Tìm hiểu về cục máu đông (huyết khối)

Trước khi tìm hiểu về sự nguy hiểm của cục máu đông, bạn sẽ cần hiểu rõ về cục máu đông là gì? Có những loại cục máu đông nào.

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông (huyết khối) là kết quả của quá trình đông máu, tức là máu đang ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái gel rắn. Tình trạng này thường xảy ra khi mạch máu bị tổn thương, giúp máu ngừng chảy và bảo vệ cơ thể. 

Khi mạch máu bị tổn thương, rách sẽ thu hút tiểu cầu tập trung tạo thành một khối tại vị trí đó. Đồng thời các tiểu cầu tiếp tục phát ra tín hiệu nhằm thu hút các tiểu cầu khác và các yếu tố đông máu, tạo ra một loạt các phản ứng kế tiếp.

Kết quả của các chuỗi phản ứng này sẽ tạo ra những đoạn dài với tên gọi fibrin, nhằm ngăn chặn sự thất thoát hồng cầu. Các sợi fibrin cùng với các nút tiểu cầu sẽ tạo ra một khối gọi là cục máu đông. Cục máu đông sẽ giúp ngăn ngừa sự chảy máu và chữa lành vết thương. 

Cục máu đông có những loại nào?

Có 3 loại cục máu thường gặp dựa vào vị trí xuất hiện của nó trên cơ thể. Bao gồm: 

  • Cục máu đông ở tĩnh mạch nông: Thường nằm tại các tĩnh mạch nông trên bề mặt da.
  • Cục máu đông ở tĩnh mạch sâu: Máu đông sẽ nằm tại các tĩnh mạch sâu ở cơ thể, với các vị trí thường gặp như: Não, đùi, chân, xương chậu,... Gặp ít hơn ở các vị trí như: Cánh tay, gan, thận,...
  • Tình trạng thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, xảy ra khi cục máu đông ở tĩnh mạch sâu bị vỡ và di chuyển đến phổi, từ đó gây tắc nghẽn ở phổi. Bệnh có thể khiến người mắc tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

cuc-mau-dong-duoc-hinh-thanh-theo-co-che-bao-ve-tu-nhien-khi-co-the-bi-thuong.webp

Cục máu đông được hình thành theo cơ chế bảo vệ tự nhiên khi cơ thể bị thương

Khi nào cục máu đông sẽ gây ra nguy hiểm?

Cơ chế hình thành cục máu đông bản chất vẫn là để bảo vệ cơ thể và giúp chữa lành các vết thương ở mạch máu. Tuy nhiên, nếu huyết khối hình thành trong động mạch hay tĩnh mạch đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  • Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch: Hay còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). 
  • Khi DVT di chuyển đến phổi và mắc kẹt sẽ hình thành thuyên tắc phổi (PE).

Trong một số trường hợp, cục máu đông tiếp tục lớn dần và không thể tự tan, gây ra hiện tượng bít tắc lòng mạch. Một cục máu đông bất thường sẽ ít có khả năng gây hại, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, các huyết khối khi xuất hiện sẽ di chuyển theo dòng lưu thông máu. 

Lúc này, huyết khối có thể bị vỡ và di chuyển theo tĩnh mạch đến phổi, tim hoặc não bộ gây tắc mạch máu, đặc biệt dẫn đến tình trạng cấp cứu nghiêm trọng là đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.

Nguyên nhân nào dẫn đến cục máu đông

Cục máu đông được hình thành do cơ chế một số thành phần nhất định nào đó trong máu đặc lại, liên kết với nhau vào tạo thành một khối gel (bán rắn). Chúng thường được kích hoạt khi cơ thể bị chấn thương hoặc tự xảy ra bên trong mạch máu. Có khá nhiều tác nhân làm xuất hiện cơ chế hình thành cục máu đông này.

Cụ thể như sau:

  • Do yếu tố thành mạch: Khi các tế bào nội mạc thành mạch bị tổn thương do các mảng xơ vữa hay tăng huyết áp sẽ gây hoạt hóa tiểu cầu, hình thành cục máu đông.
  • Dòng chảy mạch máu bất thường: Khi dòng chảy bị ứ trệ do nhiều yếu tố gây ra (liệt, mạch máu bị chèn ép do khối u) sẽ thu hút và tăng nồng độ của tiểu cầu, dễ gây huyết khối.
  • Do sự bất thường quá trình đông máu: Sự bất thường này có thể xảy ra khi mang thai, bệnh đông máu, uống thuốc ngừa thai,...

Ai có nguy cơ gặp phải cục máu đông?

Cục máu đông có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng sau đấy có nguy cơ cao hơn cả:

  • Người cao huyết áp, mắc bệnh béo phì thường gây ra các mảng xơ vữa động mạch
  • Người mắc bệnh về tim như: Mạch vành, rung nhĩ,...
  • Người ít vận động: Liệt người, sau phẫu thuật,...
  • Người mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu
  • Có người thân trong gia đình đã từng bị cục máu đông hoặc các biến chứng gây huyết khối
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích độc hại, nghiện thuốc lá,...
  • Người già cao tuổi mắc nhiều bệnh nền
  • Người tham gia phẫu thuật
  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ăn đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, nhiều đường, thức khuya, căng thẳng,...)

cac-mang-xo-vua-gay-cuc-mau-dong.webp

Các mảng xơ vữa gây cục máu đông

Nhận biết các triệu chứng cục máu đông

Cục máu đông có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện huyết khối mà người mắc sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

  • Triệu chứng cục máu đông ở tĩnh mạch chân, cánh tay: Người bệnh có thể bị sưng tại vị trí huyết khối xuất hiện hoặc sưng cả cánh tay, chân. Kèm theo đó là những cơn đau nhức âm ỉ. Cánh tay, chân cũng có những vệt màu sắc xanh, đỏ khác thường.
  • Triệu chứng cục máu đông ở tim: Người mắc cảm thấy đau ngực, khó thở, cơn đau có thể lan sang cánh tay, đôi khi đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn.
  • Triệu chứng cục máu đông ở phổi: Khó thở, tức ngực, ho dữ dội có thể ra máu, đổ mồ hôi, sốt, choáng váng là những dấu hiệu khi người bệnh có huyết khối nằm trong phổi.
  • Triệu chứng cục máu đông ở não: Người mắc sẽ có những cơn đau đầu đột ngột, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tầm nhìn giảm, chân tay yếu thường ở một bên…

Cục máu đông trong não gây tai biến mạch máu não như thế nào?

Cục máu đông trong não được xem là sát thủ hàng đầu gây ra tai biến với tỷ lệ lên đến 80%. Khi mạch máu xuất hiện máu đông sẽ bị tắc nghẽn, gây hẹp lòng mạch, giảm lưu thông máu và oxy lên não. Điều này sẽ gây rối loạn tuần não như đau đầu, thiếu máu não và nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, cục máu đông được hình thành ở các bộ phận khác trên cơ thể (điển hình như tim) có thể di chuyển đến não và bị tắc ở đó cũng gây tai biến.

Người bị tai biến do cục máu đông thường có các dấu hiệu như:

  • Mặt lệch, miệng méo, khó nuốt
  • Khó giao tiếp, nói ngọng
  • Nửa người có thể bị tê liệt, tay chân yếu, khó thực hiện ngay cả những động tác đơn giản như cầm nắm.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mắt không nhìn rõ,...

Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người mắc. Bệnh cần được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, tránh để lại hậu quả nặng nề.

cuc-mau-dong-trong-nao-gay-tac-mach-tang-nguy-co-tai-bien.webp

Cục máu đông trong não gây tắc mạch, tăng nguy cơ tai biến

Cách làm tan cục máu đông cho người tai biến

Làm tan cục máu đông là giải pháp tối ưu cho người bị tai biến do tắc mạch. Để làm tan, phá vỡ cục máu đông cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như

Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông

Các loại thuốc giúp làm tan cục máu đông bao gồm: Thuốc chống kết tập tiểu cầu, nhóm thuốc tiêu sợi huyết và các thuốc chống đông khác.

  • Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu như: Clopidogrel, Aspirin,... giúp giảm sự kết tập tiểu cầu, ngăn cục máu đông hình thành.
  • Thuốc tiêu sợi huyết: Giúp tăng cường hoạt hóa plasminogen thành plasmin - enzyme nội sinh có tác dụng tiêu hủy fibrin. Các loại thuốc tiêu sợi huyết thường gặp đó là: Streptokinase, Ticagrelor, Urokinase,...
  • Một số thuốc chống đông khác: Rivaroxaban, Apixaban, Warfarin,...

Các phương pháp làm tan cục máu đông khác

Các biện pháp giúp loại bỏ cục máu đông khác đó là:

  • Phẫu thuật loại bỏ, phá vỡ cục máu đông. Bác sĩ sử dụng dụng cụ cơ học chuyên dụng để lấy và loại bỏ huyết khối ra khỏi mạch máu.

 Một cách khác được dùng đó là sử dụng ống thông đến vị trí huyết khối, thông qua ống thông thuốc làm tan máu đông sẽ được trực tiếp đưa đến và loại bỏ.

  • Sử dụng lưới lọc máu: Áp dụng với người bệnh không dùng được thuốc chống đông máu. Lưới lọc được đưa đến tĩnh mạch cửa dưới để chặn cục máu đông trước khi di chuyển đến phổi.

phau-thuat-la-mot-trong-nhung-phuong-phap-loai-bo-cuc-mau-dong.webp

Phẫu thuật là một trong những phương pháp loại bỏ cục máu đông

Làm gì để phòng ngừa cục máu đông hình thành?

Ngăn ngừa cục máu đông hình thành là giải pháp tốt nhất giúp giảm nguy cơ bị tai biến đặc biệt ở người có nguy cơ cao. Dưới đây là những phương pháp giúp phòng ngừa máu đông:

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế sự hình thành cục máu đông

Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn, lành mạnh hơn góp phần ngăn ngừa máu đông hình thành:

  • Đảm bảo huyết áp ổn định, chỉ số đường huyết trong giới hạn cho phép
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu
  • Tập luyện nâng cao thể chất giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu
  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh căng thẳng
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế dầu mỡ, muối đường, bổ sung trái cây tươi, các loại hạt quả hạch,...

Với những người có nguy cơ cao bị huyết khối có thể ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm sau đây, giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông:

  • Các loại quả mọng: Kiwi, cà chua giúp chống oxy hóa, giảm hoạt động tiểu cầu, ngăn ngừa sự hình thành máu đông.
  • Bí đao: Bí đao giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol, ngăn chặn xơ vữa động mạch từ đó giảm cục máu đông xuất hiện.
  • Cà tím: Cà tím không chỉ giúp điều hòa huyết mà còn khiến ổn định đường huyết, tăng độ chắc của thành mạch, giảm nguy cơ đông máu.
  • Quả lựu: Chất chống oxy hóa trong lựu sẽ giúp điều chỉnh huyết áp, chống đông máu xảy ra.
  • Nghệ: Curcurmin chứa trong nghệ có tác dụng làm loãng máu, chống viêm, chống đông máu.
  • Quế: Trong gừng có chứa hoạt chất coumarin chống đông máu mạnh mẽ, phòng ngừa sự hình thành huyết khối.

Sử dụng thành phần thiên nhiên hỗ trợ ngăn ngừa 

Ngăn ngừa cục máu đông bằng sản phẩm thiên nhiên có thành phần chính nattokinase là giải pháp được nhiều người sử dụng hiện nay. Nattokinase là enzym từ món đậu tương lên men của người Nhật, với các tác dụng:

  • Tiêu sợi fibrin, ngăn ngừa và làm tan máu đông. Tác dụng làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần so với plasmin - enzyme nội sinh duy nhất trong cơ thể giúp phá hủy sợi fibrin.
  • Giúp điều hòa huyết áp.
  • Giảm mỡ máu, phòng chống các mảng xơ vữa
  • Cải thiện trí nhớ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa nattokinase, tuy nhiên người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu, chứng minh về tính an toàn và hiệu quả tại Việt Nam chứa thành phần này. Điển hình là sản phẩm chứa nattokinase ra đời năm 2006. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện năm 2018 cho thấy hiệu quả cải thiện các di chứng liệt vận động, phòng ngừa cục máu đông ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu sau giai đoạn cấp rất hiệu quả.

nattokinase-co-nhieu-trong-dau-tuong-len-men.webp

Nattokinase có nhiều trong đậu tương lên men

Cục máu đông xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và càng nguy hiểm hơn nếu huyết khối ở não. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu từ đó có được cách điều trị và phòng ngừa cục máu đông hiệu quả. Nếu còn băn khoăn về cục máu đông, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất.

Nguồn tham khảo

https://www.hematology.org/education/patients/blood-clots

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322384#turmeric

https://food.ndtv.com/food-drinks/5-home-remedies-for-blood-clot-and-natural-treatment-1747349

 

Bình luận