Ticagrelor là thuốc gì và công dụng như thế nào?

Ticagrelor (Brilinta) là thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuộc nhóm thuốc chống đông và làm tan huyết khối. Cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch máu và di chuyển đến các bộ phận trong cơ thể như: Não, phổi, tim,... gây ra đột quỵ, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim… rất nguy hiểm. 

Hoạt chất Ticagrelor thuộc nhóm hóa học CPTP, thuộc nhóm đối kháng thụ thể chọn lọc ADP, nó hoạt động theo cơ chế ngăn cản quá trình hoạt hóa, chống tập kết tiểu cầu, từ đó giúp ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông.

Do đó, thuốc Ticagrelor được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Ngăn ngừa cục máu đông, làm loãng máu để giảm nguy cơ tử vong ở người bệnh bị đau tim, hội chứng mạch vành cấp (ACS).
  • Sử dụng trong trường hợp phòng ngừa các nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch.
  • Phòng ngừa đột quỵ, đau tim ở người đang bị các bệnh lý tim mạch, mạch máu.

Ngoài biệt dược Brilinta, Ticagrelor còn có trong các biệt dược khác như Brilique, Platelica,... Với biệt dược Brilinta, thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với 2 hàm lượng chính là Ticagrelor 60mg và Ticagrelor 90mg.

brilinta-la-ten-thuong-hieu-cua-ticagrelor-co-tac-dung-chong-dong-mau.webp

Brilinta là tên thương hiệu của Ticagrelor có tác dụng chống đông máu

Ai nên và không nên dùng Ticagrelor? 

Một số đối tượng không nên sử dụng thuốc Ticagrelor bởi có thể thuốc không có tác dụng hoặc sẽ làm gia tăng các tác dụng phụ khi dùng. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau đây, bạn nên thông báo với bác sĩ/dược sĩ khi được chỉ định dùng thuốc:

  • Đang có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, người bị đau tim, người bệnh mạch vành, đau thắt ngực,...
  • Người đang hoặc có tiền sử phản ứng dị ứng, mẫn cảm với Ticagrelor hoặc bất kỳ tá dược nào trong thuốc Brilinta.
  • Người bệnh xuất huyết hoặc có tiền sử xuất huyết não.
  • Đang hoặc có tiền sử gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chảy máu.
  • Người bị suy gan nặng, bị loét dạ dày, ruột, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hoặc bất kỳ vấn đề hô hấp nào khác.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật bắc cầu hoặc phẫu thuật khác.
  • Đang bị chấn thương chảy máu.
  • Đã có tiền sử bị đột quỵ, có các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Sử dụng thuốc Ticagrelor như thế nào?

Những thông tin liên quan đến liều dùng, cách dùng của Ticagrelor sau đây được tổng hợp từ nhà sản xuất, chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định tuyệt đối từ bác sĩ. Để có được kết quả điều trị tốt nhất thì người bệnh cần sử dụng đúng và đủ liều. Cụ thể khuyến cáo như sau: 

Cách dùng và liều dùng

Người bệnh nên dùng Ticagrelor liều 180mg trong ngày đầu tiên, có thể chia thành 2 lần uống, 90mg/lần. Sau đó duy trì liều 90mg/ngày trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng tùy theo mức độ đáp ứng thuốc và cải thiện của người bệnh.

Để tránh quên dùng thuốc, người bệnh nên dùng vào cũng một thời điểm trong ngày. Trong trường hợp người bệnh gặp khó khăn uống thuốc, người bệnh có thể bẻ đôi hoặc nghiền nhỏ để dễ uống hơn. Nếu sử dụng ống thông dạ dày cần tránh ống với nước sau khi dùng Ticagrelor.  Không nên uống Ticagrelor cùng với nước ép bưởi do làm tăng nguy cơ chảy máu.

Việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tim mạch, đột quỵ. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định dừng thuốc, tốt nhất chỉ nên dừng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

be-doi-thuoc-ticagrelor-neu-ban-kho-nuot-anh-minh-hoa.webp

Bẻ đôi thuốc ticagrelor nếu bạn khó nuốt (Ảnh minh họa)

Cách xử lý khi dùng Ticagrelor quá liều

Do Ticagrelor có chức năng chống kết tập tiểu cầu từ đó chống đông máu nên có thể khiến người bệnh dễ bị chảy máu ngay cả khi vết thương rất nhỏ. Do đó, khi bạn dùng quá liều, người bệnh cần theo dõi các dấu hiệu bất thường hoặc không mong muốn được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho Ticagrelor. Liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có phương pháp điều trị phù hợp

Trong trường hợp quên liều ticagrelor nên uống liều kế tiếp trong ngày hôm sau vào giờ cố định. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều dùng.

>>>XEM THÊM: Cục máu đông - Sát thủ hàng đầu gây bệnh tai biến mạch máu não

Ticagrelor gây ra những tác dụng phụ nào?

Tương tự như các loại thuốc khác, khi sử dụng Ticagrelor cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nó không xảy ra ở tất cả người bệnh, nhưng nếu gặp bất kỳ phản ứng bất thường nào có/không có trong danh sách dưới đây, cần liên hệ ngay cho bác sĩ. Khi sử dụng Ticagrelor bạn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn sau đây:

Các tác dụng phụ rất hay gặp

  • Nguy cơ xuất huyết: Xuất hiện các dấu hiệu bầm tím ở da, máu tụ, xuất huyết chảy máu trong.
  • Khó thở: Triệu chứng khó thở thường ở mức độ từ nhẹ đến vừa và tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ticagrelor cho người bệnh có tiền sử hen suyễn, COPD.
  • Tăng acid uric huyết.

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, 
  • Hạ huyết áp, ngất 
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu răng, xuất huyết trực tràng, chảy máu dạ dày, đái ra máu
  • Rối loạn tiêu hóa như: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn,...
  • Phát ban, ngứa.
  • Xuất huyết, chảy máu do chấn thương.

Các tác dụng phụ ít gặp

  • Tăng nguy cơ xuất huyết tại các khối u (ung thư bàng quang, dạ dày, ruột kết)
  • Có thể có hiện tượng phù mạch, giảm trí nhớ, chảy máu mắt, xuất huyết sau phúc mạc, tụ máu ở khớp, cơ; Chảy máu âm đạo, xuất tinh ra máu, chảy máu sau mãn kinh,...

nguoi-benh-co-the-bi-chay-mau-cam-khi-dung-ticagrelor.webp

Người bệnh có thể bị chảy máu cam khi dùng Ticagrelor

Ticagrelor sẽ có tương tác với những loại thuốc nào?

Khi kết hợp với ticagrelor với một số loại thuốc sẽ gây ra một số phản ứng nhất định, cụ thể đó là:

  • Tuy Ticagrelor thường được sử dụng cùng với Aspirin, nhưng nếu liều lượng aspirin cao hơn có thể sẽ làm giảm hiệu quả của ticagrelor.
  • Khi kết hợp Ticagrelor  với  Plavix (clopidogrel) có thể ;làm tăng nguy cơ chảy máu với các triệu chứng: ho hoặc nôn ra máu, đại tiện ra phân đen hoặc lẫn máu, bầm tím ở da,...
  • Dùng cùng lúc Atorvastatin Ticagrelor sẽ làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu lên đến 23%.
  • Axit béo omega 3 trong dầu cá làm tăng nguy cơ chảy máu khi kết hợp cùng Ticagrelor với các biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, đi ngoài phân đen, ho ra máu, nôn ra máu,... 
  • Một số loại thuốc khi dùng chung với Ticagrelor sẽ kém hiệu quả như: Thuốc điều trị nấm, thuốc chống co giật, thuốc hạ cholesterol, các thuốc giảm đau Opioid.

Cần lưu ý gì khi sử dụng Ticagrelor ?

Để sử dụng Ticagrelor có hiệu quả cao nhất, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây:

  • Tuyệt đối không uống rượu khi dùng ticagrelor và aspirin do làm tăng khả năng chảy máu dạ dày
  • Hạn chế các hoạt động có thể gây chấn thương, chảy máu; Cẩn thận ngay cả khi đánh răng, tránh chảy máu lợi, chân răng.
  • Khi đang sử dụng ticagrelor và aspirin nên tránh dùng kèm các thuốc giảm đau hạ sốt bởi có thể chúng đều chứa thành phần tương tự như aspirin.
  • Có thể dùng ticagrelor cũng hoặc không cùng thức ăn.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, để xa tầm tay trẻ em, không sử dụng khi thuốc đã quá hạn sử dụng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu như Ticagrelor để phòng ngừa cục máu đông, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa nattokinase ra đời năm 2006. Bởi Nattokinase là một enzyme được biết đến với công dụng phá tan sợi huyết, tiêu cục máu đông rất tốt, đồng thời điều hòa huyết áp ổn định. Nghiên cứu cho thấy, nattokinase giúp tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, đồng thời kích thích cơ thể tăng sản sinh các yếu tố chống đông máu, làm giảm độ nhớt máu. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn, các kết quả đều cho thấy sản phẩm an toàn khi sử dụng lâu dài.

nattokinase-co-the-giup-ho-tro-tieu-cuc-mau-dong-hieu-qua.webp

Nattokinase có thể giúp hỗ trợ tiêu cục máu đông hiệu quả

Tạm kết

Thuốc Ticagrelor tuy được sử dụng trong quá trình giúp ngăn ngừa xuất hiện cục máu đông hiệu quả. Nhưng quá trình sử dụng thuốc cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn, hạn chế xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ về công dụng, cách dùng Ticagrelor sao cho hiệu quả. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các loại thuốc chống đông máu hoặc các vấn đề liên quan khác, vui lòng liên hệ đến … để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/ticagrelor.html

https://www.drugs.com/drug-interactions/acetylsalicylic-acid-with-ticagrelor-243-3224-3336-0.html

https://www.drugs.com/drug-interactions/lipitor-with-ticagrelor-276-128-3336-0.html?professional=1

https://www.drugs.com/medical-answers/pain-medication-brilinta-3536150/

https://www.mims.com/vietnam/drug/info/brilinta

Bình luận

  • Đo loc
    Đo loc - Gửi lúc 19:15 20/08/2022
    Có thể uống ticagrelor trong nhiều năm mà không sao? Tôi uống thuốc ticagrelor từ tháng 5/2020 (sau khi đặt 2 stent) đến nay mà không sao cả .
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin hữu ích này! Chúc bạn sức khỏe!