Thuốc Warfarin (Coumadin) là gì?

Thuốc Warfarin là thuốc chống đông máu thuộc nhóm thuốc chống đông kháng vitamin K và được sử dụng cho những người đang gặp nguy cơ với cục máu đông. Warfarin còn có tên gọi khác là thuốc làm loãng máu nhưng Warfarin không có tác dụng làm loãng máu.

Hiện tại, Warfarin có 2 tên biệt dược phổ biến nhất là Coumadin và Jantoven. Được bào chế dưới dạng viên nén với các hàm lượng gồm 1mg, 2mg, 2.5mg, 3mg, 4mg, 5mg, 6 mg, 7.5mg và 10mg. Warfarin có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần phải sử dụng thuốc kèm với sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cơ chế và tác dụng chống đông máu của Warfarin

Warfarin thuộc nhóm chống đông máu Coumarin, khi được dung nạp vào cơ thể, Warfarin sẽ ngăn chặn sự tổng hợp của các yếu tố làm đông máu bằng cách cản trở hoạt động của vitamin K có trong cơ thể. Vitamin K thường đảm nhiệm vai trò tổng hợp các yếu tố đông  máu ở gan.

Với cơ chế tác động đó, Warfarin có những tác dụng như ngăn ngừa sự xuất hiện huyết khối, giúp máu được lưu thông tốt hơn, giảm lượng vật chất như protein trong máu, tăng thời gian từ máu thành cục máu đông. Hiện tại, thuốc được chỉ định cho những trường hợp như:

Điều trị ngắn hạn: Các bệnh liên quan đến tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi cấp tính, điều trị phòng ngừa huyết khối cho người bệnh bất động sau phẫu thuật kéo dài, điều trị phối hợp cũng heparin,…

Điều trị dài hạn: Các bệnh liên quan đến khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi tái phát, bệnh tim nhưng có nguy cơ bị rung thất, rung nhĩ, thay van tim, cần phẫu thuật, bệnh mạch vành. Sử dụng phòng ngừa cho người bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong thời gian gần đây.

thuoc-warfarin-duoc-su-dung-cho-cac-truong-hop-lien-quan-den-dong-mau.webp

Thuốc Warfarin được sử dụng cho các trường hợp liên quan đến đông máu

4 cảnh báo cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng Warfarin

Vì việc sử dụng Warfarin thường có nhiều rủi ro đi kèm, vì vậy người bệnh cần cảnh báo cho bác sĩ về những thông tin liên quan đến tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định hoặc thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng để hạn chế nguy hiểm khi sử dụng.

Cảnh báo 1 – Cách dùng, liều dùng của Warfarin

Để giảm thiểu được sự nguy hiểm và nguy cơ bị tác dụng phụ, người bệnh cần sử dụng Warfarin theo đúng cách và đúng liều lượng. Trên hết, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Những thông tin về cách dùng, liều dùng sau đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách sử dụng Warfarin

Viên nén Warfarin có thể hòa tan vào nước, do đó người bệnh có thể sử dụng theo đường uống hoặc được tiêm tĩnh mạch. Tiêm thường được sử dụng cho những trường hợp không thể dùng bằng đường uống như sau phẫu thuật. Cần sử dụng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Liều sử dụng Warfarin

Liều dùng cho đường uống và đường tiêm đều như nhau. Liều dùng của Warfarin sẽ được tính toán dựa trên khả năng đáp ứng INR (tỷ lệ chuẩn hóa theo quốc tế) với thuốc của bệnh nhân. Người bệnh chỉ được sử dụng khi INR <5, ngoài phạm vi này có thể bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị chảy máu mạnh.

Liều dùng thông thường được áp dụng: 5 – 10mg/ngày, sử dụng trong 2 ngày đầu. Sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng dựa vào chỉ số INR cần duy trì. Liều duy trì khoảng từ 2 – 10mg/ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn, điều chỉnh liều lượng từ bác sĩ hoặc người đang theo dõi chỉ số INR cho bệnh nhân.

Xử lý khi quên hoặc quá liều

Trong trường hợp quên, quá liều Warfarin, người bệnh có thể xử lý như sau:

Quên liều: Thuốc Coumadin có tác dụng kéo dài hơn 24h. Vì vậy, nếu bạn nhớ ra liều đã quên trong ngày, có thể uống ngay khi nhớ. Tuy nhiên nếu bạn nhớ ra liều đã quên vào ngày hôm sau, cần bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liệu trình bình thường. Hãy gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn thêm. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều Warfarin trong một lần.

Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Coumadin Warfarin có thể xuất hiện các triệu chứng như đi tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ, phân có màu đen, xuất hiện máu hoặc có màu như hắc ín, có sự chảy máu bất thường hoặc chảy máu kéo dài, khó thở, ngất xỉu. Trong trường hợp sử dụng quá liều, cần liên hệ ngay cho bác sĩ, trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ.

nguoi-benh-can-tuan-thu-tuyet-doi-huong-dan-chi-dinh-su-dung-warfarin-tu-bac-si.webp

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn, chỉ định sử dụng Warfarin từ bác sĩ

Cảnh báo 2 – Đối tượng chống chỉ định Warfarin

Với một số trường hợp, khi sử dụng Warfarin sẽ không đem lại tác dụng hoặc có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bạn cần cảnh báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau đây:

Nhóm đối tượng chống chỉ định (nhóm không được sử dụng):

  • Người bị dị ứng với Warfarin hoặc bất kỳ thành phần nào trong Coumadin.
  • Người đang bị huyết áp cao ác tính, vấn đề liên quan đến rối loạn cầm máu (hồng cầu thấp, tiểu cầu thấp), đang bị chứng phình động mạch, bị chảy máu trong não.
  • Người đang có các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, bị nhiễm trùng màng tim trong.
  • Phụ nữ đang mang thai (ngoại trừ người đang mang thai đã thay van tim cơ học), Warfarin Coumadin có thể gây hại đến thai nhi.
  • Người đang được chỉ định hoặc vừa mới thực hiện các cuộc phẫu thuật gần đây liên quan đến hệ thần kinh trung ương, mắt, phẫu thuật chấn thương,…
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến xuất huyết như loét, chảy máu quá mức của đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường sinh dục; xuất huyết hệ thần kinh; bóc tách động mạch chủ, phình mạch não, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
  • Người đang bị suy thận nặng, các bệnh lý nặng về gan như xơ gan, phân mỡ,..
  • Người đang bị chứng nghiện rượu.

Nhóm đối tượng cần thận trọng (có thể giảm liều lượng hoặc đổi thuốc khác): Người cao tuổi, người không tuân thủ được liệu trình điều trị, người đang có nguy cơ bị ngã cao,...

nguoi-bi-huyet-ap-cao-ac-tinh-tuyet-doi-khong-su-dung-thuoc-warfarin.webp

Người bị huyết áp cao ác tính tuyệt đối không sử dụng thuốc Warfarin

Cảnh báo 3 – Tác dụng phụ có thể gặp của Warfarin

Tương tự những loại thuốc khác, khi sử dụng Warfarin, bạn sẽ cần đặc biệt lưu ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Những tác dụng phụ của Warfarin có thể chia thành hai nhóm như sau.

Nhóm tác dụng phụ không cần chăm sóc y tế

Đây là những tác dụng phụ sẽ biến mất sau một thời gian khi cơ thể đã quen với thuốc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ để tham khảo các phương pháp để giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này. Ngoài ra, nếu bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây xảy ra trong thời gian lâu dài và khiến bạn khó chịu, bạn nên liên hệ với bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn xử lý.

Các tác dụng phụ không cần chăm sóc y tế bao gồm:

Ít phổ biến: Đau khớp, đau cơ.

Hiếm gặp: Đầy hơi, thay đổi vị giác hoặc cảm thấy có vị bất thường trong miệng. Không thể chịu được nhiệt độ lạnh. Sình bụng, đầy hơi. Khó chịu, rụng tóc, phát ban hoặc hàn. Mệt mỏi, thiếu sức. Đôi khi cảm thấy sự đau đớn. Da đỏ, ngứa hoặc đau. Xuất hiện các vết loét hoặc phồng rộp. Buồn ngủ bất thường hoặc thấy uể oải.

Nhóm tác dụng phụ cần ngay lập tức chăm sóc y tế

Khi gặp các tác dụng phụ trong nhóm này, cần ngay lập tức liên hệ với trung tâm cấp cứu, trung tâm y tế hoặc bác sĩ để được điều trị hoặc thay đổi liều lượng, ngưng thuốc ngay. Nhóm tác dụng phụ này bao gồm:

Ít phổ biến:

Xuất huyết: Chảy máu chân răng, máu trong phân, nước tiểu, ho ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt tăng bất thường, chảy máu âm đạo, chảy máu kéo dài từ vết thương bất ngờ, phân có màu đen hắc ín hoặc màu đỏ, nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu sẫm.

