Hướng dẫn sử dụng Citicoline giúp cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
Citicoline là thuốc gì? Giá bao nhiêu?
Citicoline thuộc nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương, có tên khoa học là citidine diphosphat choline. Citicoline có tác dụng tăng khả năng dẫn truyền thần kinh, tăng tổng hợp phospholipid màng tế bào, từ đó giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Thuốc hiện tại được bào chế ở nhiều dạng và hàm lượng khác nhau. Cụ thể Citicoline có các dạng thuốc như:
- Thuốc tiêm: Citicoline 500 mg/2 mL, 250 mg/mL.
- Viên nén bao phim, viên nang mềm, viên nang cứng: Citicoline 500mg, Citicoline 1000mg .
- Dung dịch uống, siro: Citicoline 500 mg/5 mL, 100mg/mL.
Các biệt dược hiện nay có chứa thành phần chính Citicoline có thể kể đến đó là: Citicoline Sodium, Cicolin, Citicol, Cicostaline, Brainup Inj; Cerevit Fort, Cevinton Forte, PT-Colin, Citicoline CDP Choline...
Giá thuốc Citicoline rất đa dạng tùy thuộc vào loại biệt dược, hãng sản xuất. Ví dụ như:
- Citicoline CDP Choline 250mg (60 viên/lọ): Có giá dao động từ 420.000 - 530.000 VNĐ.
- Citicol 500mg/1000mg có giá lần lượt là: 350.000/750.000 VNĐ.
Citicoline có nhiều dạng bào chế, hàm lượng khác nhau
Cơ chế và tác dụng của thuốc Citicoline
Citicoline là một chất trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp phospholipid cấu trúc trong màng tế bào. Sau khi được hấp thu vào cơ thể, thuốc được phân bố rộng khắp cơ thể, trong đó có hệ thống thần kinh trung ương.
Khi đó, thuốc sẽ kết hợp vào màng và phospholipid ở microsome. Tại đây Citicoline sẽ kích hoạt quá trình tổng hợp phospholipid cấu trúc của màng tế bào thần kinh, giúp tăng chuyển hóa não và tăng dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, Citicoline còn giúp khôi phục sự hoạt động của ATPase ở ty thể và enzyme màng tế bào, ức chế phospholipase A2 hoạt động - nguyên nhân hàng đầu gây phù não.
Với cơ chế như trên, Citicoline được chứng minh là có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh khi bị thiếu oxy và thiếu máu, hạn chế sự tổn thương do thiếu máu cục bộ. Dùng cho các trường hợp sau:
- Điều trị tình trạng suy giảm, mất trí nhớ do di chứng sau tai biến mạch máu não, Alzheimer, thiểu năng tuần hoàn não, sa sút trí tuệ do thoái hóa ở người già...
- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh
- Điều trị sau chấn thương sọ não
- Sử dụng kết hợp cùng Levodopa để điều trị bệnh Parkinson.
Bên cạnh đó, tùy vào dạng bào chế mà Citicoline sẽ đem lại những tác dụng chuyên biệt, cụ thể đó là:
- Ở đường uống: thuốc giúp điều trị tình trạng mất trí nhớ ở người bệnh Alzheimer, đột quỵ nhồi máu não, tai biến mạch máu não, rối loạn vận động.
- Ở đường tiêm: Thường được dùng để điều trị ở người bị chấn thương sọ não, Parkinson.
Citicoline giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả
Cách sử dụng Citicoline giúp cải thiện trí nhớ
Tùy vào loại bệnh, người mắc, mức độ bệnh mà Citicoline sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau. Để có thể đạt hiệu quả cao nhất, người dùng có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng dưới đây, đồng thời tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.
Cách dùng và liều dùng Citicoline
Với mỗi loại bào chế khác nhau, cách dùng của Citicoline sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đối với Citicoline viên uống: Người bệnh có thể dùng cùng thức ăn để tránh kích ứng dạ dày.
Đối với thuốc dạng dung dịch uống: Người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc pha cùng với 120 ml nước đun sôi để nguội.
Đối với thuốc dạng thuốc tiêm: Chỉ nên dùng Citicoline dạng thuốc tiêm khi được chỉ định, thận trọng khi tiêm cho trẻ nhỏ. Người bệnh không được tự ý tiêm hoặc nhờ người khác tiêm. Không tiêm thuốc thuốc gần vị trí đường dẫn truyền thần kinh, thực hiện tiêm tĩnh mạch càng chậm càng tốt.
Liều dùng của Citicoline ở người lớn và trẻ em có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể:
Bảng 1: Liều dùng khuyến cáo của Citicoline
|
|
|
|
|
|
|
|
Làm gì khi quên/quá liều Citicoline?
Với trường hợp quá liều, nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Trong trường hợp bạn quên liều thuốc hãy uống ngay khi nhờ. Tuy nhiên nếu thời điểm bạn nhớ ra lại gần với liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên mà uống luôn liều kế tiếp. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều trong một lần uống.
Nếu người bệnh sử dụng Citicoline dưới dạng tiêm, bác sĩ, nhân viên y tế sẽ theo dõi và thực hiện tiêm trong quá trình điều trị nên khó có thể quên liều.
Cần uống thuốc đúng giờ để tránh quên liều Citicoline
Những lưu ý khi sử dụng Citicoline
Bên cạnh việc nắm rõ cách sử dụng đúng là đủ liều Citicoline, người bệnh cần biết thêm những thông tin dưới đây.
Các tác dụng không mong muốn khi dùng Citicoline
Khi sử dụng Citicoline người bệnh có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:
- Người bệnh có các dấu hiệu về thần kinh như: Đau đầu, chóng mặt, có thể xảy ra kích thích.
- Buồn nôn, nôn.
- Có thể xuất hiện một số các bất thường khi kiểm tra chức năng gan.
- Mẩn ngứa, phát ban.
- Sốc: Mặc dù ít khi xảy ra nhưng người bệnh cần được theo dõi cẩn thận nếu gặp phải tình trạng này.
- Đôi khi có cảm giác nóng, người khó chịu, mệt mỏi, huyết áp có thể dao động.
Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện kể trên khi dùng Citicoline thì bạn nên ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ để xin ý kiến. Với những trường hợp nặng, người bệnh cần tiến hành điều trị hỗ trợ như.
Đối tượng nào cần thận trọng khi dùng Citicoline?
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào giúp xác định độ rủi ro khi sử dụng Citicoline. Do đó cần thận trọng khi dùng thuốc ở nhóm đối tượng này hoặc hỏi ý kiến thầy thuốc để cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi dùng thuốc.
Citicoline có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây đau đầu chóng mặt. Do đó, người lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc, phải tập trung cao độ khi làm việc.
Người lái xe cần thận trọng khi sử dụng Citicoline
Các tương tác thuốc có thể gặp khi dùng Citicoline
Citicoline có thể làm thay đổi khả năng tác dụng của một số loại thuốc khi kết hợp cùng. Cụ thể đó là: Khi dùng đồng thời Citicoline với L-Dopa sẽ làm thay đổi khả năng hoạt động của L-Dopa. Do đó không nên sử dụng thuốc cùng với thuốc có chứa meclofenoxate.
Để không phải gặp phải tình trạng tương tác thuốc, nên liệt kê một danh sách gồm những thuốc đang bạn đang sử dụng, không loại trừ thực phẩm chức năng và thuốc bổ. Điều này sẽ giúp bác sĩ, dược sĩ đưa ra lời khuyên chính xác trong việc sử dụng và phối hợp thuốc Citicoline.
Cách bảo quản Citicoline
Người dùng nên bảo quản Citicoline ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, ẩm mốc. Cần để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ, tuyệt đối không uống thuốc đã quá hạn sử dụng, cần tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, người bệnh đột quỵ não có thể dùng thêm những sản phẩm thiên nhiên có thành phần Nattokinase - enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men Nhật Bản. Nattokinase giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông và cải thiện trí nhớ, tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu sau đột quỵ rất tốt. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh các yếu tố chống đông máu, làm giảm độ nhớt máu. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn, các kết quả đều chỉ ra sản phẩm thân thiện với cơ thể, an toàn khi dùng lâu dài.
Nattokinase giúp cải thiện trí nhớ sau đột quỵ
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ được cách sử dụng Citicoline an toàn. Lưu ý, những thông tin trong bài viết được tổng hợp và chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Nếu còn băn khoăn về thuốc Citicoline, hãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.practo.com/medicine-info/citicoline-65-api
https://www.drugs.com/npp/Citicoline.html
https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1090/Citicoline
Bình luận