Ngoài những khó khăn thường gặp trong mưa lũ như thiếu điện, nước, thực phẩm,... thì các bệnh lý đường tiêu hóa cũng là vấn đề người dân cần phải lưu tâm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Dưới đây là 4 bệnh tiêu hóa thường gặp trong mưa lũ và cách phòng ngừa hiệu quả.

Các bệnh tiêu hóa hay gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Trong mùa mưa lũ, nguồn nước, nguồn thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm do các mầm bệnh có sẵn trong nước, chất thải của người và động vật. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những bệnh tiêu hóa thường hay gặp trong mùa mưa lũ là tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn, tả và thương hàn

Tiêu chảy do vi khuẩn E.coli

Gia súc là ổ chứa vi khuẩn E.coli nhiều nhất, đặc biệt là những loài động vật ăn cỏ nhai lại như trâu, bò, dê, cừu. Khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể con người, chúng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa:

  • Nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có biểu hiện sốt, tiêu chảy, nôn. Biến chứng nặng xảy ra thường là do tiêu chảy nhiều mà không được bù dịch kịp thời dẫn đến trụy mạch, rối loạn tuần hoàn, suy thận...
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E.coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu.
  • Nhiễm khuẩn huyết là khi vi khuẩn này xâm nhập vào đường tiêu hóa rồi tiếp tục xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể làm tổn thương các tạng lân cận như tim, thận, não khiến người nhiễm E.coli có thể tử vong.

Tiêu chảy cấp là bệnh tiêu hóa phổ biến nhất trong và sau mùa mưa lũ

Bệnh tả

Bệnh tả ở người (Cholerae) rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Dấu hiệu nhân biết bệnh này bao gồm:

  • Tiêu chảy liên tục, đi ngoài rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít phân một ngày. Đặc điểm phân là toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không thấy có nhầy máu.
  • Nôn nhiều.
  • Không sốt, ít khi đau bụng.
  • Mệt lả do mất nước và điện giải.

Bệnh thương hàn

Bệnh thường khởi phát đột ngột và có nhiều biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hoá, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não… có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhẹ có ít hoặc không có triệu chứng.

  • Thời kỳ ủ bệnh: Dao động 3-21 ngày và thường không có triệu chứng gì đặc biệt.
  • Thời kỳ khởi phát: Sốt tăng dần từng ngàyNhức đầu kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau cơ các chi, mất ngủ. Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bónHo khan, đau bụng, tức ngực ít gặp hơn.
  • Thời kỳ toàn phát: Từ tuần thứ 2 và kéo dài 2 – 3 tuần. Sốt cao liên tục 39 – 40oC kèm theo nhức đầu và mệt mỏi. Rét run từng cơn. Dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng: môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn, hơi thở hôi; bệnh nhân không tỉnh táo rồi dần chuyển thành hôn mê. Đi ngoài phân lỏng, trướng bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan khắp bụng; gan to, lách to gặp 30 - 50% các trường hợp.

Bệnh lỵ trực khuẩn

Đây là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra nhiễm trùng ruột và trực tràng. Các dấu hiệu chính của nhiễm Shigella là tiêu chảy và phân thường có lẫn máu. Do tiếp xúc với trực khuẩn Shigella thông qua miệng như tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Do thực phẩm ở gần khu vực có chứa nước thải ô nhiễm; do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: uống nước hoặc bơi trong môi trường nước bị nhiễm trực khuẩn Shigella.

Các triệu chứng bệnh lỵ trực khuẩn bao gồm: sốt (đối với trẻ em có thể sốt rất cao); co thắt ở vùng bụng theo cơn; tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa; đau cơ hoặc mỏi cơ, trong phân có máu hoặc chất nhầy. Đối với trẻ em nếu bị tiêu chảy ra máu, tiêu chảy cùng lúc với mất nước, sụt cân và sốt 38 độ C trở lên cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng lỵ trực khuẩn khó lường.

Lỵ trực khuẩn: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Mọi người cần cảnh giác với lỵ trực khuẩn trong mùa mưa bão

Cách phòng bệnh đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Để phòng ngừa các bệnh tiêu hóa trong và sau bão lũ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Khi phải dùng nước sông, suối, ao, hồ hoặc nước giếng bị nhiễm bẩn sẽ làm trong bằng phèn chua hòa vào nước (1 gam phèn chua với 20 lít nước), chờ 30 phút cho cặn lắng xuống rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua có thể dùng túi vải để lọc nước. Sau đó nước cần được khử trùng bằng choloramine B hoặc clorua vôi. choloramine B dạng viên 0,25 gam rất tiện lợi cho việc khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại,… Một viên 0,25 gam dùng cho 25 lít nước. Nước khử trùng 30 phút sau là sử dụng được. Tuyệt đối không được khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn sẽ hấp thụ hết clo hoạt tính, làm mất tác dụng khử trùng của clo, nước khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được. Nếu trời mưa, tốt nhất là hứng nước mưa vào các dụng cụ sạch dùng để nấu nước uống và chế biến thức ăn.
  • Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Không ăn thực phẩm từ các loại động vật đã chết vì lũ cuốn, thực phẩm đã bị ngâm dưới nưới, mọc mầm, có mùi lạ (chua, mốc) và các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.
  • Không ăn sống/tái các thực phẩm đặc biệt là tiết canh. Thực hiện tách riêng biệt thịt và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác trong chế biến và bảo quản, đặc biệt là các thực phẩm ăn liền: hoa quả, bún, nộm, giò chả.

  • Sử dụng dao thớt riêng cho thực phẩm sống và chín. Bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt trong các hộp có nắp ở nhiệt độ thích hợp. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn. Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực và dụng cụ chế biến thực phẩm không để ruồi nhặng, côn trùng, vật nuôi đụng vào.

  • Với rau quả ăn sống cần thiết phải rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước muối 0,9% trước khi ăn. Thức ăn phải được ăn ngay sau khi nấu, thức ăn quá 2 giờ sau khi nấu ở nhiệt độ phòng phải được nấu lại trước khi ăn để tránh ngộ độc do vi khuẩn.

  • Nếu có điều kiện, nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

  • Sau lũ lụt cần khẩn trương dọn vệ sinh môi trường: vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lau rửa sạch sàn nhà, thau rửa bể nước, chum vại đựng nước, rửa sạch dụng cụ chế biến thức ăn. Khơi thông cống rãnh, không để nước đọng. Thu gom rác và xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh,…

Các bệnh tiêu hóa mùa mưa lũ có thể được phòng ngừa bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt, thường xuyên vệ sinh cá nhân và nhà ở... Bạn hãy chia sẻ bài viết với mọi người nếu thấy thông tin hữu ích nhé!

---------- Thông tin thêm cho bạn -----------

Thấu hiểu những bất tiện cho vấn đề tiêu hóa gây ra, Công ty Dược phẩm Á Âu phối hợp với Nhà máy IMC bào chế ra viên uống Đại tràng Á Âu, kết hợp men lợi khuẩn và các thảo dược tốt cho tiêu hóa. Đây là giải pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả, giúp nâng cao sức đề kháng đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và cải thiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa do đại tràng - đường ruột bị tổn thương.

Có Đại tràng Á Âu - Tiêu hóa khỏe, đại tràng êm. Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Dai-trang-a-au-tieu-hoa-khoe-dai-trang-em

Dược sĩ Ánh Ngọc

Bình luận