Ảnh hưởng đến thần kinh: Chóng mặt, mờ mắt, đau đầu, đổ mồ hôi liên tục, choáng váng hoặc thậm chí bị ngất xỉu.

Một số tác dụng phụ khác: Khó chịu khi nuốt, khó thở, đau ngực, tê liệt, da bị lột, đau bụng, đổ mồ hôi, chuột rút, cơ thể bị sưng không lý do, mệt mỏi, suy nhược bất thường.

Hiếm gặp:

Chảy máu nghiêm trọng: Đau, sưng, khó chịu bất thường, bầm tím bất thường,…

Ảnh hưởng đến gan: Gây vàng da, vàng mắt, đau bụng, tổn thương gan ứ mật, viêm gan, tăng men gan, đau bụng,…

Các tác dụng phụ khác: Đau cánh tay, đau hàm, đau lưng. Da bị đổi màu sang đen hoặc xanh lam, ngón chân bị xanh xao, tím tái. Tức ngực hoặc cảm thấy nặng ngực. Bị ớn lạnh, ngất xỉu, mất ý thức. Hơi thở nhanh, không đều. Nhịp tim đập nhanh. Sốt, ăn mất ngon, buồn nôn, ói mửa,…

Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ: Nổi phát ban, đau, đỏ, bong tróc da. Miệng, mũi, họng,… sưng. Khó thở hoặc thở khò khè. Chóng mặt nghiêm trọng.

warfarin-co-the-khien-nguoi-benh-bi-ngat-xiu-khi-su-dung.webp

Warfarin có thể khiến người bệnh bị ngất xỉu khi sử dụng

Cảnh báo 4 – Tương tác thuốc của Warfarin

Thuốc Warfarin Coumadin khi sử dụng chung với các nhóm thuốc khác có thể làm thuốc bị giảm tác dụng, thay đổi tính chất của thuốc, gia tăng tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, nếu bạn đang sử dụng một trong những loại thuốc sau đây, cần cảnh báo ngay cho bác sĩ.

  • Nhóm thuốc hạ mỡ máu chứa isozyme CYP450: Làm tăng/giảm tác dụng của Warfarin.
  • Nhóm thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng Warfarin: Thuốc chống đông máu khác (argatroban, bivalirudin, dabigatran, desirudin, lepirudin, heparin), thuốc chống tập kết tiểu cầu (aspirin, , dipyridamole, cilostazol, ticlopidine, clopidogrel prasugrel), thuốc chống viêm không steroid, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin.
  • Thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm.

Ngoài những loại thuốc này, bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin nào khác. Điều này sẽ giúp việc dùng thuốc Warfarin được an toàn hơn.

Cảnh báo 5 – Cảnh báo từ dược sĩ khi dùng Warfarin

Tuyệt đối không sử dụng rượu, các loại thực phẩm giàu vitamin K (chỉ nạp đủ lượng vitamin K cơ thể cần) khi đang được chỉ định điều trị bằng Warfarin. Những yếu tố này có thể làm giảm tác dụng của Warfarin, tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ và chảy máu trong. Ngoài ra, cần bảo quản thuốc đúng hướng dẫn, không sử dụng thuốc đã hết hạn hoặc bị biến đổi chất.

Người bệnh cũng cần cẩn thận với việc sử dụng các loại dao, đặc biệt là dao cạo râu hoặc bàn chải quá cứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu khi dùng thuốc.

Ngoài ra, để chống đông máu, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và lành tính như sản phẩm chứa nattokinase đầu tiên tại Việt Nam. Nattokinase là enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men giúp tiêu sợi huyết, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan huyết khối, ngăn ngừa đột quỵ não. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn. Các nghiên cứu đều cho thấy sản phẩm giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông hiệu quả, từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ não.

chong-dong-mau-tu-nattokinase-co-trong-dau-tuong-len-men.webp

Chống đông máu từ nattokinase có trong đậu tương lên men

Tạm kết

Warfarin là dòng thuốc chống đông máu được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, dòng thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt gây chảy máu nhiều không kiểm soát dẫn đến tử vong. Do đó, trong quá trình sử dụng cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu người bệnh cần hiểu rõ và tư vấn về thuốc Warfarin cùng các bệnh lý liên quan,  vui lòng để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Làm thế nào để an toàn khi sử dụng thuốc Sintrom chống đông máu?

Tham khảo:

https://www.drugs.com/coumadin.html

https://www.rxlist.com/coumadin-drug.htm#interactions

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-4069/coumadin-oral/details

Bình luận