Hội chứng viêm cầu thận và 5 vấn đề cần đặc biệt cẩn trọng
Viêm cầu thận là bệnh lý liên quan đến tổn thương ở cầu thận. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường không có biểu hiện gì quá rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng. Vậy viêm cầu thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Làm thế nào để phát hiện và điều trị viêm cầu thận? Hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây để tìm lời giải đáp.
Viêm cầu thận là gì? Các loại viêm cầu thận?
Viêm cầu thận (bệnh cầu thận - GN) là một rối loạn gồm một nhóm nhỏ các bệnh thận được đặc trưng bởi sự liên quan đến tổn thương các cầu thận. Khi đó, cơ chế miễn dịch của cơ thể gây ra tình trạng viêm, tăng sinh mô cầu thận, hậu quả là làm tổn thương các màng đáy, trung bì, nội mô mao mạch trong thận.
Viêm cầu thận sẽ dẫn đến người bệnh có hiện tượng đi tiểu ra máu, tiểu đạm hoặc bị tăng ure huyết. Bệnh dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng và là bệnh lý nguy hiểm hàng đầu trong các bệnh ở thận. Hiện tại, bệnh viêm cầu thận gồm 2 loại chính, bao gồm:
- Viêm cầu thận cấp: Là tình trạng viêm các cầu thận, xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ. Ở hội chứng này có sự xuất hiện của hồng cầu niệu, protein niệu, phù, tăng huyết áp.
- Viêm cầu thận mạn: Là tình trạng cầu thận bị hư hại, tiến triển chậm, xảy ra trong nhiều năm. Khi bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Viêm cầu thận có thể gây ra nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Viêm cầu thận có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận sẽ chưa gây ra nguy hiểm nếu được phát hiện sớm ở mức độ nhẹ vẫn có thể điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh cầu thận thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng điển hình. Đây là yếu tố gây nên sự nguy hiểm của viêm cầu thận. Khi không được phát hiện kịp thời, viêm cầu thận có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác nhau. Cụ thể là:
- Gây phù: Phù toàn thân, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp,…
- Huyết áp cao: Tăng huyết áp kịch phát, dẫn đến đột quỵ hoặc phù não cấp.
- Suy thận cấp tính: Nếu tái phát nhiều đợt có thể dẫn tới mạn tính.
- Hội chứng thận hư: Do quá dư thừa protein trong nước tiểu.
- Mất chức năng thận vĩnh viễn: Nếu không điều trị kịp thời, viêm cầu thận sẽ chuyển thành các bệnh thận mãn tính khác và khiến thận bị mất chức năng vĩnh viễn.
- Suy tim cấp tính với biểu hiện khó thở, không nằm được, ho và khạc ra bọt hồng.
- Tăng cholesterol, xuất hiện cục máu đông: Bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
Bị viêm cầu thận mạn thường sống được bao lâu?
Viêm cầu thận mạn dễ làm suy giảm sức đề kháng cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu. Khi đó, bệnh càng nặng thêm (đợt viêm cấp trên nền mạn tính). Thời gian sống của đối tượng mắc tình trạng này là khác nhau tùy cơ địa. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời thường sẽ biến chứng thành suy thận giai đoạn cuối sau khoảng 10 năm.
Khi bị biến chứng suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể sống thêm từ 5 – 20 năm (với điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt, đáp ứng tốt với điều trị).
Viêm cầu thận có thể dẫn đến suy thận, phải chạy thận
>>>XEM THÊM: Biến chứng có thể gây tử vong của suy thận mạn
Dấu hiệu và chẩn đoán viêm cầu thận
Để xác định được bệnh viêm cầu thận, bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng và các biện pháp chẩn đoán lâm sàng của bệnh. Cụ thể như sau:
Triệu chứng của viêm cầu thận
Triệu chứng của viêm cầu thận khá đa dạng. Khi bị tình trạng mạn tính, bệnh thường diễn tiến “âm thầm”, ít gây triệu chứng rõ ràng. Với trường hợp cấp tính, các biểu hiện thường “ồ ạt” hơn.
Tùy vào từng loại viêm cầu thận sẽ có những dấu hiệu như sau:
Triệu chứng viêm cầu thận cấp: Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện từ 1 - 2 tuần sau một đợt viêm nhiễm đường hô hấp hoặc ngoài da với biểu hiện:
- Sốt, người mệt mỏi.
- Đau hai bên thắt lưng.
- Chán ăn, buồn nôn, tiêu hóa kém.
- Bị phù (phù mềm, trắng, ấn lõm) ở mặt, mí mắt, chân, quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân và lan ra toàn thân.
- Tiểu ít hoặc vô niệu. Tiểu ra máu.
- Ho do ứ nước trong phổi.
- Tăng huyết áp.
Biểu hiện viêm cầu thận mạn: Viêm cầu thận cấp kéo dài trên 3 tháng không khỏi thì sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngoài các triệu chứng phù, tăng huyết áp, sốt, tiểu ít, tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng,... bạn có thể bị:
- Thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hay chóng mặt.
- Bụng đau bụng, chướng, đi lỏng.
- Đau đầu, bị co giật cơ bắp, chuột rút, chảy máu cam.
- Suy tim (khó thở, không nằm được, toát mồ hôi).
- Ngứa.
Khi nào cần gặp bác sĩ: Không có quy chuẩn chính xác về triệu chứng cho tất cả bệnh nhân. Vì thế nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào kể trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên, để xác định chính xác bạn có bị viêm cầu thận hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Những xét nghiệm này có thể giúp xác định được mức độ bị viêm, nguyên nhân gây viêm là gì. Một số xét nghiệm thường được sử dụng như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Xác định nồng độ protein, máu có trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Xác định thông số creatinine (độ thanh thải của thận).
- Sinh khiết thận, siêu âm, chẩn đoán qua hình ảnh.
Ngứa là biểu hiện của viêm cầu thận mạn
Nguyên nhân gây viêm cầu thận
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra viêm cầu thận. Để xác định được nguyên nhân chính xác, cần dựa vào các xét nghiệm cũng như bạn bị viêm cầu cấp hay viêm cầu thận mạn. Cụ thể sẽ có những nguyên nhân như sau:
Viêm cầu thận do nhiễm trùng
Viêm cầu thận hậu liên cầu: 1 - 2 tuần sau phục hồi do nhiễm khuẩn liên viêm cầu, nhiễm trùng da, cơ thể bắt đầu sản sinh các kháng thể. Những kháng thể này có thể lắng đọng tại cầu thận và gây tình trạng viêm.
Viêm nội tâm mạc vi khuẩn: Có một số trường hợp cho thấy khi nội tâm mạc bị nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra bệnh cầu thận.
Nhiễm các loại virus khác: Ví dụ như HIV, viêm gan B, viêm gan C,... sẽ gián tiếp/trực tiếp gây ra viêm cầu thận.
Nguyên nhân từ bệnh miễn dịch
Một số bệnh miễn dịch khác cũng có thể gây ra bệnh viêm cầu thận. Ví dụ như:
Lupus ban đỏ: Bệnh viêm nhiễm mãn tính và gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận. Trong đó có viêm cầu thận.
Hội chứng IgA: Hội chứng này khiến người bệnh tiểu ra máu tái phát, globulin miễn dịch A (IgA) lắng đọng ở viêm cầu thận và gây viêm.
Hội chứng Goodpasture: Tương tự các bệnh miễn dịch khác, hội chứng này gây chảy máu trong phổi và ảnh hưởng, gây viêm ở cầu thận.
Các nguyên nhân khác
Ngoài 2 nhóm nguyên nhân trên, viêm cầu thận cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác. Ví dụ như sau:
- Các bệnh lý về viêm mạch máu như viêm đa mạch, bệnh u hạch kèm viêm nhiều mạch,...
- Các bệnh lý khác như huyết áp cao, tiểu đường, xơ vữa cầu thận khu trú,..
Yếu tố và đối tượng nguy cơ của viêm cầu thận
Ngoài nhóm nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố hoặc nhóm đối tượng nguy cơ có thể tăng khả năng bị viêm cầu thận cao hơn. Cụ thể sẽ bao gồm những yếu tố, đối tượng như sau:
- Sử dụng thuốc hoặc hóa chất gây ảnh hưởng tới thận.
- Người dùng thuốc kháng viêm không chứa steroids thường xuyên.
- Viêm cầu thận cấp tính tái phát nhiều lần dễ gây bệnh mãn tính.
- Người bị viêm họng cấp, nhiễm khuẩn ngoài da do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta type A.
- Dùng thuốc, hóa chất ảnh hưởng đến chức năng thận.
Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị viêm cầu thận cao hơn
Điều trị viêm cầu thận như thế nào?
Điều trị viêm cầu thận sẽ dựa vào nguyên tắc kiểm soát nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Với những trường hợp viêm cầu thận được phát hiện sớm, mức độ bệnh nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn một số biện pháp điều trị phục hồi không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng hơn, có thể sẽ áp dụng điều trị theo chỉ định. Một số phương pháp để điều trị viêm cầu thận hiện nay như sau:
Dùng thuốc điều trị kiểm soát nguyên nhân
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc điều trị phù hợp. Những loại thuốc này có mục tiêu chính là giúp người bệnh có thể kiểm soát được nguyên nhân gây viêm cầu thận. Một số loại thuốc ví dụ như:
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng cho người bị viêm cầu thận do các vấn đề liên quan đến miễn dịch. Một số thuốc được sử dụng như Steroid, Cyclophosphamide, rituximab, mycophenolate mofetil, …
- Thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu: Ví dụ như thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB),...
- Thuốc điều trị mức cholesterol cao: Ví dụ như Statin.
- Thuốc kháng sinh.
Các biện pháp điều trị khi viêm cầu thận mãn tính
Khi viêm cầu thận chuyển sang các giai đoạn mãn tính, bao gồm cả các bệnh thận mạn tính khác, người bệnh có thể phải sử dụng một số phương pháp điều trị như sau:
- Chạy thận - lọc máu: Phương pháp này sẽ đảm nhiệm hỗ trợ một phần chức năng của thận, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Phẫu thuật cấy ghép thận: Khi thận bị mất hoàn toàn chức năng, người bệnh có thể cần thực hiện cấy ghép thận.
>>>XEM THÊM: Khi nào bạn cần chạy thận? Chi phí chạy thận hết bao nhiêu?
Phương pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm cầu thận
Ngoài các phương pháp điều trị chính ở trên, người bệnh cần thực hiện thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đi kèm. Những phương pháp này sẽ giúp cho viêm cầu thận được điều trị hiệu quả hơn, phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Các phương pháp bao gồm thay đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống và sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ. Cụ thể như sau:
Kiểm soát chế độ sinh hoạt, ăn uống
Về chế độ sinh hoạt và ăn uống, người bệnh sẽ cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Chế độ ăn uống: Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muốn, nhiều kali, protein,... để giảm sự tích tụ của chất thải trong thận. Người bệnh nên bổ sung lượng calo vừa đủ không nên ăn quá nhiều, cung cấp thêm các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin cho cơ thể.
- Chế độ sinh hoạt: Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, kiểm soát và theo dõi đường huyết thường xuyên, bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp,...
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Có nhiều loại thảo dược rất tốt cho thận, giúp tăng cường chức năng, làm giảm tổn thương, điển hình như cây dành dành. Theo đông y, dành dành thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, đẩy mạnh lưu thông máu tăng cường chức năng thận, hạn chế bệnh ở thận tiến triển sang những giai đoạn sau, làm giảm nhu cầu chạy thận.Theo nghiên cứu mới vào năm 2017 tại Trung Quốc, thành phần dịch chiết từ quả và thân cây dành dành có tác dụng làm chậm quá trình dịch chuyển biểu mô và trung mô, giúp giảm xơ hóa thận tiến triển.
>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?
Trên thực tế, có thể dùng dành dành sắc chung với một số dược liệu khác như: Đan sâm, râu mèo, linh chi đỏ, mã để,... để tăng hiệu quả cải thiện viêm cầu thận. Theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam khảo sát trong năm 2021, có 92,9% người hài lòng hoặc rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm có thành phần chính là dành dành kết hợp với một số thảo dược kể trên.
Dành dành giúp cải thiện bệnh ở thận hiệu quả, được nhiều người áp dụng
Viêm cầu thận sẽ ít nguy hiểm hơn nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ngoài ra, để giảm thiểu tối đa nguy hiểm của bệnh viêm cầu thận, người bệnh cần lưu ý kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và áp dụng các phương pháp bổ trợ xung quanh.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm cầu thận. Nếu bạn còn bất kỳ thông tin thắc mắc nào liên quan đến viêm cầu thận hoặc các bệnh thận khác, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16167-glomerulonephritis-gn
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
- https://www.healthline.com/health/glomerulonephritis#treatments
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560644/
- https://www.nhs.uk/conditions/glomerulonephritis/treatment/
- https://emedicine.medscape.com/article/239278-overview
Bình luận