Lưu ý khi sử dụng Vastarel điều trị đau thắt ngực hiệu quả
Vastarel (trimetazidine) là thuốc gì?
Vastarel là thuốc kê đơn, dùng để điều trị đau thắt ngực ổn định, có hoạt chất chính là trimetazidine. Hiện nay trên thị trường thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, gồm 2 dạng chính là Vastarel 20mg, Vastarel MR 35mg. Cụ thể:
- Vastarel 20mg có tác dụng giải phóng nhanh, với giá thành dao động khoảng 138.000 VNĐ/hộp 60 viên. Ở dạng này, thuốc được chuyển hóa và hấp thu ngay vào máu, cho tác dụng nhanh mạnh.
- Vastarel MR 35mg là dạng giải phóng chậm cho tác dụng kéo dài do đó số lần dùng thuốc trong ngày sẽ giảm xuống. Vastarel MR 35mg có giá dao động khoảng 190.000 VNĐ/hộp 60 viên.
Ngoài Vastarel, bạn có thể tìm thấy Trimetazidine trong các biệt dược khác trên thị trường. Ví dụ như Vashasan, Trimetazidine Stella, Trimetazidine STADA, Vaspycar,...
Vậy, Thuốc Vastarel có tác dụng gì?
Trimetazidine có trong Vastarel có tác dụng bảo tồn năng lượng phosphatase cao trong nội bào tế bào cơ tim. Do đó, Vastarel có tác dụng chống thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, thuốc còn có những tác dụng sau:
- Vastarel có tác dụng tăng lưu lượng mạch vành, từ đó giảm nguy cơ khởi phải cơ thiếu máu cục bộ.
- Thuốc làm giảm đáng kể tần suất các cơn đau thắt ngực, do đó có thể hạn chế số lần phải sử dụng trinitroglycerin.
- Vastarel giúp cơ tim sử dụng năng lượng từ glucose, từ đó tiêu thụ năng lượng và oxy ít hơn. Điều này giúp bảo vệ cơ tim không bị tổn thương bởi các cơn đau thắt ngực gây ra ở người thiếu máu cơ tim, bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim.
Thuốc Vastarel dạng giải phóng chậm 35mg
Lưu ý cần biết để dùng thuốc Vastarel an toàn
Để sử dụng Vastarel hiệu quả, an toàn, người dùng cần tuân thủ đúng về cách dùng, liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng thuốc Vastarel hiệu quả
Dùng Vastarel theo đường uống, có thể dùng cùng thức ăn hoặc không. Tuy nhiên để tránh kích ứng đường tiêu hóa, người bệnh nên dùng thuốc trong hoặc ngay sau khi ăn.
Người dùng nên nuốt cả viên thuốc, không nên nhai, cắn bẻ vỡ thuốc đối với dạng giải phóng chậm, tránh ảnh hưởng đến quá trình thuốc giải phóng bên trong cơ thể.
Vastarel thường được uống trong 3 tháng liên tục và được bác sĩ đánh giá kết quả điều trị sau thời gian này để có thể quyết định có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Trong trường hợp người bệnh đáp ứng tốt với Vastarel, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài lên đến 18 tháng để bệnh được cải thiện tốt nhất.
Vastarel không cho tác dụng với cơn đau thắt ngực không ổn định và không cắt được cơn đau thắt ngực tức thì. Do đó, khi đang có cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, không nên dùng thuốc trong thời gian đầu điều trị.
Liều dùng Vastarel
- Trong điều trị đau thắt ngực, hầu hết người bệnh được chỉ định dùng liều Vastarel 20mg/ lần x 3 lần/ ngày hoặc liều 35mg/lần x 2 lần/ngày cách nhau 12 giờ. Đối với người suy thận ở mức độ trung bình hoặc cao tuổi, liều dùng sẽ được điều chỉnh thành 20mg/lần x 2 lần/ngày hoặc liều 35mg/1 lần/ ngày.
- Trong điều trị tổn thương mạch máu mắt ở võng mạc mắt, Vastarel được dùng với liều 20mg/lần x 2-3 lần/ngày.
