Thận ứ nước (Hydronephrosis) là bệnh lý hệ tiết niệu thường gặp ở nhiều nhóm đối tượng từ trẻ em, trung niên cho tới người già. Bệnh lý này gây ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc và suy giảm các chức năng thận. Vậy thận ứ nước là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng thận ứ nước giúp người bệnh phát hiện và điều trị sớm là gì? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất cả những thông tin này cho bạn.

Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước (Hydronephrosis) là tình trạng thận bị giãn nở, phình to (sưng) sau một thời gian nước tiểu bị ứ đọng bên trong. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một bên thận hoặc cả hai bên theo diễn tiến bệnh.

Thận ứ nước có thể xảy ra ngay cả với trẻ sơ sinh đang trong kỳ mang thai với tỉ lệ 1/100. Đây là tình trạng thận ứ nước trước sinh. Tuy nhiên nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi và có thể tự khỏi trước hoặc vài tháng sau khi sinh.

Thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận ứ nước ít gây nguy hiểm cho người mắc nếu được chẩn đoán sớm và điều trị dứt điểm. Ngược lại nếu không được điều trị nhanh chóng và kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Những biến chứng thông thường mà người bệnh gặp phải nếu không được điều trị kịp thời là:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tắc nghẽn nước tiểu lâu dài sẽ gây nhiễm trùng một hoặc nhiều bộ phận trong hệ thống tiết niệu như niệu quản, niệu đạo, thận,.. Nhiễm trùng gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh nếu không được chữa trị dứt điểm.

Suy giảm chức năng thận

Lúc này, thận không còn đảm nhận tốt các chức năng lọc máu hay đào thải các chất độc. Điều này dẫn tới suy giảm sức đề kháng khiến người bệnh dễ mắc thêm nhiều bệnh lý nền khác. Để giải quyết tình trạng này, họ thường phải thực hiện chạy thận hoặc ghép thận nhân tạo để lọc máu.

Viêm cầu thận

Nếu thời gian thận ứ nước diễn ra quá lâu, màng lọc thận sẽ dần dần bị căng và đầy lên. Khi đó, chúng sẽ không còn duy trì được các chức năng như bình thường. Điều này dẫn tới tình trạng nhiễm trùng và tổn thương thận, thời gian dài gây nên viêm cầu thận. Viêm cầu thận cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, phù nề,.. 

Vỡ thận

Vỡ thận là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với những người bệnh bị thận ứ nước trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

than-u-nuoc-khong-duoc-dieu-tri-kip-thoi-se-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-nhu-suy-than-viem-cau-than-vo-than.webp

Thận ứ nước không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, viêm cầu thận, vỡ thận

Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ

Tình trạng thận ứ nước xảy ra ở những người mắc các bệnh lý nền từ trước. Vì vậy xác định chính xác nguyên nhân là cơ sở để đưa ra phương án điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây thận ứ nước phụ thuộc vào từng nhóm đối tượng, độ tuổi và giới tính. Cụ thể như sau:

Đối với trẻ em

Hơn một nửa số ca mắc thận ứ nước ở trẻ em không rõ nguyên nhân và tự khỏi sau một thời gian ngắn. Một số ít trường hợp bẩm sinh mắc bệnh khi trẻ vừa sinh ra đã có niệu quản không nối với bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh bộ phận này về vị trí bình thường.

Đối với người lớn

Một số nguyên nhân thường gặp ở người lớn gây khởi phát bệnh thận ứ nước là:

  • Sỏi thận 
  • Các cục máu đông tồn tại trong thận hoặc bàng quang
  • Các khối u phát triển trên đường tiết niệu hoặc gần đường tiết niệu,.. gây tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu
  • Trào ngược niệu quản khiến nước tiểu chảy ngược vào thận
  • Phì đại tuyến tiền liệt gây áp lực, sưng phồng niệu đạo
  • Hẹp đường tiết niệu do bẩm sinh hoặc chấn thương
  • Phình niệu quản
  • Bí tiểu gây tồn đọng nước tiểu trong thận
  • Tình trạng Ureterocele khiến phần dưới niệu quản nhô qua khỏi bàng quang

Đối với phụ nữ 

  • Mang thai khiến tử cung mở rộng và đè lên niệu quản, gây tắc nghẽn nước tiểu
  • Tình trạng sa tử cung, sa bàng quang xuống ống âm đạo cũng có thể gây thận ứ nước

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị thận ứ nước?

