Suy thận xảy ra khi cấu trúc, chức năng thận bị tổn thương. Tình trạng này có thể diễn ra nhanh chóng, dồn dập hoặc từ từ, âm thầm theo thời gian. Vậy dấu hiệu nhận biết suy thận là gì? Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy đọc ngay để hiểu hơn về bệnh suy thận nhé!

Bệnh suy thận là gì? Phân độ suy thận

Suy thận xảy ra khi chức năng lọc và loại bỏ chất thải từ máu bị suy giảm hoặc mất khả năng hoàn toàn. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai thận cùng một lúc. Lúc này, 85 - 90 % (thậm chí nhiều hơn) chức năng thận bị mất đi và không đáp ứng được mức hoạt động bình thường cho cơ thể.

Suy thận đang trở thành vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến trên toàn cầu. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận, hàng năm có thêm khoảng 8.000 ca mới. Hãy theo dõi ngay những thông tin quan trọng dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này, từ đó tìm cho mình hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhé!

suy-than-xay-ra-khi-cac-chuc-nang-von-co-cua-than-bi-suy-giam.webp

Suy thận xảy ra khi các chức năng vốn có của thận bị suy giảm

Suy thận được phân chia thành 2 loại chính, bao gồm:

  • Suy thận cấp tính: Diễn ra khi thận bị giảm chức năng đột ngột và mất khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Suy thận mãn tính: Xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng, ngừng hoạt động trong thời gian dài (thường trên 3 tháng). 

Trong đó, để phân loại suy thận mạn, người ta có thể dựa vào chỉ số creatinin máu, cụ thể như sau:

  • Suy thận độ I: Creatinin máu < 130 (Micromol/ml).
  • Bệnh giai đoạn II: Creatinin máu từ 130 - 299 (Micromol/ml).
  • Suy thận độ IIIa: Creatinin máu từ 300 - 499 (Micromol/ml).
  • Bệnh giai đoạn IIIb: Creatinin máu từ 500 - 900 (Micromol/ml).
  • Suy thận độ IV: Creatinin máu > 900 (Micromol/ml).

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu là cách giúp bạn phát hiện tình trạng này kịp thời, từ đó điều trị hiệu quả hơn.

Nhận biết triệu chứng suy thận nhẹ, suy thận nặng

Người bị suy thận giai đoạn đầu (bệnh nhẹ) thường ít khi cảm thấy các triệu chứng bất thường, đôi khi cũng có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu nhẹ nhưng kém rõ nét.

Trong khi đó, người đã bị nặng có thể gặp phải các biểu hiện suy thận sau đây: Thường xuyên cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, hay mệt mỏi, da xanh xao, ớn lạnh, phù nề, bị rối loạn giấc ngủ, thay đổi liên quan đến đi tiểu, ngứa dai dẳng, hơi thở có mùi khó chịu, đau hông - lưng, phù, sụt cân, suy giảm chức năng sinh dục,...

Phân biệt dấu hiệu suy thận cấp và mạn tính

Suy thận cấp tính diễn ra nhanh (vài giờ đến vài ngày) nên rất nguy hiểm. Các triệu chứng có xu hướng “ồ ạt” hơn nhiều so với suy thận mạn tính. Suy thận cấp tính có thể kèm theo những dấu hiệu như đau bụng, đau lưng, tiêu chảy, sốt, phát ban, nôn mửa, chảy máu cao.

Trong khi đó, dạng bệnh mạn tính diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm, khó phát hiện ở giai đoạn đầu.

roi-loan-giac-ngu-la-dau-hieu-cua-suy-than.webp

Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu của suy thận 

Nguyên nhân của bệnh suy thận 

Các nguyên nhân gây suy thận phổ biến là: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, tắc nghẽn đường tiết niệu,... Dựa vào nguyên nhân thì phân loại suy thận vào 2 nhóm: 

Suy thận mạn tính: Nguyên nhân do các bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao, thận đa nang, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, viêm thận kẽ, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, bệnh thận IgA,...).

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân do không đủ máu đến thận, có thể do chấn thương, mất nước quá mức, nhiễm trùng huyết hoặc sử dụng một số loại thuốc (NSAID, lithium). Sản giật và tiền sản giật cũng là nguyên nhân thường gặp gây suy thận cấp.

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý rằng, suy thận cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến sang suy thận mạn. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị suy thận hơn. Cụ thể là: 

  • Bệnh lý đái tháo đường.
  • Huyết áp cao
  • Có bệnh ở thận – tiết niệu (viêm cầu thận, thận đa nang, sỏi thận, đã cắt bỏ thận, nhiễm khuẩn,...).
  • Bệnh hệ thống: Lupus ban đỏ, viêm đa động mạch,...
  • Mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn.
  • Người có nồng độ cholesterol trong máu cao,...

Phương pháp chẩn đoán suy thận

Các xét nghiệm như dưới đây thường được dùng để chẩn đoán bệnh suy thận.

  • Xét nghiệm máu: Để đo lường nồng độ creatinin trong máu, từ đó chẩn đoán được tình trạng bệnh là cấp hay mạn tính. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá tình trạng của bệnh nhân và khả năng đáp ứng điều trị. 
  • Sinh thiết thận: Giúp xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
  • Xét nghiệm khác: Xét nghiệm ure máu, xét nghiệm đo kali huyết, ước tính mức độ lọc cầu thận (tức chỉ số GFR), kiểm tra huyết áp, xét nghiệm kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu.

sieu-am-la-phuong-phap-chan-doan-suy-than-pho-bien.webp

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán suy thận phổ biến

Các phương pháp điều trị bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng rất nguy hiểm. Bệnh ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể. Các biến chứng tiềm ẩn của bệnh bao gồm: Gây giữ nước, huyết áp cao hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi), gia tăng nồng độ kali trong máu (tăng kali huyết), có thể làm giảm khả năng hoạt động của tim, nguy hiểm nhất là đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy, cần điều trị kịp thời khi bị suy thận. Các phương pháp điều trị suy thận sẽ dựa trên từng mục tiêu, nguyên nhân. Từ đó sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể các phương pháp điều trị suy thận như sau.

Mục tiêu, chiến lược điều trị suy thận

Mục tiêu trong điều trị chung trong suy thận bao gồm chú trọng giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh suy thận và điều chỉnh lại rối loạn tuần hoàn. Tùy từng giai đoạn bệnh mà chiến lược điều trị suy thận sẽ khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây bệnh thận, làm chậm tiến triển bệnh thận, điều trị yếu tố nguy cơ trên tim mạch.

  • Giai đoạn 2: Ước đoán tốc độ tiến triển của bệnh thận.

  • Giai đoạn 3: Đánh giá và điều trị biến chứng suy thận mạn.

  • Giai đoạn 4: Chuẩn bị điều trị thay thế cho thận.

  • Đối với điều trị suy thận giai đoạn 5 có 3 hình thức chính là: Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm tách máu, thẩm phân phúc mạc, ghép thận.

Điều trị suy thận bằng Tây y

Điều trị bằng phương pháp Tây y bao gồm điều trị bằng thuốc, chạy thận (lọc máu), ghép thận. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc: Người bị bệnh suy thận thường cần dùng một số loại tân dược như thuốc kiểm soát huyết áp (Thường dùng nhóm ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II), Thuốc hạ đường máu (chú ý dùng nhóm thuốc không làm giảm chức năng thận), thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị thiếu máu (thường là erythropoietin), thuốc giúp cho xương khỏe. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia để tránh những tai biến khó lường.

Chạy thận (lọc máu): Khi suy thận chuyển sang mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần lọc máu để thay thế cho chức năng của thận. Phương pháp này giúp cơ thể lọc máu (làm công việc mà thận không thể thực hiện được nữa). Lọc máu thường được tiến hành tại bệnh viện hoặc phòng khám, tần suất 2 - 4 lần/tuần. Thường thì bệnh nhân bị suy thận độ 4 và 5 (đôi khi cả độ 3b) bắt buộc phải tiến hành lọc máu để duy trì sự sống. Quá trình lọc máu rất tốn kém thời gian và tiền bạc, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng như nhiễm nấm và vi khuẩn. 

Ghép thận: Đây cũng là một giải pháp cho người bị suy thận giai đoạn cuối. Các bác sĩ sẽ đặt một quả thận phù hợp thể thay thế, đảm nhận công việc của cơ quan này đã bị tổn thương. Tuy nhiên, nguồn thận hiến tặng khá khan hiếm và chi phí đòi hỏi để thực hiện cũng rất lớn.

loc-mau-la-mot-trong-cac-phuong-phap-dieu-tri-suy-than-kha-ton-kem.webp

Lọc máu là một trong các phương pháp điều trị suy thận khá tốn kém

Điều trị bằng các loại thảo dược

Bạn có thể dùng một số loại thảo dược dưới đây để cải thiện suy thận:

  • Bài thuốc với cây xạ đen và kim ngân hoa (tỷ lệ 5:3). 
  • Bài thuốc với thục địa, ngưu tất, thỏ ty tử, lộc giác giao, hoài sơn, câu kỷ tử, sơn thù.
  • Dành dành: Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn. Loại thảo dược này thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, giúp điều hòa huyết áp, đẩy mạnh lưu thông máu tăng cường chức năng thận, hạn chế bệnh ở thận tiến triển sang những giai đoạn sau, làm giảm nhu cầu chạy thận. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, thành phần dịch chiết dành dành có tác dụng giảm tổn thương mô kẽ thận, giúp làm chậm quá trình xơ hóa thận hiệu quả.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì với suy thận?

Bạn có thể sử dụng sản phẩm chứa thành phần dành dành, hoàng kỳ, mã đề, râu mèo,... để cải thiện suy thận. Sản phẩm thảo dược chứa các thành phần trên đã được 92,9% người dùng hài lòng khi sử dụng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý về thận, điển hình là suy thận (theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam 2021).

Ngoài ra, nếu muốn thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là cao dành dành.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người suy thận

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân suy thận nên ăn và không nên ăn để góp phần cải thiện sức khỏe.

Các loại thực phẩm nên bổ sung

  • Những tinh bột ít chứa đạm: Khoai lang, khoai sọ, bột sắn dây, gạo xay, miến dong,... đều phù hợp cho người bị suy thận và bệnh thận khác.
  • Bổ sung đa dạng các loại rau xanh, củ, quả có lượng đường thấp như cam, bưởi, quýt, táo, lê, dâu tây,...

Các loại thực phẩm nên kiêng

  • Cần hạn chế các loại thực phẩm nhiều natri như: Thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, đồ hộp, cá khô, thịt nguội, xúc xích... 
  • Thực phẩm giàu kali: Các loại đậu, rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau dền,...), trái cây tươi và khô. 
  • Đồ chứa nhiều chất béo gây hại: Nội tạng động vật, bơ, phomai,...
  • Thực phẩm giàu phốt - pho: Thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm khô, đậu nành, hạt sen khô,... làm chức năng thận càng suy giảm nhanh hơn.

nguoi-bi-suy-than-nen-tranh-an-thuc-pham-chua-nhieu-phot-pho.webp

Người bị suy thận nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều phốt - pho

>>>XEM THÊM: Người bị suy thận nên ăn gì và kiêng gì?

Cách phòng ngừa suy thận hiệu quả

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, hãy lưu ý tìm hiểu cách phòng ngừa tình trạng suy thận ngay từ đầu. Dưới đây là lời khuyên cho bạn:

  • Kiểm soát tốt đường huyết: Đái tháo đường là nguyên nhân gây suy thận hàng đầu. Vì thế, bạn nên chú ý kiểm soát tốt đường huyết để phòng bệnh.
  • Kiểm soát chỉ số huyết áp: Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy thận. Do đó, bạn nên kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của mình.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì và suy thận có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, để phòng suy thận, bạn nên thường xuyên để ý đến cân nặng của mình.
  • Hạn chế dùng muối: Hấp thụ quá nhiều muối dễ khiến nước bị tích tụ trong cơ thể, từ đó gây cao huyết áp và tăng nguy cơ phát sinh vấn đề ở thận.
  • Hạn chế đồ uống chứa cồn: Thức uống chứa cồn có nguy cơ gây tổn hại thận. Vì vậy, hạn chế chúng cũng là cách phòng ngừa suy thận hiệu quả.
  • Tránh sử dụng thuốc lá, cà phê, chè đặc. Vì chúng thường làm huyết áp của bạn tăng cao, gián tiếp gây hại thận. 
  • Tránh lạm dụng các thuốc không kê đơn: Một số thuốc, ví dụ kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs), dễ làm giảm lưu lượng máu đến thận, thúc đẩy suy thận.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Huyết áp cao lại dễ gây tổn thương thận, từ đó khiến chức năng tại đây suy giảm.
  • Tập thể dục điều độ: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu đến thận. Tuy vậy, nên lưu ý không lạm dụng việc tập dục vì có thể gây phản tác dụng.

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về bệnh lý suy thận. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này và có cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về suy thận và những vấn đề liên quan, hãy để lại số điện thoại hoặc câu hỏi phía dưới bài viết để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ dược sĩ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17689-kidney-failure
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28810600/
  3. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-kidney-disease/diagnosis-treatment/drc-20354527
  4. https://www.kidney.org/atoz/content/about-chronic-kidney-disease

Bình luận