Sử dụng Vastarel cùng với thức ăn tránh kích ứng dạ dày
Trong trường hợp người bệnh quên liều thuốc, người bệnh nên uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ lại gần sát với liều kế tiếp thì người dùng nên bỏ liều đã quên mà uống sang liều kế tiếp luôn. Người dùng cần lưu ý, không nên uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên, bởi điều này có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng không mong muốn. Quá liều Vastarel cần điều trị theo các triệu chứng gặp phải.
Các tác dụng phụ của Vastarel có thể gặp
Vastarel có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn nếu người bệnh sử dụng không đúng cách hoặc bị quá mẫn với thành phần của thuốc. Vì vậy, nếu gặp bất kỳ phản ứng có/không có trong danh sách sau đây, vui lòng liên hệ ngay cho bác sĩ để được tư vấn. Sau đây là một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng Vastarel:
Các tác dụng phụ thường gặp:
- Gây rối loạn hệ thần kinh với những biểu hiện như: Chóng mặt, đau đầu,...
- Gây rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn/nôn
- Mẩn ngứa, phát ban
- Suy nhược cơ thể, tinh thần mệt mỏi.
Các tác dụng phụ ít gặp:
- Mất ngủ, ngủ ít, ngủ lơ mơ.
- Táo bón.
- Bị mụn mủ toàn thân cấp tính gây phù mạch.
- Viêm gan.
- Run chân tay, cứng cơ, khó vận động,...
Các tác dụng phụ hiếm gặp:
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu.
- Chóng mặt, ngã, ngất, đỏ mặt, đỏ da, hạ huyết áp tư thế đứng.
Vastarel có thể gây chóng mặt, đau đầu
Vastarel có thể tương tác với những thuốc nào?
Vastarel có thể làm thay đổi khả năng tác dụng của các thuốc khác khi kết hợp dùng đồng thời. Do đó, để tránh khỏi những tương tác thuốc không mong muốn, người bệnh nên lập danh sách các loại thuốc hiện đang sử dụng cho bác sĩ, dược sĩ xem. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng mà không được sự cho phép của thầy thuốc.
Đối tượng cần thận trọng khi dùng Vastarel
Một số đối tượng khi sử dụng thuốc có thể gặp những nguy hiểm nhất định hoặc cơ gặp các tác dụng phụ cao hơn. Do đó, Vastarel không được dùng cho những đối tượng sau đây:
- Dị ứng, quá mẫn với thành phần trimetazidine của Vastarel.
- Người bệnh Parkinson.
- Người bệnh suy thận nặng (creatinin < 30ml/phút).
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây cũng cần thận trọng khi sử dụng Vastarel:
- Không dùng Vastarel khi người bệnh lên cơn đau thắt ngực, cơn đau thắt ngực không ổn định.
- Người huyết áp thấp hoặc ở bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.
- Thuốc gây các triệu chứng chóng mặt nên những người làm công việc. liên quan đến lái xe, vạn hành máy móc nên chú ý khi sử dụng.
Cảnh báo và lời khuyên từ chuyên gia
Người dùng không nên tự ý ngưng thuốc Vastarel bởi có thể làm trầm trọng hơn cơn đau thắt ngực. Do đó, cần trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dừng thuốc.
Hiện chưa có nghiên cứu, đánh giá nào về tác động, hiệu quả của Vastarel khi sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Do đó, Vastarel không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em
Cần bảo quản Vastarel đúng cách để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất. Bảo quản tại nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, cần tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có chứa thành phần Nattokinase từ đậu tương lên men. Nattokinase từ lâu được biết đến với nhiều công dụng như: Kiểm soát huyết áp, chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu, giảm cholesterol, đường huyết từ đó kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ do tắc mạch, đau thắt ngực. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh các yếu tố chống đông máu, làm giảm độ nhớt máu. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn và cho kết quả rất tích cực.
Nattokinase giúp hỗ trợ kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm đau thắt ngực
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ về công dụng, cách dùng, những điểm lưu ý khi sử dụng Vastarel để điều trị đau thắt ngực. Trong quá trình sử dụng, nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và khuyến cáo của nhà sản xuất để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu còn băn khoăn về thuốc Vastarel, gãy để lại câu hỏi của bạn tại phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://smartmedical2.blogspot.com/2020/07/vastarel-35mg-drug-trimetazidine.html
Bình luận