Những người sở hữu các yếu tố dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc thận ứ nước cao hơn so với những người khác:

  • Về giới tính: nam giới dễ mắc hơn nữ giới
  • Người bị các bệnh lý nền liên quan đến thận như: sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến,..
  • Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung hoặc phụ nữ đang mang thai.

nam-gioi-co-nguy-co-bi-than-u-nuoc-cao-hon-nu-gioi.webp

Nam giới có nguy cơ bị thận ứ nước cao hơn nữ giới

Làm thế nào để phát hiện thận ứ nước

Các dấu hiệu thận nhận biết ứ nước sẽ có sự khác biệt giữa từng người bệnh và có sự thay đổi theo diễn tiến bệnh. Vì vậy nếu phát hiện bất cứ vấn đề nào xảy ra với cơ thể, bạn cần chú ý theo dõi và thăm khám - điều trị càng sớm càng tốt.

Phát hiện từ triệu chứng thận ứ nước

Những triệu chứng ban đầu của thận ứ nước không quá nghiêm trọng nên dễ bị người bệnh bỏ qua. Trong đó, các biểu hiện thận ứ nước thường gặp là:

Cơn đau vùng bụng, thắt lưng hoặc đau từ hông lan xuống háng

Đây là triệu chứng điển hình mà người bệnh thường gặp ngay từ những cấp độ đầu của bệnh thận ứ nước. Triệu chứng này xuất hiện khi nước tiểu tắc nghẽn trong bàng quang và tạo nên các cơn đau thắt. Người bệnh có thể đau dữ dội từng cơn, đau quằn quại kèm theo buồn nôn, vã mồ hôi,...

>>>XEM THÊM: Những dấu hiệu bệnh suy thận điển hình

Rối loạn tiểu tiện

Các bất thường khi đi tiểu cũng là biểu hiện của người mắc bệnh thận ứ nước. Cụ thể như sau:

  • Tiểu đêm nhiều lần
  • Buốt rát trong quá trình tiểu tiện
  • Tiểu ít, khó tiểu
  • Nước tiểu có màu đỏ hồng do xen lẫn máu trong đó

Các triệu chứng khác

Một số các triệu chứng phổ thông khác mà người bị thận ứ nước thường bỏ qua như:

  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Sốt
  • Mệt mỏi, kiệt sức, co thắt cơ bắp
  • Tăng huyết áp kèm chóng mặt

Phát hiện nhờ chẩn đoán y tế

Sau khi nắm bắt các triệu chứng biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm để đưa ra kết luận cuối cùng. Một số xét nghiệm thường được dùng cho bệnh thận ứ nước là: 

  • Xét nghiệm nước tiểu để xem có tồn tại máu, tinh thể hay các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn gây nên thận ứ nước hay không.
  • Xét nghiệm máu để xác định các chức năng thận. Các xét nghiệm creatinin, độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) và nồng độ urê máu (BUN) có thể được chỉ định.
  • Chẩn đoán hình ảnh thận bằng các phương pháp siêu âm, chụp X-quang, CT scan hoặc MRI để xác định các vấn đề còn tiềm ẩn.

nhung-con-dau-vung-bung-that-lung-la-dau-hieu-dien-hinh-cua-nguoi-mac-benh-than-u-nuoc.webp

Những cơn đau vùng bụng, thắt lưng là dấu hiệu điển hình của người mắc bệnh thận ứ nước

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị thận ứ nước còn tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Mục tiêu chung của các phương pháp là loại bỏ yếu tố gây tắc, ngăn chặn suy giảm chức năng thận và hạn chế nhiễm trùng.  

Điều trị thận ứ nước bằng Tây y

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị theo phương pháp phù hợp. Cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa thường được chỉ định cho những người mới mắc hoặc mắc thận ứ nước mức độ nhẹ. Người bệnh có thể chỉ dùng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để điều trị:

Điều trị bằng thuốc tây: Người bệnh dùng các đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp này giúp hạn chế sự nhiễm trùng và hạn chế bệnh diễn tiến nhanh sang cấp độ nặng hơn.

