Bệnh suy thận có chữa được không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Theo con số thống kê ngành y học hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ người bị suy thận đang ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, suy thận sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh suy thận là gì?

Cấu tạo cơ thể con người bình thường đều có 2 quả thận, chúng đóng vai trò như bộ lọc, giữ máu “sạch” ở lại và đưa các chất độc hại ra ngoài, theo đường nước tiểu. Vậy bệnh suy thận là gì?

Suy thận dễ gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc

Suy thận dễ gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc

Suy thận là khi thận không còn khả năng bài tiết toàn bộ các chất cặn bã, dẫn tới sự tồn đọng những chất độc hại trong cơ thể. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Suy thận có mấy giai đoạn?

Quá trình suy thận được chia thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thận bị tổn thương, mức lọc cầu thận bình thường (≥ 90 ml/phút).

Giai đoạn 2: Thận bị tổn thương nhẹ, mức lọc cầu thận giảm (60 – 89 ml/phút).

Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm vừa (30 – 59 ml/phút).

Giai đoạn 4: Thận tổn thương nặng, mức lọc cầu thận giảm nặng (15 – 29 ml/phút).

Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận đã giảm xuống dưới 15 ml/phút.

Cách nhận biết dấu hiệu suy thận

Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng suy thận nhưng không có triệu chứng rõ ràng, dẫn tới khi phát hiện bệnh quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Đó là lý do mỗi người đều phải luôn quan sát các chuyển biến diễn ra trong cơ thể mình để phát hiện dấu hiệu suy thận càng sớm, càng tốt. Một số biểu hiện suy thận dễ nhận biết nhất đó là:

Sự thay đổi màu sắc nước tiểu cảnh báo dấu hiệu suy thận

Sự thay đổi màu sắc nước tiểu cảnh báo dấu hiệu suy thận

- Thay đổi tình trạng nước tiểu (Ra máu, đổi màu, giảm lượng, có mủ).

- Ngứa khắp người do chất độc tích tụ trong máu quá nhiều.

- Hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung, mệt mỏi do thiếu máu lên não.

- Tê chân tay, phù bàn chân, bắp chân, ngón chân, phù mặt,…

- Thở nông, khó thở do thiếu oxy.

- Đau cạnh sườn, dọc từ lưng xuống hông.

- Ớn lạnh dù đang ở trong phòng ấm do thiếu máu.

>>> Xem thêm: Bệnh suy thận và nguy cơ thiếu máu

Bệnh suy thận có chữa được không?

Suy thận là bệnh diễn ra âm thầm và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Vậy suy thận có chữa được không? Nếu bệnh được phát hiện sớm và vẫn đang trong giai đoạn nhẹ thì việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp bạn cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, khi mức độ suy thận đã nặng, người mắc cần phải tiến hành lọc máu và chạy thận để duy trì sự sống.

Suy thận có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm

Suy thận có thể chữa khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm

Nhiều người thắc mắc rằng, không biết khi bị bệnh suy thận sống được bao lâu? Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ sống sót của người bị suy thận khác nhau trong từng trường hợp cụ thể do bản chất khó lường của bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội điều trị thành công và hồi phục của bệnh nhân suy thận là: Loại suy thận, giai đoạn phát triển của suy thận, sức khỏe tổng thể và đáp ứng với điều trị.

>>>XEM THÊM: Ung thư thận nguy hiểm như thế nào? Điều trị và tầm soát ung thư

Cách điều trị bệnh suy thận hiện nay

Để chữa suy thận hiệu quả, bạn cần phải phát hiện ra bệnh từ sớm và lựa chọn cho mình phương pháp điều trị cụ thể, đúng đắn ngay từ ban đầu. Chạy thận hoặc ghép thận là 2 phương pháp cứu vãn trong trường hợp mắc bệnh suy thận mạn tính. Nếu sức khỏe thận chưa yếu đi thì bạn hoàn toàn có thể chữa trị bằng thuốc, kết hợp chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt. Cụ thể, bạn nên:

– Bổ sung magie giúp chức năng thận ổn định bằng cách ăn rau xanh, tăng cường sử dụng các loại hạt và cốc.

– Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên để ngăn cản tình trạng tăng huyết áp, tăng mỡ máu, mệt mỏi kéo dài và giúp giấc ngủ ngon, sâu hơn.

– Ăn những thức ăn ít muối, ít béo.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu.

Uống đủ nước giúp cải thiện suy thận

Uống đủ nước giúp cải thiện suy thận

– Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải chất độc hại.

Sử dụng thuốc tây sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng, chấm dứt cơn đau trong thời gian ngắn, nhưng chỉ làm giảm đau tức thời mà không thể trị triệt để. Bệnh có thể tái phát dễ dàng trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thuốc tây dễ gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.

>>> Xem thêm: Tỷ lệ người mắc suy thận mạn đang ngày càng gia tăng

Giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận hiệu quả

Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng nguyên liệu chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên, an toàn và không gây hại đến sức khỏe để hỗ trợ điều trị suy thận. Việc lựa chọn một bài thuốc Đông y chữa suy thận uy tín, chất lượng, được nhiều người tin dùng, đem lại  hiệu quả tốt là điều quan trọng. Theo Đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa nhọt độc, đầu đinh, giúp làm lành vết thương và chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, tăng cường lưu thông máu.

Cây dành dành được sử dụng để chữa suy thận

Cây dành dành được sử dụng để chữa suy thận

Để nâng cao tác dụng của dành dành cũng như đem lại hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị suy thận, các nhà khoa học đã lấy vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Mã đề, hoàng kỳ, đan sâm, bạch phục linh, linh chi đỏ,… đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là cây dành dành, có tác dụng phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Bài viết đã giải đáp cho bạn thắc mắc về vấn đề suy thận có chữa được không và cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là cây dành dành mỗi ngày để thận luôn khỏe mạnh nhé!

Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận