phân đen; giảm cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, vàng da, vàng mắt… thì hãy đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác bệnh của bạn và có thuốc điều trị phù hợp. Bạn hãy dùng thuốc theo đơn, không tự ý ngưng, thêm bớt thuốc và nhớ khám lại để được điều chỉnh thuốc phù hợp.

Dùng thảo dược tự nhiên để giảm đau dạ dày

Theo Y học cổ truyền, đau dạ dày là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, đặc biệt là sự rối loạn chức năng của tỳ vị. Còn theo Y học hiện đại, đau dạ dày thường do sự tăng tiết acid dạ dày gây viêm loét và tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản. Chính vì vậy, để giảm được cơn đau dạ dày thì chúng ta cần giảm tiết acid, trung hòa lượng acid dư thừa. Về lâu dài, cần phục hồi các tổn thương dạ dày và đặc biệt là bảo vệ niêm mạc dạ dày thì mới ngăn được bệnh tái phát. Theo nghiên cứu tại Ba Lan và Hàn Quốc thì hạt bưởi có chứa pectin và nhiều hợp chất flavonoid có tác dụng trung hòa acid dịch vị, ức chế tiết acid dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và phục hồi vết loét dạ dày hiệu quả. 

Vien-uong-da-day-a-au-ho-tro-cho-nguoi-viem-loet-da-day.webp

Viên uống hỗ trợ cho người viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày 

Kế thừa những phát hiện đó, các nhà khoa học tại viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã kết hợp hạt bưởi cùng nhiều thảo dược quý khác như chè dây, dạ cẩm tím, bột nghệ bằng công nghệ lượng tử để bào chế nên viên uống hỗ trợ. Viên uống này chuyên dùng cho người bị ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc người có nguy cơ cao bị đau dạ dày như người hay căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ, thích ăn cay, uống rượu bia nhiều. Hiện nay sản phẩm đã được phân phối tại các nhà thuốc nên bạn dễ dàng tìm mua.

Đau dạ dày ban đêm là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Vì vậy, bạn hãy kết hợp các phương pháp điều trị như điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và kết hợp cùng viên uống hỗ trợ từ thảo dược để đẩy lùi những cơn đau dạ dày khó chịu nhé.

Nếu cần tư vấn thêm, bạn hãy tiếp tục đặt câu hỏi xuống phía dưới cho chúng tôi. 

Chuyên gia tiêu hóa

Dược sĩ Thanh Lan

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Da-Day-A-Au.webp

Bình luận