Thuốc Sintrom là gì và có công dụng như thế nào?

Thuốc Sintrom có chứa hoạt chất Acenocoumarol, thuộc nhóm chống đông máu tương tự với các thuốc warfarin, dicumarol,.. Hoạt chất acenocoumarol trong Sintrom hoạt động theo cơ chế ngăn chặn việc gan tái sử dụng vitamin K, từ đó ngăn chặn được tình trạng đông máu, ngăn ngừa chảy máu. Do đó, thuốc Sintrom có những tác dụng chính sau đây:

  • Chống đông máu.
  • Làm tan các cục máu đông.
  • Phòng tránh tắc phổi do máu đông.
  • Ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu diễn ra.
  • Ngăn ngừa tình trạng đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Dự phòng huyết khối hình thành trong ống thông, tĩnh mạch, động mạch phổi, tắc mạch.

Hiện, Acenocoumarol có trong nhiều biệt dược khác nhau, ví dụ như Acenocoumarol 4, Azenmarol, Acenocoumarol Actavis,… Với biệt dược Sintrom, thuốc được điều chế dưới 2 hàm lượng chính là Sintrom 4mg và Sintrom 1mg. Tuy nhiên, Sintrom 4mg được sử dụng rộng rãi hơn, có giá bán tham khảo khoảng 215.000 đồng/hộp 10 viên x 3 vỉ.

sintrom-co-tac-dung-chong-dong-mau-va-lam-tan-cac-cuc-mau-dong.webp

Sintrom có tác dụng chống đông máu và làm tan các cục máu đông

Làm thế nào để sử dụng thuốc Sintrom an toàn?

Với tác dụng trên, để an toàn khi sử dụng thuốc chống đông Sintrom, người bệnh sẽ cần lưu ý về những cảnh báo từ nhà sản xuất. Những cảnh báo này bao gồm hướng dẫn sử dụng thuốc, chống chỉ định, tác dụng phụ và tương tác thuốc của Sintrom.

Sử dụng Sintrom đúng với hướng dẫn

Luôn sử dụng thuốc Sintrom theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Những thông tin được cung cấp và liều dùng, cách dùng dưới đây được khuyến cáo theo nhà sản xuất chỉ mang tính chất tham khảo.

Cách sử dụng và liều dùng của Sintrom

Bạn nên dùng Sintrom với nước, nuốt nguyên viên. Dùng một liều duy nhất vào cùng một thời điểm trong mỗi ngày. Trong quá trình sử dụng thuốc bác sĩ sẽ thường xuyên xét nghiệm máu của bạn định kỳ để thay đổi liều lượng. Vì vậy, cần thực hiện lịch xét nghiệm đều đặn. Về liều dùng, thuốc Sintrom được sử dụng cho người lớn với liều khởi đầu vào ngày đầu tiên là 8 – 12mg/ngày, ngày thứ 2 điều chỉnh xuống còn 4 – 8mg/ngày.

Cảnh báo khi quên/quá liều Sintrom

Trong trường hợp bạn quên uống hoặc uống quá liều thuốc Sintrom, bạn có thể xử lý như sau:

Quên liều: Hãy uống càng sớm càng tốt ngay tại thời điểm nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, tiếp tục liệu trình như bình thường. Không dùng 2 liều Sintrom trong cùng 1 lần uống.

Quá liều: Trong bất kỳ trường hợp nào khi dùng quá liều Sintrom, cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu, y tế gần nhất. Những triệu chứng quá liều có thể khác nhau và xuất hiện từ 1 – 5 ngày sau quá liều. Bao gồm như:

  • Chảy máu nướu răng, chảy máu cam, nôn mửa, ho ra máu.
  • Tiểu ra máu, phân đen như hắc ín hoặc có máu, chảy máu bộ phận sinh dục, kinh nguyệt nhiều bất thường.
  • Xuất hiện chảy máu vào các khớp xương gây sưng tấy khớp, đau thắt tại khớp, xuất hiện các vết bầm tím lớn.
  • Nhịp tim tăng nhanh, hạ huyết áp khiến bạn bị chóng mặt, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, cảm thấy ớn lạnh. Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

su-dung-sintrom-qua-lieu-co-the-gay-chay-mau-cam.webp

Sử dụng Sintrom quá liều có thể gây chảy máu cam

Lưu ý cảnh báo về chống chỉ định của Sintrom

Không sử dụng thuốc Sintrom nếu bạn thuộc một trong đối tượng chống chỉ định của thuốc. Cụ thể:

  • Đang hoặc có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Acenocoumarol, các loại thuốc loãng máu khác là dẫn xuất coumarin, hoặc bất kỳ thành phần nào trong Sintrom.
  • Đang mang thai, dự định mang thai, cho con bú.
  • Đang bị các bệnh tâm thần như sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt.
  • Mắc chứng nghiện rượu.
  • Đã hoặc đang chuẩn bị có cuộc phẫu thuật liên quan đến não, mắt, cột sống hoặc bất kỳ cuộc đại phẫu nào.
  • Có tiền sử bị đột quỵ, chảy máu não, huyết áp cao nặng.
  • Bị các vấn đề liên quan đến loét dạ dày, chảy máu đường ruột, đi ngoài, ho ra máu hoặc các vấn đề liên quan đến rối loạn chảy máu.
  • Các vấn đề liên quan đến chảy máu khác như xuất huyết mạch máu não, phình động mạch não, viêm màng ngoài tim, tràn dịch ngoài màng tim, viêm nội tâm mạc.
  • Nhô mu gan, thận bị tổn thương nặng.
  • Đang có các vấn đề liên quan đến dọa sảy thai, sản giật, tiền sản giật.

Ngoài ra, bạn cũng cần cảnh báo với bác sĩ nếu bạn thuộc những trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Sintrom sau đây. Bao gồm:

  • Đang bị ung thư.
  • Các vấn đề liên quan đến viêm, nhiễm trùng.
  • Đăng gặp các rối loạn liên quan đến hấp thụ thức ăn (từ cả dạ dày, ruột).
  • Bị suy tim, sưng và khó thở.
  • Đang gặp các vấn đề liên quan đến gan, thận.
  • Vấn đề tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Người lớn tuổi trên 65.
  • Đang gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn máu (thiếu protein C, protein S).

khong-dung-sintrom-cho-nguoi-mac-chung-nghien-ruou.webp

Không dùng Sintrom cho người mắc chứng nghiện rượu

Quan sát cẩn thận tác dụng phụ của Sintrom

Sintrom có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn giống như bất kỳ loại thuốc nào. Mặc dù không phải ai cũng gặp những tác dụng phụ này. Nhưng nếu bạn có bất kỳ phản ứng bất thường nào được/không liệt kê dưới đây, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Tác dụng phụ phổ biến - Ảnh hưởng đến 1/10 trường hợp:

  •  Xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường giống với triệu chứng quá liều.
  • Chảy máu trong các bộ phận như ruột, dạ dày, túi mật gây đau bụng, phân có máu, hắc ín.
  • Ảnh hưởng đến tiết niệu: Đau lưng, đi ngoài hoặc nước tiểu có máu.
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Chóng mặt, yếu tay chân, mờ mắt, nhức đầu dữ dội.
  • Ảnh hưởng đến giác mạc: Có thể nhìn thấy máu trong mắt hoặc xung quanh mắt.

Tác dụng phụ hiếm gặp - Ảnh hưởng đến 1/1000 trường hợp: Phản ứng dị ứng xuất hiện như phát ban, viêm da, ngứa, sốt. Ngoài ra có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn, cảm thấy hoặc bị ốm, rụng tóc bất thường, nôn mửa.

Tác dụng phụ rất hiếm gặp - Ảnh hưởng đến 1/10000 trường hợp:

  • Viêm mạch máu: Bầm tím, chảy máu dưới da.
  • Hoại tử da – chết mô: Phồng rộp da xuất hiện, có hoặc không có sẹo và thường nhìn thấy ở vùng mông, đùi, vú.
  • Ảnh hưởng đến gan: Vàng da, sưng tấy, mệt mỏi, đau dạ dày.

Một số tác dụng phụ khác – Nhóm tác dụng phụ này thường chưa có thống kê về tần suất xuất hiện. Cụ thể như tình trạng thiếu máu, thấp hồng cầu, nồng bộ photphat, albumin, canxi bị bất thường,…

Thận trọng với tương tác thuốc của Sintrom

Thông báo cho bác sĩ/dược sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc thảo dược nào. Bao gồm thuốc được kê đơn hoặc không kê đơn. Sintrom có thể phản ứng với một số loại thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt là những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng sinh: Có thể làm tăng tác dụng của Sintrom.
  • Thuốc sử dụng trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu: Heparin.
  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Ví dụ như clopidogrel, dipyridamole,..
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Phenylbutazone, dẫn xuất puryrazolone, chống viêm không steroid, acid salicylic, paracetamol,
  • Thuốc ngăn ngừa tăng cholesterol như clofibrate hoặc các chất liên quan.
  • Thuốc trị nghiện rượu như disulfiram.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp (axit ethacrynic), thuốc kiểm soát đường huyết (glucagon).
  • Thuốc nội tiết tố androgen: Ví dụ như testosterone, mesterolone,…
  • Thuốc chống loạn nhịp tim: Ví dụ như amiodarone, quinidine,…
  • Thuốc điều trị chứng động kinh: Phenytoin,…

can-than-trong-khi-su-dung-sintrom-voi-mot-so-loai-thuoc-khac.webp

Cần thận trọng khi sử dụng Sintrom với một số loại thuốc khác

Khuyến cáo thêm khi dùng thuốc Sintrom

Trong quá trình dùng Sintrom, tuyệt đối không được thực hiện bất kì thủ thuật tiêm nào. Nếu bạn cần bất kỳ mũi tiêm nào liên quan đến cột sống, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý,… bạn sẽ cần thông báo nó cho bác sĩ của mình.

Ngoài ra, nên hạn chế uống các loại nước ép hoặc sản phẩm từ nam việt quất. Điều này có thể khiến nồng độ Acenocoumarol trong Sintrom bị suy giảm. Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không sử dụng khi thuốc hết hạn, có dấu hiệu biến đổi màu sắc, ẩm mốc.

Ngoài ra, khi sử dụng Sintrom, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và lành tính như sản phẩm chứa nattokinase. Nattokinase là enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men giúp tiêu sợi huyết, ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu, từ đó làm tan huyết khối. Với các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại nhiều bệnh viện lớn, sản phẩm đã chứng minh được công dụng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông. Ngoài ra, nghiên cứu tác dụng của sản phẩm chứa nattokinase còn được đăng tải trên tạp chí Y khoa uy tín Pubmed.

nattokinase-co-tac-dung-chong-dong-mau.webp

Nattokinase có tác dụng chống đông máu

Tạm kết

Thuốc chống đông Sintrom hiện được sử dụng khá phổ biến bởi tác dụng hiệu quả của nó. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý đến những khuyến cáo về thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo liên quan đến Sintrom. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các loại thuốc chống đông, vui lòng để lại câu hỏi tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Tổng hợp chi tiết về thuốc chống đông Pradaxa và 4 điều cần lưu ý

Tham khảo:

https://www.medbroadcast.com/drug/getdrug/sintrom

https://www.drugs.com/cons/sintrom.html

https://www.medicines.org.uk/emc/files/pil.2058.pdf

Bình luận