Điều trị bằng steroid: Công dụng chính của steroid là hạn chế chất axit uric (một loại chất gây ung thư) có trong sỏi thận. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị bằng steroid phù hợp với bệnh nhân.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho những người mắc thận ứ nước độ nặng. Tình trạng thận ứ nước chỉ có thể được kiểm soát bằng các can thiệp trực tiếp như:

Đặt ống thông bàng quang: Đây là phương pháp chữa trị tạm thời cho người bị thận ứ nước do hẹp đường tiết niệu, thận ứ nước cấp tính. Ống thông sẽ giúp xả nước tiểu tồn đọng trong bàng quang, giảm căng giãn và áp lực lên thận. Người bệnh sẽ có thêm thời gian điều trị triệt để bệnh bằng cách uống thuốc hay phẫu thuật.

Điều trị bằng tia laser: Phương pháp này được dùng cho người bị thận ứ nước do sỏi thận. Tia laser bắn vào sỏi thận khiến sỏi vỡ ra thành các mảnh nhỏ và không còn gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Phương pháp này ít gây đau đớn nhưng người bệnh cần thực hiện điều trị nhiều lần mới có thể chữa dứt điểm.

Nội soi niệu quản: Đây là phương pháp dùng cho phụ nữ mang thai, người béo phì và người rối loạn đông máu. Bác sĩ sẽ đặt một ống nội soi có gắn tia laser hoặc điện thủy lực để tán vỡ sỏi thận trong niệu đạo. Nội soi niệu quản chủ yếu dùng cho người bị thận ứ nước do sỏi thận trong bàng quang hoặc nửa dưới niệu quản. 

Phẫu thuật: Phương pháp này dùng cho những người mắc thận ứ nước độ 3, 4. Lúc này thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể khôi phục nhờ uống thuốc hay các phương pháp khác. Người bệnh cần cân nhắc phương án phẫu thuật loại bỏ các yếu tố gây thận ứ nước.

phau-thuat-la-phuong-an-dieu-tri-danh-cho-nguoi-mac-chung-than-u-nuoc-muc-do-nghiem-trong.webp

Phẫu thuật là phương án điều trị dành cho người mắc chứng thận ứ nước mức độ nghiêm trọng

Điều trị thận ứ nước bằng Đông y

Bệnh lý thận ứ nước có thể được kiểm soát tốt bằng phương pháp Đông y. Trong đó, theo nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, thảo dược quý dành dành được ghi nhận có tác dụng ngăn chặn sự dịch chuyển biểu mô và trung mô tại thận, từ đó giúp giảm tiến triển xơ hóa thận. Do đó, thảo dược này giúp ngăn ngừa tình trạng thuận ứ nước dẫn tới tổn thương, xơ hóa thận. 

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị thận ứ nước hiệu quả  người bệnh cần sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành kết hợp với một số thảo dược như mã đề, bạch phục linh, râu mèo, đan sâm, hoàng kỳ,... Sản phẩm chứa những thảo dược trên sẽ giúp lợi tiểu, bào mòn sỏi gây tắc đường niệu, chống viêm nhiễm và bảo vệ tế bào thận trước các tổn thương do bệnh. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021, có tới 92,9% người sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính dành dành có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

thao-duoc-danh-danh-giam-ton-thuong-xo-hoa-do-than-u-nuoc.webp

Thảo dược dành dành giảm tổn thương xơ hóa do thận ứ nước

Phòng ngừa thận ứ nước diễn tiến và biến chứng

Ngoài việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể phòng ngừa biến chứng thận ứ nước qua các biện pháp sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

  • Người mắc thận ứ nước nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, chất xơ, các loại rau củ quả và trái cây.
  • Người bệnh nên hạn chế ăn nhiều đồ ăn mặn, thực phẩm chứa chất đạm, kali và vitamin C, đồ uống có cồn, chất kích thích để giảm áp lực thải độc cho thận.
  • Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ 1.5 - 2.5l nước lọc, nước ép hoa quả mỗi ngày để phòng ngừa sỏi thận dẫn tới thận ứ nước.

Xây dựng lối sống lành mạnh

  • Không cố nhịn tiểu để tránh tạo nên sỏi thận.
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường đào thải chất độc cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Duy trì lối sống khoa học, làm việc - nghỉ ngơi điều độ để tăng cường sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về bệnh thận ứ nước mà bạn cần biết. Đây là căn bệnh ít gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào được chia sẻ trong bài, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời. 

Đồng thời đừng quên duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh thận ứ nước, hãy liên hệ ngay tới Hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-to-know-hydronephrosis#2-6
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hydronephrosis/cdc-20397563
  3. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  4. https://www.healthline.com/health/unilateral-hydronephrosis
  5. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15417-hydronephrosis
  6. https://www.nhs.uk/conditions/hydronephrosis/diagnosis/
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận